- Đang online: 1
- Hôm qua: 471
- Tuần nay: 20140
- Tổng truy cập: 3,372,923
THƯ ÔNG TÔ DUY HINH GỬI BÁO NGƯỜI CAO TUỔI VÀ ÔNG ĐẮC TRUNG 533
- 222 lượt xem
THƯ ÔNG TÔ DUY HINH GỬI BÁO NGƯỜI CAO TUỔI
VÀ ÔNG ĐẮC TRUNG
Kính gửi: – BBT Báo Người Cao Tuổi và Nhà văn Đắc Trung
Bài báo: “Khi vận nước suy” của nhà văn Đắc Trung tại: http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=3&ID=9136.
Nhà văn muốn mượn “Sử xưa” để cảnh tỉnh “người nay” trong tình hình đất nước có nhiều vấn đề “nhạy cảm” hiện nay. Nhưng rất tiếc nhà văn Đắc Trung chỉ dựa vào những sử liệu và những luận điểm đã cũ mà không theo dõi cập nhật những phát hiện mới, thông tin mới về khoa học lịch sử của giới sử học nước ta từ sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Bài viết gây ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử và dư luận xã hội, nếu muốn nói với chính quyền hôm nay điều gì đó, thì hãy nói thẳng ra đừng dùng cách vu khống, thóa mạ, bôi nhọ tiền nhân một cách bất công và vô lý. Trong đó (Tác giả) đã viết về tổ tiên chúng tôi như sau: “Chính trị thối nát, xã hội rối loạn, lương dân đói khổ lầm than nổi lên chống lại triều đình và bọn tham vọng bá quyền lộng hành. Nhất là Mạc Đăng Dung, mặc dầu được nhà vua ân sủng giao nhiều trọng trách, phong làm An Hưng vương, nhưng y không chịu dừng...” hoặc “Mạc Đăng Dung dùng bạo lực cướp ngôi nhà Lê không khác trước đây Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Việc làm bất nhân, vô đạo ấy mất lòng dân gây phẫn nộ trong xã hội, bị tẩy chay và cô lập. Với giặc Minh nhà Mạc vô cùng bạc nhược. Dùng vàng bạc, châu báu hối lộ những tên tướng ở biên thùy. Thậm chí Mạc Đăng Dung còn hèn hạ đến mức tự trói mình trước phủ quân Minh ở trấn Nam Quan để tránh cuộc chiến tranh. Bị mọi người khinh bỉ, ông ta cảm thấy nhục quá ốm mà chết…” hoặc “Nhiều việc trái đạo lí luân thường diễn ra ngay trong hoàng tộc”…. Đây là những lời xúc phạm nặng nề về việc đánh giá các nhân vật lịch sử trong đó có tổ tiên chúng tôi.
Chúng tôi không biết khi viết những lời lẽ nặng nề ở trên nhà văn Đắc Trung có theo dõi và nắm bắt được những thành tựu nghiên cứu mới nhất về Vương triều Mạc. Thiết nghĩ là một nhà văn, ông Đắc Trung phải đọc rộng hiểu nhiều hay ông cho rằng mình là nhà văn nên không cần đọc nữa mà “mũ ni che tai”.
Trong những năm qua, giới sử học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu về Vương triều Mạc; nhiều hội thảo học; nhiều công trình nghiên cứu về Vương triều Mạc đã được công bố. GS-VS Phan Huy Lê Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam trong bài Tổng kết hội thảo khoa học về vương triều Mạc năm 1994 đã khẳng định: “Nên xóa bỏ thành kiến và định kiến về nhà Mạc. Nên đối xử với nhà Mạc một cách công bằng như các triều đại khác. Hãy trả lại cho nhà Mạc những đóng góp khách quan”…. “Nhà Mạc là một vương triều ra đời và tồn tại sau nhà Lê. Việc nhà Lê sụp đổ, nhà Mạc thay thế là một hiện tượng tiến bộ, được nhiều người ủng hộ, Không nên coi sự việc này là sự cướp ngôi....”
