- Đang online: 1
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 19047
- Tổng truy cập: 3,370,059
Bí ẩn thành cổ Bản Phủ: Giải mã từ lòng đất 581
- 186 lượt xem
Bí ẩn thành cổ Bản Phủ: Giải mã từ lòng đất
(Dân Việt) – Đến nay chưa có chứng tích nói vùng Cao Bình (Cao Bằng) này từ xưa do An Dương Vương làm chủ. Lịch sử của khu vực này vẫn còn nhiều ly kỳ còn đang ẩn chứa dưới lòng đất.
Trao đổi với phóng viên, bà Ngô Thị Cẩm Châu – Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cao Bằng cho biết: “Qua khai quật khảo cổ và một số phát hiện của địa phương trong quá trình xây dựng và sản xuất đã thu được một số hiện vật có giá trị về mặt lịch sử như: Đồ đá, đồ đồng, gốm. Đặc biệt, mới đây nhất, trong quá trình dùng máy xúc đất, người dân đã phát hiện một thanh đao cổ dài hơn 1m nhưng chưa rõ có từ thời nào. Còn việc đây có phải là vùng đất mà An Dương Vương đã từng sinh sống thì theo các nhà khảo cổ học thì vẫn chưa phát hiện được một dấu tích nào cụ thể. Tất cả chỉ có trong truyền thuyết của người dân.
Các hiện vật bằng sứ, gốm com men được phát hiện qua khai quật.
|
Phát hiện nhiều di vật
Sau khi có thông tin về dấu vết khảo cổ lạ trong lòng đất tại thành Bản Phủ, một đoàn khai quật đã lên Cao Bằng để nghiên cứu. Ngay khi mới chỉ đào một hố nhỏ sâu vài mét ở tường thành, đoàn đã phát hiện hiện vật nằm dày đặc, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng và các vật dụng cổ.
PGS-TS Trình Năng Chung – Trưởng phòng Khoa học, Viện Khảo cổ học Việt Nam và cũng là trưởng đoàn trong đợt nghiên cứu di tích cổ tại Cao Bằng cho biết: Đoàn khảo cổ đã tiến hành khai quật tại 3 điểm, gồm Bản Phủ, Đà Quận và Bó Mạ. Tại Bản Phủ, ngay cạnh chợ Cao Bình, hố khai quật được xẻ ngang di tích của tường thành cũ, có lũy tre dày đặc và phía bên ngoài là hào sâu bao bọc. Đây là bức thành được đắp bằng đất, vừa có giá trị phòng thủ quân sự, vừa có tác dụng ngăn lũ sông Bằng Giang, bảo vệ cho khu vực Bản Phủ.
Mặt cắt của thành Bản Phủ là tường đất được đắp cao, ngay bên dưới là đường hào, người xưa đã lấy đất từ hào để đắp lên thành. Qua mặt cắt đoàn khảo cổ khai quật cho thấy, về cơ bản thì có 7 lớp cơ bản, và 2 lớp phụ ở phần trên là lớp mùn sau này, các lớp đất được phân biệt nhau bởi các màu sắc khác nhau. Trong khi đào, đoàn khảo cổ phát hiện được hàng trăm di vật, bao gồm đồ đá, đồ sành, gốm và sứ. Ngoài ra cũng tìm được một số mẩu kim lại bằng sắt và đồng đã gỉ. Sự khác nhau giữa các di vật trong các tầng lớp hầu như không có, gần như là có sự tương đồng, điều đó nói lên thành này được đắp trong cùng một thời gian.
Khi hỏi về niên đại của thành, PGS-TS Trình Năng Chung cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu và xác định niên đại những di vật nằm trong địa tầng, phần lớn các hiện vật thu được cho thấy thành này được xây dựng từ thời Lê – Mạc”.
Không phải thành xây thời An Dương Vương?
Đoàn khảo cổ cũng đã tiến hành khai quật ở xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo, bên cạnh di tích lịch sử chùa Đà Quận – nơi còn lưu giữ hai chiếc chuông đồng cổ rất lớn. Đoàn khai quật mới chỉ đào một hố nhỏ sâu khoảng 20cm trong vườn nhà dân, dài chừng 3m nhưng đã phát hiện nhiều hiện vật, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, kiến trúc như gạch, ngói bằng đất nung, chứng tỏ đây là chứng tích của một công trình cổ có từ thời Lê.
PGS – TS Trình Năng Chung
Về truyền thuyết thành Bản Phủ, PGS-TS Chung cho hay, thành Bản Phủ được truyền thuyết khoác vào là do Thục Chế – bố của An Dương Vương xây dựng. Tuy nhiên, vào năm 2007, qua khảo sát thì nhận thấy thành đó có hình vuông, và theo lời các cụ trong xã Hưng Đạo thì thành Bản Phủ cũng là hình vuông.
Về mặt tư duy logic, nếu như thành Cổ Loa ngày xưa xây theo chân đồi, chỗ cong thì xây cong, thẳng thì xây thẳng, nếu thành Bản Phủ có từ thời An Dương Vương thì không thể có hình vuông được. “Thành ngày xưa được xây để ngăn quân thù, ngày xưa xây quanh theo quả đồi, sau hình học ra đời thì người ta mới xây theo hình vuông” – PGS Chung chia sẻ.
Theo tài liệu của các nhà sử học như Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, qua kết quả nghiên cứu của các ông đã tạm xác lập về quê Thục Phán ở Cao Bằng, theo truyền thuyết “Chín chúa tranh vua”.
Cư dân ở Văn Lang thời Hùng Vương chủ yếu là người Lạc Việt bao gồm có một bộ phận người Tây Âu (Tày Hâu) là Âu Việt ở vùng núi và trung du. Phía Bắc nước Văn Lang là địa bàn cư trú của người Tây Âu, cũng có những nhóm Lạc Việt sống xen kẽ vừa là đồng chủng và là đồng láng giềng. Từ lâu người Lạc Việt và người Tây Âu đã có quan hệ mật thiết về kinh tế, văn hóa. Thục Phán là thủ lĩnh một liên minh bộ tộc người Tây Âu ở phía Bắc nước Văn Lang.
Châu Bảo
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.