- Đang online: 2
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 18241
- Tổng truy cập: 3,369,783
Cụ thủy tổ họ Hoàng gốc Mạc ở xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc 624
- 737 lượt xem
Cụ thủy tổ họ Hoàng gốc Mạc ở xã Đạo Đức,
huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
Tộc trưởng Hoàng Minh Chữ (kể)
Hoàng Hồng Lĩnh (ghi)
Theo lời thuật của các bậc cao niên và những ghi chép còn lại đến nay, họ Hoàng gốc Mạc ở Đạo Đức, Bình Xuyên thuộc dòng Lưỡng Quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, phái hệ Phó Quốc Vương Mạc Đăng Lượng là cháu đời thứ 11 Mạc Đĩnh Chi.
Phó Quốc Vương Mạc Đăng Lượng là bậc chú của Thái Tổ Mạc Đăng Dung, con trưởng của cụ Mạc Đăng Trắc và bà Đậu Thi Minh. Khi dòng họ Mạc có biến, Mạc Đăng Lượng đổi tên thành Hoàng Đăng Quang và Lê Đăng Hiền. Qua tộc phả họ Hoàng Trần và Lê Đăng thì ông sinh được 8 người con trai.
Con thứ của Phó Quốc Vương Mạc Đăng Lượng là cụ Hoàng Đăng Đạo, tự là Nhã Đạo, được coi là Thủy tổ họ Hoàng Trần, Hoàng Văn, Hoàng Bá, lập từ đường ở Lương Sơn (xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An). Ông được coi là Thái thủy tổ dòng họ Hoàng ở Yên Lỗ tức vùng Đạo Đức (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) hiện nay.
Thủy tổ của dọng họ là cụ Hoàng (Viết) Uyển là con thứ 4 cụ Hoàng Ngật với bà Lê Thị Khẩn, đời thứ 5 của cụ Hoàng Đăng Đạo (cụ Hoàng Đăng Đạo sinh ra cụ Hoàng Án, cụ Hoàng Án sinh ra cụ Hoàng Mạo, cụ Hoàng Mạo sinh ra cụ Hoàng Ngật, cụ Hoàng Ngật sinh ra cụ Hoàng (Viết) Uyển). Cụ tổ của dòng họ là cụ Hoàng Văn Tuấn con trai cụ Hoàng Viết Uyển.
Cụ Hoàng Viết Uyển (Hoàng Văn Uyển) Tự Phúc Tôn, là con thứ 4 của cụ Hoàng Ngật và cụ bà Lê Thị Khẩn, tức là đời thứ 5 thủy tổ Hoàng Đăng Đạo, sinh quán tại thôn Lương Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, vợ là bà Phạm Thị Lan. Năm 1673 (Quý Sửu) Đời Lê Gia Tông, cụ Hoàng Văn Uyển thi đỗ, lúc đó cụ mới 23 tuổi. Dưới triều Lê Gia Tông cụ làm quan tri huyện tỉnh Nghệ Tĩnh. Cụ làm quan liêm khiết, thương dân. Năm Canh Ngọ 1690 đất nước có loạn, con cháu họ Mạc vẫn bị thế lực triều Lê truy quét, thực hiện nhổ cỏ nhổ tận gốc. Để tránh sự đổ máu cụ ông, cụ bà dời khỏi quê hương nơi sinh quán về ẩn tại xóm Mái, Làng Ngoài, xã Yên Lỗ, huyện Bình Tuyền, trấn Thái Nguyên sau là tỉnh Thái Nguyên, nay là thôn Thượng Đức, làng Yên Lỗ, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Khi đó cụ ông 40 tuổi, cụ bà 33 tuổi. Bắt đầu lập chi họ Hoàng ở Yên Lỗ cho đến nay đã được 12 đời, tổng cộng hơn 300 năm.
