- Đang online: 3
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 18288
- Tổng truy cập: 3,369,800
Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng 663
- 309 lượt xem
Mactoc.com – Tại hội thảo “nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc”, ngày 21- 9 – 2012, TS Ngưu Quân Khải, chuyên gia nghiên cứu về nhà Mạc, đến từ Đại học Trung Sơn, Quảng Châu Trung Quốc, có gửi đến bản tham luận “Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng” dài 85 trang. Báo cáo này sẽ được in trong tập Kỷ yếu hội thảo toàn văn. Ở đây xin giới thiệu bài tóm tắt, tác giả đã trình bầy trong hội thảo.
Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc
ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng
Tác giả tiếng Trung : Ngưu Quân Khải
(Đại học Trung Sơn, Trung Quốc)
Dịch, chú giải và tóm tắt : Chu Xuân Giao
(Viện Khoa học Xã hội Việt Nam)
(TS Ngưu Quân Khải (phải) và Chu Xuân Giao (trái)
“Trong lịch sử của nước An Nam, triều Mạc bắt đầu từ năm 1527, đến năm 1592 thì triều Lê trung hưng đã đánh dấu sự diệt vong của triều Mạc. Sau khi triều Mạc đổ, thế lực nhà Mạc/họ Mạc vẫn chưa bị diệt hoàn toàn, tôn thất nhà Mạc lại kết tập ở vùng Cao Bằng lập ra chính quyền, kéo mãi đến năm 1677 mới bị Hậu Lê tiến đánh lần cuối cùng. Sau khi chính quyền ở Cao Bằng bị đổ, vẫn còn có hậu duệ và thế lực nhà Mạc không ngừng nổi dậy đấu tranh phục quốc, sức ảnh hưởng được duy trì cho đến nửa sau thế kỉ XVIII. Về chính quyền ở Cao Bằng và hoạt động của thế lực nhà Mạc thời kì hậu Cao Bằng, hiện nay, giới sử học trong nước và nước ngoài vẫn chưa có những nghiên cứu chuyên sâu, bài viết ở đây của chúng tôi sẽ phác họa mang tính bước đầu về giai đoạn lịch sử này” (Ngưu Quân Khải, 2000).
Tóm tắt
Bài viết bằng tiếng Trung của tác giả Ngưu Quân Khả với tiêu đề “安南莫氏高平政权初探” đã in trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á và Nam Á [东南亚南亚研究/Southeast Asian and South Asian Studies] số 3-4 (67) năm 2000, trang 45-51. Tiêu đề bài gốc có thể trực dịch là “Bước đầu nghiên cứu về chính quyền nhà Mạc ở Cao Bằng”, tuy nhiên, xét tổng thể nội dung được trình bày theo trục thời gian và không gian địa lí trong bài, người dịch đã chỉnh lại cho phù hợp thành “Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng”.
Bài viết gồm 4 phần: (1); 1. Quá trình hình thành của chính quyền nhà Mạc ở Cao Bằng; (2). Niên biểu chính quyền nhà Mạc ở Cao Bằng; (3). Chính trị của nhà Mạc ở Cao Bằng; (4). Đấu tranh phục quốc sau khi chính quyền Cao Bằng bị đổ.
Kết luận tổng quan của bài là: “việc thành lập của chính quyền nhà Mạc ở Cao Bằng có cơ sở trong nước, đó chính là bởi sức ảnh hưởng của bản thân vương triều Mạc từng cai trị đất nước trong thời gian dài. Theo dòng chảy của thời gian, sức ảnh hưởng đã tạo được từ khi là vương triều Mạc cũng dần dần giảm đi. Trong lịch sử của chính quyền nhà Mạc tại Cao Bằng, sự giúp đỡ về ngoại giao của các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng là điểm then chốt không thể thiếu, và đó là cơ sở bên ngoài của nó. Sau khi ủng hộ Ngô Tam Quế làm loạn rồi sinh ra mâu thuẫn với nhà Thanh, chính quyền nhà Mạc ở Cao Bằng đã làm mất đi sự giúp đỡ ngoại giao của vương triều Thanh. Cả cơ sở trong nước và cơ sở bên ngoài của chính quyền ấy đều mất đi, để cho chính quyền Hậu Lê thừa cơ tiêu diệt. Sau khi chính quyền nhà Mạc ở Cao Bằng tiêu vong, vẫn còn có hậu duệ nhà Mạc ước vọng kiến thiết lại chính quyền ấy, nhưng “khí vận nhà Mạc đã hết”, cuối cùng không thành được nghiệp lớn để khôi phục được chính quyền”.
Sau bài viết này (năm 2000), tác giả Ngưu Quân Khải đã hoàn thành nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu nữa về nhà Mạc thời kì Cao Bằng và thời kì hậu Cao Bằng. Nhờ phát hiện những sử liệu mới trong thời gian gần đây, một số quan điểm của ông về nhà Mạc ở hai thời kì đó đã có thay đổi lớn. Chẳng hạn, về thế thứ các đời vua thời kì Cao Bằng. Ở bài viết này, Ngưu Quân Khải đưa ra hệ thống: 1. Mạc Kính Cung (niên hiệu Càn Thống) — 2. Mạc Kính Khoan (Long Thái, Thông Quốc công) — 3. Mạc Kính Vũ (Mạc Kính Diệu, Thuận Đức) — 4. Mạc Nguyên Thanh (Mạc Kính Thụy, Vĩnh Xương) – 5. Mạc Kính Quang. Nhưng hiện nay, quan điểm mới là: 1. Mạc Kính Cung — 2. Mạc Kính Khoan — 3. Mạc Kính Hoàn (Mạc Kính Diệu, Thuận Đức) — 4. Mạc Kính Vũ (Mạc Nguyên Thanh, Vĩnh Xương) — 5. Mạc Kính Quang. Tức là vẫn thống nhất là 5 vị vua, nhưng xác định lại tên của vị thứ 3 và thứ 4../.
BTC đón TS Ngưu Quân Khải tại hội thảo (người xách cặp, bên trái)
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.