- Đang online: 4
- Hôm qua: 655
- Tuần nay: 15999
- Tổng truy cập: 3,369,254
PHAN ĐĂNG LƯU NIÊN BIỂU
- 306 lượt xem
PHAN ĐĂNG LƯU NIÊN BIỂU
(Do ông Phan Đăng Tài lập, Phan Đăng Thuận bổ sung)
Thời gian |
Sự kiện |
Ngày 5/5/1902 |
Phan Đăng Lưu sinh ra tại thôn Đông – xã Tràng Thành – huyện Yên Thành – tỉnh Nghệ An, thân phụ là Phan Đăng Dư, thân mẫu là Trần Thị Liễu. |
Năm 1908 |
Ông bắt đầu theo học chữ Hán |
Năm 1918 |
Ông đi thi hương |
Năm 1918 – 1919 |
Ông học ở trường Pháp Việt ở Vinh |
Năm 1919 – 1920 |
Ông học ở trường Quốc học Huế |
Năm1920 – 1923 |
Ông học ở trường Canh nông ở Tuyên Quang |
Năm 1923 – 1925 |
Ông làm việc ở trại thí nghiệm nuôi tằm tại Thanh Ba tỉnh Phú Thọ |
Tháng 6 – 1925 |
Phan Bội Châu bị bắt |
Tháng 9 – 1925 |
Ông đổi về nhà tằm Diễn Châu (Nghệ An) |
Cuối năm 1925 |
Ông đổi về Sở Canh nông Vinh, tham gia Đảng Phục Việt |
Tháng 3 – 1926 |
Ông tham gia tổ chức lễ truy điệu Phan Châu Trinh |
Năm 1927 |
Ông bị đổi vào Quy Nhơn, Phú Phong (Bình Định), Đà Lạt Di Linh. |
Ngày 30/6/1927 |
Ông bị cách chức, về Yên Thành phát triển Đảng Phục Việt trong huyện |
Đầu năm 1928 |
Ông vào Huế làm ở Quan Hải Tùng Thư. |
Ngày 14/7/1928 |
Ông được bầu vào Tổng bộ Tân Việt. |
Tháng 10 – 1928 |
Ông đi Sài Gòn |
Ngày 20/12/1928 |
Ông đến Hồng Kông để đi Quảng Châu. |
Cuối năm 1928 đầu năm 1929 |
Ông học tại Trường quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc)(1) |
Tháng 3 – 1929 |
Ông đi Thượng Hải và Nam Kinh. |
Tháng 4 – 1929 |
Ông trở lại Quảng Đông. |
Tháng 5 – 1929 |
Biến loạn nổ ra ở Quảng Đông. |
Ngày 7/5/1929 |
Ông xuống tàu về nước. |
Ngày 15/5/1929 |
Ông về đến Hải Phòng. |
Tháng 9 – 1929 |
Ông đến Hải Phòng chuẩn bị đi Quảng Châu lần thứ hai thì bị bắt đưa về Vinh. |
Ngày 21/11/1929 |
Tòa Nam án Nghệ An đưa ông ra xét xử. Ông bị kết án 3 năm tù khổ sai đày đi Buôn Ma Thuột(2). |
Năm 1933 |
Ông bị tăng án thêm 5 năm tù nữa. |
Hè năm 1936 |
Ông được thả tự do. |
Tháng 8 – 1936 |
Ông bắt liên lạc với Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và được Trung ương chỉ định vào Ban chấp hành Lâm thời Xứ uỷ Trung Kỳ. |
Tháng 7 – 1937 |
Hội nghị Ban chấp Trung ương họp ở Thượng Hải quyết định thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương) |
Tháng 9 – 1936 |
Diễn ra Phong trào Đông Dương Đại hội |
Tháng 2 – 1937 |
Diễn ra Phong trào đón Gôđa, phái viên của Chính phủ Pháp |
Tháng 3 – 1937 |
Đại hội báo chí Trung Kỳ |
Từ tháng 6 đến tháng 10 – 1937 |
Ông làm việc ở tờ báo Sông Hương tục bản |
Năm 1937 |
Ông chỉ đạo cuộc vận động bầu cử vào Viện dân biểu Trung Kỳ |
Từ tháng 3 đến tháng 10 – 1938 |
Ông viết báo Dân. |
Tháng 9-1938 |
Ông lãnh đạo cuộc đấu tranh trong Viện dân biểu Trung Kỳ. |
Tháng 9 – 1939 |
Ông bí mật vào hoạt động tại Sài Gòn. |
Từ ngày 6 đến ngày 8/11/1939 |
Ông tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ VI tại xã Tân Thới Nhất (Bà Điểm – Gia Định) được bầu vào Thường vụ Trung ương Đảng. |
Từ ngày 21 đến ngày 27/7/1940 |
Ông thay mặt Trung ương tham dự Hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ mở rộng thông qua Đề cương khởi nghĩa Nam Kỳ. |
Từ ngày 21 đến ngày 23/9/1940 |
Ông thay mặt Trung ương dự Hội nghị Xứ uỷ Nam Kỳ. |
Tháng 11 – 1940 |
Ông tham dự và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VII họp ở Đình Bảng – Từ Sơn-Bắc Ninh(3) |
Ngày 20/11/1940 |
Ông lên đường về Sài Gòn. |
Sáng 22/11/1940 |
Ông về đến Sài Gòn. |
Chiều ngày 22/11/1940 |
Ông bị bắt tại Sài Gòn. |
Ngày 3/3/1941 |
Ông bị kết án tử hình. |
Ngày 24/5/1941 |
Kẻ thù đưa ông ra bãi bắn. |
(1) Theo tài liệu của mật thám Pháp, điều này giống lời của ông Trịnh Ngọc Điệp trong bức thư gửi cho ông Phan Đăng Tài ngày 28/3/1988, xem thêm phần phụ lục Luận án tiến sĩ (phó tiến sĩ ngày trước) của Phạm Xanh.
(2) Theo Ngô Nhật Sơn trong “Đồng chí Phan đăng Lưu” thì ông bị kết án bảy năm tù nhưng trong sách có điều chưa rõ: “Năm 1933 anh Đậu Hàm quê ở HàTĩnh hết hạn tù sắp được ra.Anh Lưu viết một bài báo vạch trần tội ác của bọn thống trị ở Buôn Ma Thuột ,nhờ anh Hàm về gửi hộ sang Pháp. Anh Hàm đã cẩn thận giấu bài báo trong dép. Nhưng có một tên phản bội tố giác, địch khám xét bắt được bài báo. Anh Hàm bị giữ lại. Để đồng chí Hàm khỏi bị tra tấn, anh Lưu đã nhận mình là tác giả bức thư và bị địch tăng thêm năm năm tù” (trang 24). Vì thế chúng tôi sử dụng theo số liệu của Nguyễn Thành trong sách: “Phan Đăng Lưu tiểu sử tác phẩm”.
(3) Theo hồi ký của đồng chí Trần Quốc Hương.
Viết bình luận
Tin liên quan
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- TỌA ĐÀM VỀ HAI BIA ĐÁ TÌM THẤY TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, TP. HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.