- Đang online: 2
- Hôm qua: 1220
- Tuần nay: 21989
- Tổng truy cập: 3,371,497
NHIỀU CÔNG TRÌNH MANG TÊN DANH NHÂN MẠC ĐĨNH CHI
- 251 lượt xem
NHIỀU CÔNG TRÌNH MANG TÊN DANH NHÂN MẠC ĐĨNH CHI
Mạc Văn Trang
Nhân dịp Ngày giỗ lần thứ 666 năm của Cụ Tổ Mạc Đĩnh Chi, tôi lên mạng tìm tư liệu, chợt phát hiện danh nhân Mạc Đĩnh Chi được đặt tên cho rất nhiều công trình, nghĩa là Cụ vẫn hiện hữu cùng các thế hệ hôm qua, hôm nay và mai sau. Cần có thời gian để nghiên cứu về vấn đề lý thú này. Tạm thời, lướt qua mạng tìm được một vài thông tin, xin giới thiệu cùng bà con và rất mong bạn đọc xa gần cung cấp cho những thông tin về các công trình mang tên Cụ Mạc Đĩnh Chi và tóm lược lịch sử của những công trình đó.
– Trước hết nói đến đền thờ Mạc Đĩnh Chi, mới thấy ở Long Động Nam Sách, quê hương Cụ, mà ngày 10 tháng 2 âm lịch hằng năm đều tổ chức Lễ hội. (Chắc còn các đền thờ Cụ ở nơi khác nữa nhưng chưa thấy có hình ảnh, giới thiệu trên mạng). Ở Long Động có Đền và Lăng mộ Cụ.
Đền thờ, Lăng mộ và Lễ hội Mạc Đĩnh Chi
– Tượng Mạc Đĩnh Chi được thờ ở nhiều nơi, có tượng truyền thống và tượng hiện đại:
– Các đường phố mang tên cụ MẠC ĐĨNH CHI chắc có ở nhiều thành phố, thị xã. Lướt qua mạng mới thấy một ít đường/phố Mạc Đĩnh Chi:
Đường Mạc Đĩnh Chi ở KIến An Hải Phòng và…?
Hà Nội: Phố Mạc Đĩnh Chi dài 150m đi trong khu vực bán đảo Ngũ Xã ở hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình. Thời Pháp thuộc, phố này cũng mang tên Mạc Đĩnh Chi.
Đà Nẵng: Đường Mạc Đĩnh Chi xuất hiện trên bản đồ Đà Nẵng từ 1958, đến nay không thay đổi.
Huế: Đường Mạc Đỉnh Chi nằm trên địa bàn phường Phú Cát, về phía Đông Kinh thành Huế, khởi đầu từ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đường Nguyễn Du, dài 480m. Đường lưu thông hai chiều. Đường này hình thành từ giữa thế kỷ 19, cùng thời với việc các Hoàng tử con vua Minh Mạng được phong đất về đây lập phủ, năm 1908 sát nhập vào thành phố. Từ năm 1959 trở về trước, là đường Ô Hồ. Sau năm 1960 đặt tên mới là đường Mạc Đỉnh Chi cho đến nay.
Hải Dương: Phố Mạc Đĩnh chi Hải Dương,
Cần Thơ: đường Mạc đĩnh Chi ở Cần Thơ
TP Vũng Tàu có đường Mạc Đĩnh Chi.
Chắc còn nhiều đường/phố Mạc Đĩnh Chi nữa.
– Các trường mang tên cụ Mạc Đĩnh Chi có lẽ rất nhiều, vì Cụ là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, niềm tự hào và mong ước của các thế hệ học trò nước ta xưa nay. Hiện mới biết (qua mạng) một số trường:
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi ở huyện Nam Sách; Hải Dương;
Trường phổ thông Trung học Mạc Đĩnh Chi TP Hồ Chí Minh, tại 58 Kinh Dương Vương, Phường 14, Quận 6 – Hồ Chí Minh;
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi Gia Lại;
Trường THPT dân lập Hà Nội tại địa chỉ Xã Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội;
Trường Trung học phôt thông cơ sở TP Bà Rịa VŨng Tàu;
Trường Tiểu học Mạc Đĩnh Chi quân Ninh Kiều, TP Cần Thơ…
Đặc biệt các trường Mạc Đĩnh Chi đều là trường “điểm”, có nhiều thày cô giáo giỏi và học sinh xuất sắc.
Hầu hết các trường đều có trang Web riêng (nhưng hơi khó vào tìm thông tin, và một số trang Web không thấy tiểu sử và hình ảnh Cụ.
Điều thú vị là có trang Web của “Hội Cựu Học Sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi – Nam Sách, Hải Dương Khu Vực Phía Nam”.
– Lại có Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi: Sài Gòn xưa nổi đình nổi đám nhất trong thế giới của người chết là Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Nghĩa trang rộng khoảng 7,5 hecta và được coi là nơi an nghỉ của giới ‘quý tộc’ Sài Gòn trước khi thành phố đổi tên. Nơi đây nhiều nhân vật nổi tiếng một thời như Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đại tướng Lê Văn Tỵ đã từng yên nghỉ (Nguyen Ngoc Chinh).
Sơ bộ tìm hiểu, giới thiệu vài thông tin ban đầu, gợi ý bà con ta quan tâm đến các thông tin liên quan đến Cụ tổ Mạc Đĩnh Chi để suy ngẫm và thêm tự hào, phát huy truyền thống của tổ tiên.
28/2/2012
MVT
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.