- Đang online: 1
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 18757
- Tổng truy cập: 3,369,962
MỸ THUẬT THỜI MẠC (1527 – 1592) 619
- 3817 lượt xem
MỸ THUẬT THỜI MẠC (1527 – 1592)
Lê Thị Thanh Thủy
- TÌNH HÌNH XÃ HỘI
Thế kỷ15 là thời thịnh trị của triều đại Lê Sơ, nhưng sau khiLê Thánh Tông mất (1497), sự thịnh vượng của triều đạikhông còn nữa, bóng vang của một thời “văn trị võ công”phai nhạt dần.
1527 Mạc Đăng Dung,một tướng võ tài giỏi cháu bảy đời của danh nhân Mạc Đĩnh Chi thời Trần, đã chấm dứt triều Lê Sơ không mấy khó khăn và lên ngôi vua, chính thức lập ra triềuMạc trên đất nước Đại Việt.
Thăng Long hơn nửa thế kỷ (1527-1592) sống trong sự kiểm soát của nhà Mạc là một đô thị đang trên đà phát triển kể cả về kinh tế, kể cả về văn hóa. Với một chính sách khá cởi mở đối với thương nghiệp, nhà Mạc không đến nỗi “ức thương” như nhà Lê trước đó, nên đời sống Thăng Long thời kỳ này ổn định hơn, người dân kinh thành sống dễ chịu hơn.
Về tư tưởng , nhìn chung nhà Mạc vẫn chủ trương sử dụng những giáo lí lỗi thời của tư tưởng Tống nho làm hệ tư tưởng chính cho mình , tuy nhiên nhà Mạc không cấm đoán những tư tưởng phi nho khác. Vì thế, phật giáo , đạo giáo và các tín ngưỡng khác bị chèn ép và hạn chế dưới thời Lê Sơ nay được dịp phục hồi ,phát triển, các đền chùa ,miếu đình,quán đạo được khởi sắc trở lại
Kinh tế hang hóa phát triển mạnh, nhiều phường thợ thủ công nghiệp được ra đời tạo nên sự phồn thịnh bước đầuở một số thành thị nước ta thời bấy giờ như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An…Sự phát triển kinh tế hang hóa đã tạo nên cho xã hội thời kì này nhiều hang thủ công mỹ nghệ có giá trị thẩm mỹ, tiêu biểu là đồ gốm, đồ chạm gỗ và đá …
Nhưng Thăng Long thời Mạc chỉ ổn định được trong khoảng chừng một phần hai thời gian tồn tại của vương triều. Từ những thập niên 60 của thế kỷ XVI trở đi, Thăng Long luôn luôn sống trong sự bất ổn: các cuộc thanh toán lẫn nhau của các thế lực quân sự, phe phái trong lòng triều Mạc, các cuộc tấn công dữ dội của quân đội Lê-Trịnh từ phía Nam.
Điều quan trọng hơn, vương triều Mạc sau các đời vua Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải đến Mạc Phúc Nguyên đã bắt đầu đi theo vết xe đổ của vương triều Lê sơ.
Năm 1592, nhà Mạc chấm dứt sự có mặt tại kinh đô Thăng Long.
Nghệ thuật thời Mạc dù trong một thời gian ngắn nhưng vẫn để lại một phong cách , hương vị riêng và thành tựu của nó có tích chất nền tảng và mở đường đối với các TK sau.Nhìn chung, Mỹ thuật Mạc đang vặn mình chuyển hóa nơi cung đình sang miền dân giã, chất sang quý kèm với chất bình dân, vẻ trang nghiêm đi với nét phóng túng.
