- Đang online: 3
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 18336
- Tổng truy cập: 3,369,820
Cuộc di dời của cháu con nhà Mạc đến bãi sông Cà Lồ 655
- 478 lượt xem
Cuộc di dời của cháu con nhà Mạc đến bãi sông Cà Lồ
Nguyễn Quý Đôn
(Nhà nghiên cứu Văn hóa, Lịch sử Vĩnh Phúc)
Con cháu nhà Mạc di dời về Vĩnh Phúc có thể có hai thời kỳ chính. Đó là vào năm 1592 khi quân Trịnh chiếm được Thăng Long và tiến đánh ác liệt ở vùng Hải Dương, Bắc Ninh…, con cháu nhà Mạc ly tán bốn phương, chắc hẳn có một bộ phận về ẩn cư tại Vĩnh Phúc. Thời kỳ thứ hai là sau khi thất thủ Cao Bằng, 1677, hậu duệ nhà Mạc lại có một đợt di tản lớn, trong đó hẳn có một bộ phận xuôi theo các dòng sông về ở ẩn tại ven các triền sông của Vĩnh Phúc, trong đó có bãi sông Cà Lồ, xưa kia còn hoang vu.
Một điểm đáng chú ý là thôn Xa Mạc, nay thuộc xóm 2 xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Xét về địa danh thì Xa viết X (車) là xe hoặc kiệu. Còn Mạc(幕) là Màn Trướng. Vậy Xa Mạc có nghĩa là xa giá của nhà vua, mà vua ở đây là vua Mạc. Xa Mạc lại thuộc xã Bồng Mạc. Bồng(蓬) là nơi có cỏ bồng, thứ cỏ làm tên bắn cung được; đồng thời có nghĩa là vùng đất hoang rậm, họ Mạc đến lập ấp, dựng làng phát cỏ, làm ruộng…tại đây. Xét về tâm trạng nhóm nhà Mạc lên Vĩnh Phúc ai nấy đều muốn cầu an, bảo mạng, không để lộ tung tích. Một số tự nguyện thí phát, xuống tóc, làm sư vào tu ở các chùa thuộc huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên. Một số làm thầy đồ dạy học, hoặc thầy lang cắt thuốc. Họ ở thành các phân chi thuộc vùng Xa Mạc, Bồng Mạc, Đạm Xuyên, Phúc Yên, Xuân Đài, Nghinh Tiên, Yên Đồng, Yên Nghiệp, Tiên Lữ, Diệm Xuân, Nội Phật…
Mặc dầu đã thay tên đổi họ, nhưng họ vẫn tìm cách gặp gỡ gắn bó với nhau. Địa chỉ gốc của họ từ Xa Mạc, Bồng Mạc, được qui ước là Xã Liên Mạc để con cháu họ Mạc có chỗ liên hệ với nhau. Nay Liên Mạc đã thành tên xã, khi xưa thuộc, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Ở cánh đồng Chanh thuộc xóm 2 thôn Xa Mạc, xã Bồng Mạc còn ngôi mộ Tổ của người họ Mạc chạy loạn, ngày nay ta gọi là tản cư, hoặc sơ tán. Các hậu duệ cho biết mộ tổ này là của cụ: Trần Quý Công, tự Phúc Tạng, Húy Chính Thịnh – gọi đủ là Trần Đăng Chí Thịnh, quy ngày 20-12 (không rõ năm). Bởi thế con cháu ở các nơi trong tỉnh Vĩnh Phúc, lấy ngày 20-12 làm ngày giỗ tổ và ngày 1-3 âm lịch là ngày tảo mộ để tập họp nhau. .
Theo phả hệ: cụ nội của ông Bào là Nguyễn Đăng Trung, em ông Trung là Nguyễn Đăng Hổ. Ông Trung sinh ra ông Vinh, ông Vinh sinh ra ông Bào. Chi thứ hai thì cụ nội là Nguyễn Đăng Cường. Cụ Cường là anh ông Thịnh. Ông Thịnh sinh ra ông Nguyễn Đăng Bình, ông Bình sinh ra ông Nguyễn Đăng An. Ở Đạm Xuyên còn 4 chi họ Mạc cũ, cải thành họ Nguyễn Đăng, số hộ chiếm tới 2/3 nhân khẩu của làng.
Căn cứ vào ý kiến của ông Bào và ông An, ở Bạch Trữ, huyện Yên Lãng, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây, xưa thuộc Vĩnh Phúc, nay thuộc huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, còn một chi họ Mạc nữa, cải thành họ Đỗ Đăng, có ông Đỗ Đăng Lâm và Đỗ Đăng Hải. Hai ông này còn giữ được phả tộc, ghi được các thế hệ họ Đỗ ở Vĩnh Phúc. Cuốn phả tộc này dày khoảng 100 trang, viết bằng chữ Hán nguyên gốc, không sao chép, cũng không phô tô. Một ngày nào đó, chúng tôi có hân hạnh được mượn về dịch cho tỏ rõ căn nguyên.
Chi họ Mạc khá đông, chạy thêm 10 km nữa, theo triền sông Cà Lồ lên Bình Xuyên, dạt vào Kẻ Noi. Kẻ Noi có nghĩa là “NOI GƯƠNG cha ông”. Sau Kẻ Noi được phiên âm thành Nội Phật. Nay thuộc xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Người họ Mạc cải danh tính, nhằm giấu kín hình tích, đổi sang họ Trần, cải chữ Đăng (登) làm các chữ:
– THÀNH (成) có nghĩa thành công, nên việc, như Trần Thành Thụy, Trần Thành Cúng, Trần Thành Chí, Trần Thành Liêm, Trần Thành Thức, Trần Thành Duy…
– NGỌC(玉) cùng tự dạng với chữ Vương(王) là vua, như Trần Ngọc Đăng, Trần Ngọc Nhã, Trần Ngọc Uyển, Trần Ngọc Ánh, Trần Ngọc Trử, Trần Ngọc Oanh, Trần Ngọc Quynh
– MINH (明) có nghĩa là Minh Quân (明君) là vua sáng, như Trần Minh Triết, Trần Minh Nhiếp, Trần Minh Ngoạn.
– QUỐC(國) có nghĩa là Nước, như Trần Quốc Chính, Trần Quốc Chanh, Trần Quốc Lương, Trần Quốc Phương, Trần Quốc Sơn…
– VĂN (文), có nghĩa là hiểu biết, như Trần Văn Quế, Trần Văn Hòe, Trần Văn Nhâm, Trần Văn Thụ, Trần Văn Quán…
Một điều lạ, tuy danh tính các chi khác nhau, nhưng khi nhận ra cùng gốc họ Mạc, những người này ôm chầm lấy nhau, mừng mừng tủi tủi, hàn huyên không dứt. Họ đạp xe hàng chục cây số, từ sáng đến trưa, không quản mệt nhọc, về tới Xa Mạc, chỉ cốt thắp được nén hương trên nhà thờ và trên mộ Tổ là đã thỏa lòng rồi.
(Mạc Văn Trang trích lược)
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.