GS Anh hùng lao động Vũ Khiêu cũng nhấn mạnh: “Mạc Đăng Dung đã cố gắng giúp vua Lê xây dựng một trật tự cần thiết cho sự đổi mới xã hội. Ông trấn áp những thế lực bảo thủ, phản động và ủng hộ tích cực cho sự phát triển của công nghiệp và thương nghiệp. Tiếc rằng, ông không thể làm gì hơn trong một triều đại không thể không tiêu vong. Lịch sử đã ghi lại nhiều bằng chứng nói lên công lao của Mạc Đăng Dung cả trước và sau khi ông lên ngôi vua”…
GS Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam, cũng nói: “… với 65 năm tồn tại và phát triển, nhà Mạc đã có cống hiến nhất định vào lịch sử dân tộc. Công lao dựng nghiệp của Mạc Đăng Dung đối với nhà Mạc là lớn lao và sự nghiệp dựng nước của nhà Mạc đã được sử sách ghi nhận. Hậu thế chúng ta cần trân trọng và phát huy…”
Các nhà sử học chân chính đã khẳng định những đóng góp của nhà Mạc đối với lịch sử dân tộc trên tất cả các mặt: kinh tế; chính trị-xã hội và văn hóa. Cố GS Trần Quốc Vượng cũng khẳng định: “Hành động “đầu hàng” của nhà Mạc do Minh sử chép là một sự phóng đại để khoe khoang, hành động ấy vua Lê sau này cũng lạp lại gần như nguyên xi thì lại không bị sử gia nhà Lê nêu lên để phê phán […] Mà thực sự ở thời Mạc không có bóng dáng một tên xâm lược nào trên đất nước ta, quan bảo hộ, dù hình thức như chức “Đạt lỗ hoa xích” ở Thăng Long triều trần cũng không. Thế tại sao người này thì khen là khôn khéo, người khác lại chê là hèn hạ…”
Thiết tưởng chúng tôi chỉ cần điểm qua một vài ý kiến của các nhà nghiên cứu để nhà văn Đắc Trung biết rõ về công lao của Mạc Đăng Dung nói riêng cũng như Vương triều Mạc nói chung đối với lịch sử dân tộc.
Người xưa có câu: “Biết thì nói là biết; không biết thì nói là không biết như thế mới là người hiểu biết ”. Chúng tôi xin lấy lời của người xưa để tặng ông Đắc Trung.
Kính thưa Ban biên tập Báo Người cao tuổi!
Khen, chê là thẩm quyền của các sử gia. Điều chúng tôi muốn bàn ở đây là vấn đề sự thật lịch sử. Không cần thiết phải bênh vực cho vua Mạc hay bất cứ thứ vua chúa nào. Nhưng khi thấy sự thật lịch sử, bị bóp méo hoặc xuyên tạc thì cần đính chính
Nếu nói phong kiến là xấu thì nhà Mạc cũng xấu như bao triều đại phong kiến khác nhưng triều Mạc dân chủ và tiến bộ hơn
Bài viết của nhà văn Đắc Trung không đúng với sự thật lịch sử đã xúc phạm đến tiền nhân và tổ tiên chúng tôi. Bởi vậy chúng tôi đề nghị Quý báo và nhà văn Đắc Trung phải đính chính và đưa ra lời xin lỗi đối với tổ tiên cũng như cộng đồng bà con họ Mạc và gốc Mạc Việt Nam.
Chúng tôi tin rằng các trí thức và học giả ngày nay suy xét hay bày tỏ sự việc không hàm hồ như một số sử thần của thời phong kiến xưa.
Tô Mạc Duy Hinh, Uỷ viên Hội đồng Mạc tộc Việt Nam.
Phó chủ tịch HĐMT Nghệ An-Hà Tĩnh
. Địa chỉ: toduyhinh@gmail.com
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.