- KIẾN TRÚC THỜI MẠC
1. Kiến trúc cung đình
Cho đến nay tài liệu về thời Mạc còn quá ít ỏi nên việc tìm hiểu về kiến trúc cung đình thời Mạc thật là khoa khăn . Nguyên nhân là do theo quan niệm phong kiến đương thời , là Mạc lên ngôi là không chính đáng nên sử sách đã không ghi chép nhiều. Các chính quyền Lê Trịnh về sau cũng đã tìm cách xóa bỏ mọi cơ sở văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của nhà Mạc tạo dựng lên cộng với khí hậu khắc nghiệt và thời gian đã tàn phá
Tháng 6/1585, Mạc Mậu Hợp muốn vào ở thành Thăng Long, nên tăng cường sửa sang, xây đắp. Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các cung điện, đến 1587 nhà Mạc cho sửa sang gia cố vòng thành ngoài thành Thăng Long. Hệ thống thành lũy, cung điện, phố phường được khôi phục.
Đến năm 1592, Trịnh Tùng đem quân ra Thăng Long đánh Mạc, đã phá hủy hoàn toàn tòa thành này. Từ đó cho đến năm 1749, Thăng Long không còn vòng thành ngoài bao bọc nữa.
b. Những công trình kiến trúc khác của nhà Mạc
-Dương kinh nhà Mạc
Vốn xuất thân từ vùng đất Cổ Trai huyện Nghi Dương (nay thuộc huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng), sau khi lên ngôi vua, Mạc Đăng Dung cho xây cất một hệ thống hành cung quy mô ở quê hương cũ, với ý nghĩa tương tự như phủ Thiên Trường đối với nhà Trần hay Lam Kinh đối với nhà Lê. Ông đặt tên là Dương Kinh, coi như là kinh đô thứ hai của mình
Khai quật thành Dương Kinh
-Thành nhà Mạc ở lạng sơn
Năm 1592, nhà Mạc thua chạy lên Cao Bằng, tuy bại trận và mất tất cả quyền lực về tay nhà Lê cùng các tướng lĩnh phù trợ, nhưng vẫn tồn tại dai dẳng trên vùng biên giới phía Bắc cho đến năm 1667. Trú chân tại một vài vùng ngày nay thuộc địa phận các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, dựa vào địa thế đồi núi hiểm trở cùng quan hệ với một số tộc người thiểu số, nhà Mạc cho xây dựng một số thành lũy để cư trú với quy mô nhỏ, chủ yếu có tính phòng ngự quân sự.
Thành nhà Mạc ở Lạng Sơn
3. Kiến trúc chùa
Các tài liệu ghi chép việc xây dựng chùa ở thời Mạc rất hiếm. Sử không hề chép việc triều đình Mạc đứng ra tổ chức xây dựng một ngôi chùa nào. Nó khác hẳn với các thời Lý-Trần trước đó, việc xây dựng chùa, tháp là công việc thường xuyên của nhà nước.
Nếu như việc xây dựng chùa, tháp của nhà nước hầu như không có thì trái lại việc tham gia đóng góp xây dựng chùa làng lại phổ biến trong mọi tầng lớp vua quan, quí tộc nhà Mạc. Vì vậy ở chùa Trà Phương (Hải Phòng) còn có tượng chân dung Mạc Đăng Dung và một công chúa Mạc, ở chùa Phổ Minh (Hà Nam Ninh) có phù điêu chân dung bà chúa Mạc…
Hiện nay không tìm thấy một ngôi chùa nào ở thời Mạc còn nguyên vẹn. Qua tài liệu văn bia, có thể tạm hình dung một mặt bằng kiến trúc ngôi chùa thời Mạc như sau:
Tam quan, tiền đường, thiêu hương, thượng điện. Đó là thành phần kiến trúc cơ bản. Chùa nào cũng phải có. Ngoài ra mỗi chùa có thể có một số các kiến trúc khác như: hậu đường, gác chuông, nhà sân, hành lang, cầu cống…
Về bố cục: Mặt bằng phổ biến vẫn là lối bố cục mặt bằng theo kiểu “nội công ngoại quốc”
Lối bố cục “nội công ngoại quốc” đã có từ đời Trần , nó xuất phát từ lối bố cục quy tụ của các chùa thời Lý do nhu cầu của việc tổ chức lễ chạy đàn. Các thế kỉ sau do nhu cầu thờ cúng phát triển mới kéo dài ra tạo thành hình chữ nhật như bố cục chùa bút tháp (Hà Bắc) chùa keo (Thái Bình)…
Giống chùa Trần, thời Mạc sử dụng hệ thống cột để tạo thành một bộ khung trụ đỡ cho ngôi chùa , bộ khung này được hình thành bởi các vì kèo nối với nhau bằng các xà dọc.Ở thời Mạc các tòa thượng điện của chùa hầu hết chỉ có một gian chính và hai gian phụ hai bên (2 vì kèo thành một gian) gọi là gian chái (gian đốc).
