- Đang online: 1
- Hôm qua: 768
- Tuần nay: 20594
- Tổng truy cập: 3,373,604
DIỄN TỪ CỦA GS PHAN ĐĂNG NHẬT 750
- 234 lượt xem
ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA,
ĐÌNH- CHÙA -ĐỀN DIỆM XUÂN (viết tắt là Khu di tích Diệm Xuân)
(Diễn từ tại lễ động thổ Khu di tích Diệm Xuân, 21-2-Giáp Ngọ)
GS.TSKH. Phan Đăng Nhật,
Khu Di tích Diệm Xuân tọa lạc trên một quả đồi, ở xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một khu di tích tôn giáo, tín ngưỡng lâu đời, hiện có: chùa Xuân Sơn , ba ngôi mộ tổ họ Mạc, đình và điện thờ Mẫu.
Chùa Xuân Sơn ( Chùà Trống) có di tích cổ là 11 tấm bia Hán nôm có niên đại Lê trung hưng và Nguyễn. Lâu đời nhất là bia năm Chính Hòa (1703). 1703 là 20 năm sau khi Cao Bằng thất thủ, các Ngài có thể về đây trước thời điểm vừa nêu.
Ba ngôi mộ tổ được các chi họ gốc Mạc vốn chung thủy tổ- cụ Mạc Chính Kính, ở các nơi (Tiên Lữ, Văn Quán, Sơn Đông), thường đến thăm viếng. Trong số này, tương truyền có mộ vua Mạc Kính Vũ. Đặc biệt ngôi mộ có cây vú bò được hậu duệ họ Mạc trùng tu lớn năm 1939, do bị động; được biết là quan tài treo, gọi là mộ táng treo. Ngôi mộ tổ bà , (được gọi là công chúa Mạc Chính Lan), trong quan ngoài quách, được phát lộ năm 1965. Danh tính của các vị tổ an táng tại đây đang được tiếp tục minh định.
Để hiểu thêm khu di tích Diệm Xuân cần thấy mối liên quan của nó với khu chùa Sùng Khánh (Tiên Lữ), chỉ cách nhau 10km đường chim bay,( thẳng qua Sơn Đông, Văn Quán. Tiên Lữ ) là nơi cư trú của chi trưởng, hậu duệ trực hệ của cụ Nguyễn Mạc Hữu Pháp, chùa do cụ Pháp trùng tu và trụ trì; nơi tàng trữ các vật quý của nhà Mạc (tương truyền) như : ấn tín, long bào, sắc phong “to bằng chiếc chiếu”, y môn cửu long tranh châu, đũa mun bịt bạc, mảnh đĩa cắt tư để làm chứng anh em, với lời khấn tổ truyền đời “Cao cao tổ Chính Kính, Mạc cải Nguyễn”….Chùa Tiên Lữ có tấm bia quý và cổ, niên đại 1703, trùng thời điểm với bia 1703 ở chùa Trống.Tiên Lữ là nơi đóng quân và bãi tập luyện quân sỹ (Bãi Hội). nơi an nghỉ cuối cùng của tướng Nguyễn Hữu Pháp và nhiều quân lính (khu mả Vàng).
Có thể coi Diệm Xuân là khu tiền đồn, Tiên Lữ là khu hậu cứ của nhà Mạc.
Tóm lại, cụ Cao cao tổ họ Nguyễn-Mạc, mật danh là Mạc Chính Kính, đến đây khai cư khai canh, tập hợp lực lượng, luyện tập quân sỹ, mưu cầu việc lớn, trùng tu và trụ trì chùa chiền. Rồi các Ngài đã viên tịch ở đây, ít ra đếm được ba vị .
Thế mà mấy trăm năm nay, con cháu không có chỗ dâng hương các Ngài, chỉ đứng ngoài trời, và mấy chục năm nay, bà Tổ nằm dưới giọt gianh nhà người ta, mưa rơi thẳng vào mặt. Con cháu thương, đặt mấy viên gạch che đỡ.
May quá, hồng phúc đã được trả lại. Chuyển hướng đột ngột từ Sóc Sơn lên Vĩnh Phúc, hội thảo khoa học thành công bất ngờ, nhờ có sự quan tâm của Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân Vĩnh Phúc, trực tiếp là Giám đốc Sở Văn hóa Trần Văn Quang và UBND Vĩnh Tường.
Và giờ đây hồng phúc nhãn tiền, hiển linh, chúng ta đang động thổ để xây dựng khu căn cứ cũ của các Ngài thành khu du lịch tôn giáo- tâm linh, hoành tráng bằng gấp mấy chục lần xưa. Trước mắt chúng ta, trên diện tích 7661,6m2 này, chẳng bao lâu sẽ hiển hiện các công trình như: nhà bái đường, nhà thờ tổ, đình làng Diệm Xuân, đền thờ các vua Mạc, nhà ở tăng ni,…Thật là viễn cảnh huy hoàng.
Thay mặt hậu duệ của các Ngài, tôi trân trọng cám ơn Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Tường, UBND xã Việt Xuân, công ty tư vấn xây dựng Vĩnh Phúc , đặc biệt là Đại đức Thích Nguyên Cao.
Để viễn cảnh sớm trở thành hiện thực, tôi kêu gọi con cháu họ Mạc, nội ngoại dâu rể, các nhà phú hữu thiện tâm, từ Bắc chí Nam… hãy coi đây là công cuộc chung , chung sức chung lòng, đa đa ích thiện, đóng góp công đức; để cho trăm họ cùng nhau thẳng tiến rồng bay./.
Hà Nội, ngày 18 tháng 2 Giáp Ngọ
(Đây là bản chính thức, thay cho các bản khác)
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.