Cụ về Yên Lỗ hành nghề đông y, làm thầy thuốc khám chữa bệnh đồng thời cũng là thầy cúng, thầy đồ dạy học chữ Nho. Cụ bà bán hàng xén trồng dâu nuôi tằm dệt lụa làm nông nghiệp. Để tránh sự soi mói của vua Lê chúa Trịnh, hàng ngày cụ ra chùa Ba Giáp làng ngoài ngày nay là chùa Thượng Đức làm thầy cúng thắp hương thỉnh chuông gõ mõ cúng phật cầu trời cho thiên hạ thái bình, dân làng bình yên, con cháu khỏe mạnh, học hành công tác tiến bộ, tối về mở lớp tại gia dạy chữ Nho. Cụ rất giỏi về Đông Y, bất kể người giàu sang hay túng thiếu khi có bệnh đến với cụ đều được niềm nở đón tiếp, bắt mạch, khám bệnh, bốc thuốc, cụ chỉ thu tiền thuốc cái(vì thuốc cái phải nhập từ Bắc Kinh – Trung Quốc) còn thuốc Nam họ không lấy tiền, người nghèo khó cụ miễn phí. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đến với cụ đều được chữa khỏi như: đau khớp, thoái hóa cột sống, vàng mắt, vàng da, sơ gan cổ trướng, bệnh xuyễn, tim mạch, vô sinh. Lúc nào cụ cũng giữ lấy chữ tín thực hiện: “ Thầy thuốc như mẹ hiền”. Được nhiều người khỏi bệnh, tiếng lành đồn gần xa bệnh nhân đến ngày càng đông, nhân dân vẫn thường suy tôn cụ là “ Thần Y”. Có nhiều đêm cụ thức thâu đêm để bốc thuốc và đem các cuốn sách y học cổ truyền của Trung Quốc ra nghiên cứu để thực dụng – Tiền thuốc thì ít nhưng bổng lộc thì nhiều. Cụ có tâm đối với nhà Phật, cụ đã bỏ tiền ra công đức và vận động nhân dân đóng góp đúc chuông có đường kính 0,5m, cao 1,1m, có vú bằng đồng đen, quai 2 giồng chầu. Cụ công đức tiền nâng cấp chùa, miếu Thượng, đình Cả.
Cụ bà Phạm Thị Lan ở nhà cơm nước, bào chế bốc thuốc giúp cụ ông trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa và cùng nhân dân trong xóm khai hoang phá dậu mở rộng diện tích canh tác nhờ đó mà kinh tế trở nên giàu có.
Hai ông bà sinh được 2 con trai:
– Hoàng Văn Tâm sinh năm 1701 (Năm Tân Tỵ) được 6 tháng tuổi thì mất.
– Hoàng Văn Tuấn sinh năm 1702 (Năm Nhâm Ngọ)
Cụ ông mất ngày 23 tháng 12 năm 1728 (Mậu Thân) thọ 78 tuổi. Cụ bà mất ngày 16 tháng 05 năm 1738 (Mậu Ngọ) thọ 85 tuổi. Mộ 2 cụ đều được an táng tại Tam Giáp Tổ năm 1742 (Nhâm Tuất) thuộc cánh đồng Bờ Vòng – Tai Châu – Đầm Muội, đền đời thứ 5 thì chuyển về gò chùa Thượng Đức. Ngôi mộ hiện đang nằm trong khu vực thường trực UBND xã Đạo Đức (mất nấm năm 1945).
Tính đến nay đã 12 đời hiện đã phát triển thành 6 chi gồm có: Kiền Sơn 2, Thượng Đức 2, Hưởng Lộc 2. Tổng số hộ: 123 hộ/729 khẩu. Hiện còn mộ tổ và nhà thờ tổ đều ở Thượng Đức. Trong nhà thờ tổ còn đôi câu đối:
Phát Tích Đô Lương Phụng Thượng Tổ
Tượng Thờ Yên Lỗ Dẫn Văn Nhưng.
***
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.