Vì kèo thời Mạc nhìn chung đơn giản. Chúng thường gồm 4 hàng cột, 2 cột cái ở giữa, 2 cột quân hai bên.
– Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính
– Cột quân hay cột con: cột phụ nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính;
– Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước.
Bẩy hay bẩy hậu hoặc bẩy hiên: là dầm con son nằm trong khung liên kết vào cột quân phía sau nhà, đỡ phần mái vẩy phía sau. Đối với nhà ở thì tiền kẻ, hậu bảy. Đối với các công trình công cộng như đình làng, thường bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng không có cột hiên, nên thường dùng bẩy hiên.
Câu đầu là dầm ngang chính đặt trên cùng, khoá các đầu trên của các cột cái trong khung (gác lên các cột cái).
Con rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng các con rường bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.
Rường cụt là loại rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng trên xà nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.
Thượng lương, còn gọi là đòn đô ông hay Xà nóc đặt trên đỉnh mái.
Hoành là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với khung nhà.
Kết cấu các công trình kiến trúc Phật giáo thời Mạc về cơ bản giống với kiến trúc Phật giáo thời Trần. Các cột được liên kết với nhau bằng các vì kèo tạo thành bộ khung đỡ toàn bộ sức nặng của mái nhà. Trên cùng hai cột cái nối với nhau bằng một câu đầu lớn úp chụp từ trên xuống.
Về trang trí: Nội thất các chùa thời Mạc cũng được các nghệ nhân hết sức chú ý. Họ tận dụng các thành phần kiến trúc , các chỗ trống để trang trí chạm khắc các đề tài rồng, phượng, mây, lửa, song nước…một số bức chạm về sinh hoạt con người như cảnh chèo thuyền , săn khỉ, cảnh cầu hiền (chùa cói) Vì đây là nơi thâm nghiêm nên đề tài dân dã thế tục của đời thường chưa có thấy ở đây(xuất hiện nhiều ở đình làng)
c. Kiến trúc đình làng
Trong các di sản văn hóa hiện còn để lại tới nay, loại hình kiến trúc đồ sộ nhất là ngôi đình làng. Hiện nay vấn đề nguồn gốc, thời điểm xuất hiện của ngôi đình vẫn còn cần phải thỏa luận. Nhưng chắc chắn ngôi đình đã xuất hiện vào thời Mạc.
Không có nhiều tài liệu ghi chép về ngôi đình, nhờ vào văn bia mà biết được rằng năm 1585 dựng đình Trùng Hoài (Hà Bắc). Còn hiện nay đã phát hiện được chắc chắn có 2 ngôi đình có phong cách nghệ thuật Mạc. Đó là đình Lỗ Hạnh (Hà Bắc) dựng năm 1576, đình Tây Đằng (Hà Nội)
Kết cấu của mái đình gồm 4 mái, đều có góc đao uốn cong. Cũng như chùa quán, kiến trúc đều được chạm khắc và trang trí, đặc biệt là các đề tài mang tính dân gian xuất hiện ngày một nhiều phản ánh đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Đình là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần chung, là trụ sở hành chính của cả làng, gắn kết các thành viên trong một cộng đồng với nhau.
Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian nên hướng để dựng đình làng thời Mạc thường được giao cho các thầy địa lý.
