- Đang online: 1
- Hôm qua: 1220
- Tuần nay: 20020
- Tổng truy cập: 3,370,910
GÓP PHẦN XÂY DỰNG THẾ PHẢ HỌ MẠC THÔN LONG ĐỘNG, NAM TÂN, NAM SÁCH, HẢI DƯƠNG 785
- 197 lượt xem
GÓP PHẦN XÂY DỰNG THẾ PHẢ HỌ MẠC THÔN LONG ĐỘNG, NAM TÂN, NAM SÁCH, HẢI DƯƠNG
Mạc Xuân Kỷ
Lĩnh hội ý kiến của ông trưởng họ Mạc Văn Thịnh: “Năm 2013 tổ chức xây dựng hoàn chỉnh thế phả Mạc tộc thôn Long Động, xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương”; thực hiện chương trình hoạt động của HĐMTVN và HĐMT-TP.HCM về việc kết nối gia phả họ Mạc, gốc Mạc với Mạc tộc cơ sở để tái bản HBTPHM lần thứ 3.
Quán triệt mục đích trên, yêu cầu viết thế phả phải theo trình tự từ gia phả, phả hệ, phả chi đến Thế phả Mạc tôc thôn Long Đông, trên cơ sở đồng thuận, đoàn kết, do đó phải dân chủ, khách quan, tôn trọng lịch sử …
————-
Trong bối cảnh lịch sử từ năm 1527-1592 ở Thăng Long vương triều Mạc thịnh trị; từ năm 1593-1677 vương triều Mạc phải di tán lên Cao Bằng và nhiều nơi, thay tên đổi họ, mai danh, ẩn tích….Ích quốc, lợi dân vô cùng to lớn, song đau thương mất mát cũng nhiều !
Năm 1856 Bia từ đường họ Mạc thôn Long Động ghi “…họ Mạc ở xã Lũng Động, tổng Cao Đôi là họ Mạc truyền được 9 đời, rồi được nghe biết từ đời thứ 8 về sau”.
Bia ghi như vậy, “…họ Mạc truyền được 9 đời”..- có thể hiểu 9 đời về trước khuyết danh và câu “được nghe biết từ đời thứ 8 về sau”- nghĩa là : Tổ đời thứ nhất là “bát đại”, Tổ đời thứ hai là “thất đại”, Tổ đời thú ba là “lục đại”. Tổ đời thứ tư là “ngũ đại”. Ngũ đại-Mạc Đôn Chí sinh hạ 5 con trai (5 chi) : chi Giáp: Mạc Duy Hằng, chi Ất : Mạc Duy Bính, chi Bính : Mạc Duy Hàn, chi Đinh : Mạc Duy Linh, chi Mậu :Mạc Duy Phiên.
Tác giả thuộc Hệ nhị, Ngành nhất, Chi tam họ Mạc tiên công tự Văn Tĩnh thôn Long Động, Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương góp phần bé nhỏ xây dựng Thế phả Mạc tộc thôn Long Động.
THUỶ TỔ HỌ MẠC THÔN LONG ĐỘNG.
(“ Hoàng triều Tự Đức thứ 8-1856-Bính Thìn, Tháng 10, làm Bia ở xã Ngô Đồng”), ghi: “…Họ Mạc ta ở Lũng Động, Cao Đôi là họ Mạc truyền được 9 đời” (Thời Lê Trung Hưng-1593-1788 – Tác giả); “rồi dược nghe biết từ tổ đời thứ 8 về sau” (thời Tây Sơn-1788-1802 – Tác giả).
Sự khuất danh tổ đời thứ 9 về trước, nhiều đời nay con cháu trăn trở khôn nguôi về sự tồn vong của tổ đời thứ 9, rằng có rơi vào tình cảnh bị tru di cửu tộc của tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh ? hay trong cuộc di cư lớn nhất dài nhất gần 200 năm (1593-1789-Tác giả)? Và cũng chịu thương tổn lớn nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam ?( chỉ tính riêng ngày 23/03/1593-Quý Tỵ, chúa Trịnh Tùng sai giết một lúc trên 2000 người quân, gia nhà Mạc-ĐVSKTT tập 3 NXB KHXH năm 1998-trang 182).
Trong lịch sử phong kiến, có nhiều họ bị tru di như Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc; họ Lý cũng bị họ Trần tru di và bắt nhiều người họ Lý đổi họ; một số họ khác cũng bị tru di nhưng chỉ diễn ra phạm vi hẹp và thời gian ngắn trong khoảng 10 năm trở lại, nhưng cả họ Mạc đã phải thay tên đổi họ để tránh bị tru di trong gần 200 năm (1593-1789). Cho nên việc tìm tổ họ của con cháu họ Mạc nói chung, Mạc tộc thôn Long Động nói riêng diễn ra âm thầm dây dứt bao thế kỷ nay, vẫn chưa có tung tích về cụ tổ họ mình!
Như vậy, thuỷ tổ họ Mạc thôn Long Động hiểu theo nghĩa tri ân là tổ đời thứ 9; hiểu theo nghĩa thực tế thì thuỷ tổ họ Mạc thôn Long Động là “từ đời thứ 8 về sau”.
