- Đang online: 3
- Hôm qua: 638
- Tuần nay: 15854
- Tổng truy cập: 3,369,237
HOÀNG ĐẾ MẠC MẬU HỢP KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN NGUYỄN THỊ DUỆ
- 302 lượt xem
HOÀNG ĐẾ MẠC MẬU HỢP KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN NGUYỄN THỊ DUỆ
Hoàng Thế Hợi
(CHLB Đức)
Theo sử ký toàn thư thì Hoàng đế Mạc Mậu Hợp sinh năm 1560 và mất năm 1592 . Ngài làm vua lúc 2 tuổi và trị vì nước Đại việt 30 năm. Trong thời vua Mạc Mậu Hợp từ 1562 đến 1592 đời sống kinh tế của người dân Đại việt lúc đó rất khá giả , an ninh trật tự rất tốt . Đó là thời kỳ hưng thịnh của nhà Mạc . Nhà vua cho xây dựng nhiều cầu cống , giao thông đi lại tiện lợi, khuyến khích buôn bán, ủng hộ làm các nghề truyền thống như gốm Chu đậu … Đời sống dân ta lúc đó thực sự ấm no . Đặc biệt cứ 3 năm một lần vua lại cho thi tuyển chon nhân tài các bậc tiến sỹ, trạng nguyên. Ngài rất giỏi về văn chương nên thường trực tiếp làm giám khảo chấm thi các kỳ thi tiến sỹ . Không chỉ vậy ngài còn là vị tướng tài chỉ huy quân đội . Chính ngài đã trực tiếp chỉ huy quân sỹ chiến đấu với quân Trịnh Tùng vào năm 1592. Cuối năm 1592 vua Mạc Mậu Hợp bị quân Trịnh Tùng giết chết. Triều đại Mạc Mậu Hợp chấm dứt từ đây. Sau khi nhà Mạc thua trận ở Thăng long, con cháu vua mạc dời lên Cao bằng tiếp tục xưng vương cai quản một vùng đến hơn 80 năm sau .
Trong suốt quá trình trị vì Đại việt 65 năm từ 1527 đến 1592 ở Thăng Long nhà Mạc đã đem lại cho nhân dân Đại việt một cuộc sống ấm no, một nền an ninh trật tự tốt, đồ gốm được khuyến khích phát triển mạnh đặc biệt là gốm Chu đậu thời đó . Vì thế khi nhà Mạc thất thủ chạy lên Cao bằng, nhiều người dân mến mộ nhà Mạc đã chạy theo lên Cao bằng xây dựng Kinh đô mới.
Cùng đoàn người theo nhà Mạc lên Cao bằng có gia đình bà Nguyễn thị Duệ, tương truyền bà sinh ngày 13-tháng 3 năm 1590 (theo nhà sử học Nguyền thị Chân Quỳnh ) . Bà sinh tại làng Kiệt Đặc huyện Chí Linh , Hải dương . Bà theo gia đình đi Cao bằng , tại đó bà đã cải trang là nam nhi để đi học và đi thi, dỗ tiến sỹ năm 17 tuổi ( 1607 tức năm Đinh mùi ). Thầy dạy của bà cũng đi thi và đỗ thứ nhì.
Vua của Cao bằng lúc đó là Mạc Kính Cung đã mở tiệc chiêu đãi các tân khoa bảng , thấy Nguyễn Thị Duệ đỗ đầu bảng tiến sỹ, có khuôn mặt, dáng người nữ tính nên đã điều tra và biết bà là gái giả trai . Thời phong kiến tội gái giả trai là khi quân phạm thượng, phạm vào trọng tội. Nhưng vì quí tài của bà nên vua đã miễn cho bà tội chết và trưng dụng bà làm quan cai quản dạy dỗ cho các cung phi . Sau đó vua Mạc kính Cung lấy bà làm vợ và dựng làm Phi. Bà ở với Mạc Kính Cung 18 năm trời .
Năm 1625 quân Trịnh Tráng tấn công Cao bằng, bà cùng Mạc Kính Cung chạy vào núi . Nhưng cuối cùng chúng cũng bắt được 2 người đưa về Kinh thành Thang long. Trịnh Tráng sai chém đầu Mạc Kính Cung và lấy Nguyễn Thị Duệ làm vợ. Bà được trưng dụng làm quan trong triều và được làm giám khảo chấm các kỳ thi tiến sỹ. Năm 1631 bà chấm thi ở Thăng long, khóa thi đó có Nguyễn Thọ Xuân đỗ đầu.
Nguyễn Thị Duệ không phải thi ở thời vua Mạc Mậu Hợp ở kinh thành Thăng long, mà bà thi ở Cao bằng dưới thời Mạc Kính Cung (1592 – 1525. Bởi vì khi Mạc Mậu Hợp chết vào năm 1592 thì gia đình bà Duệ mới chạy lên Cao bằng theo nhà Mạc .
Vừa qua trên tạp chí Văn Hiến số 4- 2009 có bài của Tri Tâm viết về „Cuộc tình thầm kín của Nguyễn Thị Duệ„. Tác giả bài viết này đã xuyên tạc, bịa đặt và vu khống rằng bà Duệ thi vào thời Mạc Mậu Hợp 1592 và bị vua Mạc Mậu Hợp giở trò dâm dục với bà. Điều này hoàn toàn phi lý, vì năm 1592 vua Mạc Mậu Hợp chết thì lúc đó bà mới 10 tuổi cùng gia đình chạy lên Cao bằng theo nhà Mạc lúc đó là Mạc Kính Cung .
Đây là một sự vu cáo trắng trợn của tác giả Tri Tâm. Ông ta đã dựng lên những chuyện hoàn toàn vô căn cứ để nói xấu vua Mạc Mậu Hợp, làm ảnh hưởng xấu đến thanh danh nhà Mạc. Sau khi bài của Tri Tâm đăng lên, đã có bài viết phê phán, có thư gửi đến tòa soạn tờ Văn Hiến, nhưng Tri Tâm vẫn phớt lờ!?
Con cháu nhà Mạc khắp nơi trên đất nước Việt nam đều vô cùng bất bình khi đọc bài báo trên. Vu khống , nói sai về người khác là vi phạm pháp luật. Tác giả Tri Tâm đã làm tổn hại đến danh dự và uy tín của một vương triều, một dòng tộc đã được Nhà nước và chính phủ Việt nam công nhận. Phó chủ tịch nước Nguyễn thị Doan và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dâng hương tưởng niệm các vị Hoàng đế của Vương triều Mạc trong đó có Mạc Mậu Hợp.
Tác giả Tri tâm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự vu cáo bỉ ổi này…
Hannover, germany ngày 16/4/2012
Viết bình luận
Tin liên quan
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- TỌA ĐÀM VỀ HAI BIA ĐÁ TÌM THẤY TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, TP. HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.