“Mắt toét là tại hướng đình
Cả làng mắt toét riêng mình em đâu”
Nếu các kiến trúc thờ cúng như đền chùa thời Mạc thường được chọn làm nơi tĩnh mịch cao, xa lánh chốn đô hội. Thì ngược lại đình làng thời Mạc và các thời sau thường chọn những địa điểm có tính chất trung tâm của làng xã. Hướng của đình thường là hướng Nam hoặc Đông Nam là hướng của gió mùa mát mẻ (tuy nhiên còn phải phụ thuộc từng địa phương)
Về bố cục: Đình làng được bao bọc quanh bằng những khuôn viên vuông vắn, thường có bố cục hình chữ nhật. Ranh giới của khuông viên có qui định rõ ràng nhưng không có hàng rào che chắn một cách kín đáo và thâm nghiêm như các kiến trúc thờ cúng. Người ta thường gọi đó là kiến trúc “mở”.
Qui mô một ngôi đình ở thời Mạc không lớn bằng các ngôi đình ở thời sau. Mỗi đình làng gồm nhiều gian như đình Tây Đằng có 3 gian 2 chái, đình Lỗ Hạnh: 5 gian 2 chái.
Sang thế kỉ 19 bố cục mặt bằng đình làng thời Mạc có nhiều thay đổi. Người ta xây thêm phần hậu cung ở gian giữa để thờ (đình Lỗ Hạnh) thậm chí nối thêm ở phần hậu cung một nhà ngang nhỏ tạo bố cục chữ công (Đình Thổ Hà)
Về cấu trúc: Đình thời Mạc về cơ bản không có gì khác chùa quán. Song đi vào chi tiết thì đình làng thường có kích thước to hơn chùa làng, các vì kèo cao hơn, rộng hơn.Một cấu trúc đáng chú ý nữa là việc bỏ trống các vách đố che bao quanh tường đình tạo không gian sang sủa, giảm bớt sự ngột ngạt lúc hội hè cũng như hòa nhập và gắn bó với cuộc sống (Tây Đằng)
Đình thời Mạc có cấu trúc “tàu đao mái lá” mái dốc để thoát nước nhanh chóng chống lại những trận mưa vùng nhiệt đới giảm bớt cảm giác nặng nề. Mái được uốn cong dần lên thành những độ cong với những hình guột đuôi phượng mềm mại và đẹp đẽ, mặt khác góp phần lùa thêm ánh sáng vào cho nội thất.
Đình tây Đằng
Về trang trí: trang trí đình làng hết sức phong phú. Từ đề tài phật giáo (hoa sen, tiên cưỡi rồng) đến những đề tài về con người lao động với những sinh hoạt hội hè đình đám của cuộc sống đời thường: cảnh đi cày, chật củi, gánh con, bơi thuyền, đấu vật, nam nữ tình tự…
Ống muống đền Bạch Trữ
III. ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ THỜI MẠC
- Trang trí thời Mạc
Gạch chùa Bối Khê
Sang đến thời Mạc, mỹ thuật trở nên tương đối đa dạng, được thể hiện trên các chất liệu gỗ tinh tế, trên đá tả thực thô vụng, trên gốm điêu luyện phóng khoáng. Trong cách tạo tác, nghệ nhân không bị bó buộc vào quy luật cụ thể nào. Các bộ phận chạm khắc trên cùng một mảng chạm luôn đầy đủ chi tiết cả khi nhìn nghiêng và tỉ lệ không được chú ý nhiều.
Đình Lỗ Hạnh
Con hổ hiện lên ngộ nghĩnh, tự nhiên. Nó tiềm tàng ức mạnh ghê gớm trong cái dáng hiền lành, các thớ gỗ đã tạo nên đường vân kì ảo, như thêm lực cho hổ.
Bức chạm “Người chơi đàn đáy” được chạm trên khuôn gỗ hình chữ nhật có chiều dài 36 cm, rộng 24 cm. Với nghệ thuật tả thực, kết hợp với kỹ thuật chạm nổi, vê tròn, thể hiện trên chất liệu gỗ dổi có màu sáng ngà, bức chạm diễn tả một cô gái đang cầm đàn để chéo trước ngực, ngồi tựa lưng vào chú hươu đang trong tư thế quỳ phủ phục.