—————
CỤ TỔ HỌ MẠC THÔN LONG ĐỘNG
“TỪ ĐỜI THỨ 8 VỀ SAU”.
Nhà tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói ….400 năm trước trở lại như ban đầu, 13 đời sau chung nhau một gốc. Mạc tộc thôn Long Động về cội (khoảng năm 1705). “Từ đời thứ 8 về sau” nghĩa là:
– “Bát đại Thuỷ tổ khảo Mạc tiên công tự Văn Tĩnh, thuỵ Khánh Lưu.
– Thất đại tổ khảo Mạc quý công tự Phúc Thọ, thuỵ Khắc Sương.
– Lục đại tổ khảo bản phù hiệu sinh Mạc công tự Văn Tinh, thuỵ Chính Thực.
– Ngũ đại tổ khảo thập lý hầu kiêm bản xã hậu thần Mạc Công tự Đôn Chí, thuỵ Phúc Trí. Mạc Đôn Chí sinh hạ 5 con trai (5 chi ):
+ Giáp chi Tằng tổ khảo Mạc nhân công tự Duy Hằng, thuỵ Trung Nhã.
+ Ất chi tổ tường kiến hạ bi
+ Bính chi Tằng tổ Mạc lễ công tự Duy Hàn, thuỵ Tài Thành
+ Đinh chi Tằng tổ Mạc Trí công tự Duy Linh
+ Mậu chi Tằng tổ Mạc tín công tự Duy Phiên, thuỵ Phúc Chính”
Trên đây là Phả đồ Mạc tộc thôn Long Động được ghi trong HBTP Họ Mạc Việt Nam-xuất bản năm 2001. Trong này ghi “Từ đời thứ nhất đến đời thứ năm theo Bia Từ Đường (lập năm Tự Đức thứ 8-1856)”. Như vậy hậu thế của cụ Duy Hằng, cụ Duy Bính, cụ Duy Hàn, cụ Duy Linh, cụ Duy Phiên chưa có tên trong HBTP Họ Mạc Việt Nam. Đó là nguyện vọng và trách nhiệm của hậu duệ cụ Duy Hằng(chi 1), cụ Duy Bính(chi 2), cụ Duy Hàn(chi 3),cụ Duy Linh (Chi 4), cụ Duy Phiên( chi 5) và trách nhiệm của trưởng họ Mạc Văn Thịnh tổng hợp thành Thế phả Mạc tộc thôn Long Động để đưa vào HBTPHM Việt Nam- tập hợp trên cơ sở các gia phả, phả hệ, phả chi mới thành Thế phả Mạc tộc thôn Long Động hoàn chỉnh (bảo đảm dân chủ, khách quan, tôn trọng lịch sử).
—————
HỆ 1,2 NGÀNH 1, CHI 3 MẠC TIÊN CÔNG TỰ VĂN TĨNH
Phả đồ Hệ 1,2 thuộc Ngành 1 (Mạc Thao), Chi ba (Duy Hàn) là một trong 4 ngành (Mạc Thao, Mạc Nhi, Mạo Cao, Mạc Tấn) của chi ba (Duy Hàn), góp phần cùng các chi (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu) trong họ xây dựng hoàn chỉnhThế phả họ Mạc thôn Long Động. Những vị đứng trong ô cuối của phả đồ Hệ 1,2 hầu hết là những người có độ tuổi trên 70 trở lên, đa số là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, công an nghỉ hưu; thường là ông bà nội ngoại, một số là cố nội, cố ngoại; nhiều gia đình đã phổ cập THPT; có gia đình phổ cập cử nhân, số ít gia đình có 1-2 cao học.
——————-
Việt Nam có vị Tổ Hùng Vương-cả nước tôn thờ, có quốc sử khắc sâu trong ký ức quốc dân từ đời này đến đời khác. Trong quốc dân Việt Nam có cộng đồng các dòng họ, có “Hợp Biên Thế Phả”…Hợp biên thế phả họ Mạc Việt Nam-xuất bản lần thứ nhất-năm 2001, tuy chưa đầy đủ nhưng đã thể hiện được nguồn cội họ Mạc, khoa danh, đế nghiệp và hàng trăm chi họ Mạc, gốc Mạc trong nước,… tựu trung khu tưởng niệm các vua Mạc tại Kiến Thuỵ, Hải Phòng và đền thờ thuỷ tổ Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan, viễn tổ Mạc Đĩnh Chi thôn Long Động, Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương-thiêng liêng, tự hào, tôn kính đời đời !
Chắc chắn từ 2001 đến nay các chi họ Mạc, gốc Mạc cơ sở trong cả nước. Trong đó có Mạc tộc cơ sở thôn Long Đông đang tổ chức xây dựng hoàn chỉnh Thế phả Mạc tộc cơ sở, góp phần bổ sung vào HBTP Họ Mạc Việt Nam-sẽ xuất bản lần thứ ba.
MẠC XUÂN KỶ-MTHD TẠI TP.HCM BIÊN SOẠN-01/11/2013
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.