- Đang online: 3
- Hôm qua: 665
- Tuần nay: 12020
- Tổng truy cập: 3,377,709
MỘT CON NGƯỜI MỚI NHƯNG MANG NẶNG TƯ DUY CŨ
- 330 lượt xem
MỘT CON NGƯỜI MỚI NHƯNG MANG NẶNG TƯ DUY CŨ
__________________
( Hoàng Minh Côi – xã Hiệp An, Kinh Môn, Hải Dương)
Tôi không biết Minh Văn là ai, tuổi có nhiều hơn tôi hay không nhưng tôi chắc chắn rằng: Minh Văn là một con người mới nhưng mang nặng tư duy cũ, thậm chí quá cũ!
Minh chứng cho suy nghĩ nêu trên của tôi là:
Một là: Việc triều đại này thay thế triều đại kia là một tất yếu khách quan. Đó là quy luật tất yếu của xã hội. Điều này được chứng minh bởi việc nhà Lê thay nhà Đinh, nhà Lý thay nhà tiền Lê, nhà Trần thay nhà Lý, nhà Hồ thay nhà Trần, nhà hậu Lê thay nhà Hồ, nhà Mạc thay nhà hậu Lê, …. Và điều đó đúng cho tới tận bây giờ, ngay ở nước ta, ở tỉnh ta, huyện ta và xã ta…. Còn việc thay thế theo phương thức nào thì khỏi bàn: Hòa bình hoặc chiến tranh. Mời Minh Văn liên hệ đến Cách mạng tháng Tám 1945, ở Ly by, Cô xô vô, Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc,…
Hai là: Việc nhận xét, đánh giá, phán xét CÔNG hay TỘI của một triều đại nào đó phải căn cứ vào lợi ích dân tộc mà triều đại đó để lại, đóng góp; chứ không phải căn cứ vào lợi ích của cá biệt của triều đại khác kế tiếp sau. Vậy nên:
+ Nhà Trần với nhiều khuyết điểm trong nội bộ nhưng với 3 lần chiến thắng quân Nguyên – Mông, đem lại toàn vẹn cho đất nước, cho dân tộc. Vậy CÔNG hay TỘI?
+ Nhà Mạc với “tội” do nhà Lê định đoạn “thoán đoạt ngôi vua” nhưng đã chấm dứt cảnh tương tàn, chém giết ngay trong nội thất Hoàng cung nhà Lê, tạo điều kiện cho các chúa Nguyễn mở rộng biên giới về phía Nam. Đâu là CÔNG, đâu là TỘI?
+ Nhà Nguyễn với việc “cõng rắn cắn gà nhà” nhưng đã làm nên tên nước Việt Nam trên bản đồ thế giới như bây giờ, chưa kể các công trình lăng miếu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đó là TỘI ư?
+ Nếu Minh Văn làm một việc gì không có lợi cho tôi, cho người khác, nhưng đem lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam thì tôi bảo là Minh Văn có TỘI, nhưng chắc chắn không ai đồng tình với tôi, và ngược lại. Vậy tội, công của Minh Văn thế nao?
+ vân vân và vân vân.
Ba là: Tiền nhân dặn: “Nói có sách, mách có chứng”. Bây giờ sách nhiều, chứng nhiều, khách quan nhiều. Nếu cứ ở đáy giếng mà kêu “Ô! Tưởng gì, Trời tròn thế!” thì đến lúc trời sập xuống rồi vẫn cứ cười khanh khách! Điều này, Ban biên tập “Dân làm báo” và Minh Văn chắc chắn ngộ hơn tôi.
Thật tội Minh Văn!
Thôi, tôi phải làm việc của tôi.
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.