Chủ đề tác phẩm đã vượt qua các mô tuýp khuôn mẫu, lề lối cứng nhắc của tư tưởng Nho giáo, thay vào đó là hình ảnh sinh hoạt thật đời thường nơi thôn dã.
Trong nội thất các công trình chùa thời Mạc, các nghệ nhân tận dụng mọi thành phần kiến trúc để trang trí làm đẹp thêm cho tác phẩm. Các đầu bẩy, đầu dư, cốn, lá gió… được biến thành những trang trí vô cùng đẹp mắt với các đề tài phong phú
Hổ- Chùa Dâu
Các đề tài vân xoắn (thể hiện cho tia chớp) chạm thủng, hoặc được xếp ken vào nhau, hoặc làm trung tâm mảng chạm, hoặc làm nền cho các linh thú thường đi cùng với các đao mác (tượng trưng cho tia sáng) được tìm thấy phổ biến trong chạm khắc kiến trúc đình chùa.
Họa tiết chùa Nhân Trai- Hải Phòng
Vân xoắn cũng thường đi với đao mác nhon kéo dài. Đao mác với phần gốc lượn song (một tới nhiều nhịp) phần đầu vuốt nhọn giống mũi mác, như tượng trưng cho tia sáng, đã hình thành một cách trọn vẹn vào thế kỉ 16 .
Rồng thời Mạc đẹp về hình thức và gần gũi về tinh thần giống như rồng thời Lý. Tuy nhiên, hình tượng con rồng đã thoát ra khỏi biểu tượng của vương quyền mà chỉ còn mang ý nghĩa quyền lực huyền bí. Tượng rồng chạm tròn có nhiều loại mang phong cách khác nhau, loại đầu mang phong cách thế kỷ 13, 14 nhưng chắc khỏe hơn, các cụm mây lớn và ít dày đặc
Loại thứ hai ảnh hưởng phong cách Lê Sơ thì phần mặt nhất là mồm đã được rút ngắn lại bớt dữ tợn hơn (chùa Cói), thân ngắn, mập, kèm trên thân là các đao mảnh chạm bong.
Loại thứ ba là hình rồng kết hợp cả hai phong cách trên với mũi to, tai và sừng hai chạc, trán ngắn nhưng dáng khỏe chắc theo kiểu rồng Trần nhưng không có mào, được kết hợp với những mảng vân xoắn lớn (chùa Ngo, chùa Bối Khê).
Còn một số hình rồng rải rác mang đầy tính dân gian,xuất hiện những mảng chạm mang những nét phản ánh đời thường
Hệ thống tượng thời Mạc cũng đa dạng phong phú hơn các thời kỳ trước cho thấy sự phát triển nghệ thuật tạo hình và là sự minh chứng cho sự giao lưu của Phật giáo với các tôn giáo khác. Phật giáo được dân gian hóa thích ứng với yêu cầu của xã hội đương thời. Những tượng Phật theo quan niệm dân gian được thờ phổ biến trong các Phật điện.
Đình Tây Đằng
Đình thổ Tang
Đứng trước tượng phật thời Mạc như đứng trước chân dung một con người đang suy tư thế sự, mà vẫn trong sáng nhân hậu, không nét đau thương và khắc khoải.
Những điểm dễ nhận nhất của các tượng tròn thời kỳ này là thân ngắn vai xuôi, lưng tròn eo nhỏ. Tượng Phật, các tượng Tứ Pháp… Các tượng thờ vẫn bộc lộ khuynh hướng tượng Phật chính thống mặc dù nhiều chi tiết đã được biến đổi mang tính dân gian. Phong cách tạc tượng thời kỳ này là sự nối tiếp của tượng tròn thời Lý, những biểu hiện quý tướng của Phật trong vẻ đẹp trầm tư, thân mình sang quý, nếp áo rủ mềm mại
Thời này xuất hiện tượng chân dung với hình thức thô nặng, đường nét đơn sơ vụng về, đều tạc trong tư thế ngồi trên ngai hoặc ngồi xếp bằng hình dài, chân tay ngắn , đầu to…nếp áo được diễn tả bằng nếp khắc rạch. Những tượng chân dung này tác giả không tạc theo mẫu người thật mà chỉ khái quát theo địa vị xã hội và nhân tướng của từng nhân vật cụ thể, tuy không như người thực nhưng tượng thời Mạc chứng tỏ tinh thần tự do trong nghệ thuật.
Đứng về mặt hình dáng, thì tượng thời Mạc chưa cân đối lắm.
Thái Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Ngọc Toàn ,
Nhìn chung tượng bà Ngọc Toàn được làm tỉ mỉ, cân đối và phần nào tự nhiên hơn Mạc Đăng Dung.
Người ta thấy tượng Mạc đẹp vô cùng, cân đối, đầy sức sống đậm tính nhân văn như tạo nên một sự bừng tỉnh của điêu khắc sau gần một thế kỉ bị kiềm chế dưới tư tưởng khắt khe của nho giáo dưới thời Lê Sơ.
Bức tượng này đặt ở hành lang tiền đường chùa Bối Khê. Tượng mặc áo phần đạm bạc hơn, cách ngồi cũng gần gũi tự nhiên hơn .“y môn” không cầu kì, hoa cỏ mặc dù đã được đơn giản đi,điều đó biểu hiện sự gần gũi hơn của thế giới phật với đời.
Tượng chân dung tô màu khác biệt hoàn toàn về phong cách với các tượng phật bằng gỗ thếp vàng cùng thời Mạc. Nó không tiếp thu được chút nào những tinh tể của nghề chạm khắc đá thời Lý như tượng phật đã làm được
Toàn bộ tượng và ngai tạo thành một khối chóp nón vững vàng, trong đó tượng được bố cục đóng kín có đường viền rõ ràng, còn ngai lại mở với những chấn song thẳng dọc vuông góc với các gờ bệ và tay ngai làm cho toàn thể thoáng mà chắc.
Chạm khắc gỗ thời Mạc chẳng những vẫn tiếp thu những nét tinh tế từ nghệ thuật thời Lý mà còn phát triển qua kỹ thuật chạm thủng, chạm bong min màng như trên lụa, điêu khắc tượng phật vẫn ưu nhã ,huyền diệu
IV. GỐM THỜI MẠC
Ở thời kỳ này nghề thủ công gốm sứ, đặc trưng là sứ hoa lam. Những làng gốm Vĩnh Bảo, Hải Dương, Bát Tràng, Thổ Hà… được mở ra và đã thu hút nhiều khách hàng gần xa.
Bên cạnh những sản phẩm gia dụng: Bát, đĩa, lọ, âu, ang, chén phục vụ cho tầng lớp bình dân, còn có những sản phẩm mang tính tạo hình và mỹ thuật cao để nâng uy tín nghề nghiệp từ một vùng lên uy tín nghề nghiệp trong cả nước và trên trường quốc tế.
Các chân đèn gốm được tạo dáng chung theo hình con tiện, cân đối, vững chắc, nhưng riêng thể thức trang trí thì mỗi chân đèn lại có sự khác biệt.
Cấu trúc thì thô nhưng kỹ xảo thì tinh, hai yếu tố ngược nhau, trái nhau đó không những không vênh với nhau mà lại phối hợp rất ăn ý, kỹ thuật cầu kỳ nhưng dáng dấp chung thì rất đơn giản khiến cho chân đèn gốm có một vẻ đẹp khác lạ.
Men lam bóng là đặc trưng của gốm thời Mạc còn làm trên các vật dụng cao cấp khác . Men lam được giới Nho sĩ trong xã hội rất ưa thích. Nó biểu hiện một màu xanh nơi non xa là nơi ẩn dật của các cư sĩ đồng thời mang sắc màu thanh y (áo khoác) của họ và đó là màu chung của các ẩn sĩ phương Đông.
Khai quật điện Tường Quan-Thời Mạc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Mỹ thuật thời Mạc-NXBMT
2.Tượng cổ Việt Nam-Chu Quang Trứ
4.Vẻ đẹp kỷ hà của chân đèn thời mạc-Quách thị Ngoc An
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.