- Đang online: 1
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 19064
- Tổng truy cập: 3,370,063
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỔ CHỨC HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA KHU DI TÍCH THÀNH DỀN – ĐẤU ĐONG, TẠI XÃ LIÊN KHÊ, HUYỆN THỦY NGUYÊN, TP. HẢI PHÒNG 575
- 470 lượt xem
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỔ CHỨC HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA KHU DI TÍCH THÀNH DỀN – ĐẤU ĐONG, TẠI XÃ LIÊN KHÊ, HUYỆN THỦY NGUYÊN, TP. HẢI PHÒNG
Ngày 03/10/2015, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Ban tổ chức Hội thảo (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng và Uỷ ban nhân dân huyện Thủy Nguyên) đã long trọng tổ chức Hội thảo Đánh giá giá trị di sản văn hóa Khu Di tích Thành Dền – Đấu Đong, tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.
A. Thành phần dự Hội thảo:
1. Ở Trung ương: Hội Bảo vệ Di sản Việt Nam (PGS-TS. Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch); Viện Khảo cổ học Việt Nam (PGS.TS. Bùi Văn Liêm – Phó Viện trưởng); Hội Khảo cổ học Việt Nam (PGS. TS. Tống Trung Tín – Chủ tịch); Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (GS-TSKH. Phan Đăng Nhật – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn phát triển Văn hóa kỹ thuật truyền thống); Viện Hán – Nôm Việt Nam (PGS-TS. Đinh Khắc Thuân); Hội Khoa học Lịch sử Hà Nội (TS. Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch Hội) và Hội đồng Mạc tộc Việt Nam (ThS. Thái Khắc Việt – Chủ tịch).
2. Ở thành phố: Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng (TS. Đoàn Trường Sơn – Chủ tịch Hội, Nhà sử học Ngô Đăng Lợi, Nhà báo Trần Phương – Thư ký); Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Lãnh đạo Sở, Bảo tàng Hải Phòng, Phòng NVVH, Các phòng liên quan); Văn phòng UBND thành phố; Văn phòng – Ban Văn hóa xã hội HĐND thành phố; Văn phòng Thành ủy; Công an thành phố; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Xây dựng; Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên & Môi trường; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hải Phòng; Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng và Công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển Thành Dền.
3. Huyện Thủy Nguyên: Lãnh đạo UBND huyện; Phòng Văn hóa thông tin; Phòng Kinh tế hạ tầng; Phòng Tài nguyên môi trường.
4. Xã Liên Khê: Thường trực Đảng ủy; Thường trực HĐND; Lãnh đạo UBND; Cán bộ văn hóa; Cán bộ địa chính.
5. Thôn Thiểm Khê (xã Liên Khê): Bí thư chi bộ, Trưởng thôn.
6. Cơ quan báo, đài: Đài Truyền hình Hải Phòng; Báo Hải Phòng và Báo An ninh Hải Phòng.
B. Chủ trì Hội thảo: PGS-TS. Đặng Văn Bài (Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Di sản Việt Nam); Ông Đoàn Duy Linh (Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hải Phòng); TS. Đoàn Trường Sơn (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng) và Lãnh đạo UBND huyện Thủy Nguyên. Tổ thư ký: Nhà báo Trần Phương (Thư ký Hội KHLS Hải Phòng) và Cử nhân Đỗ Đình Tuân (Cán bộ chuyên môn SVHTT&DL, HP).
C. Chương trình Hội thảo:
1. Báo cáo Đề dẫn Hội thảo: TS. Đoàn Trường Sơn – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử, TP. Hải Phòng.
2. Các báo cáo nghiên cứu và tham luận: Báo cáo kết quả nghiên cứu của Bảo tàng Hải Phòng; Báo cáo kết quả nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam (PGS.TS. Bùi Văn Liêm – Phó Viện trưởng); Báo cáo Tham luận của Hội Khoa học Lịch sử Hà Nội (TS. Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch Hội); Báo cáo Tham luận của Viện Hán – Nôm Việt Nam (PGS-TS. Đinh Khắc Thuân); Báo cáo Tham luận của Nhà sử học Ngô Đăng Lợi; Báo cáo Tham luận của UBND xã Liên Khê; Báo cáo Tham luận của nhà giáo Lê Xuân Lựa (cựu Hiệu trưởng trường tiểu học Lại Xuân, Thủy Nguyên – Chi hội Lịch sử Thủy Nguyên, Hội viên HVNDGVN); Báo cáo Tham luận của Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng (TS. Hoàng Văn Kể – Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc TP. Hải Phòng).
3. Thảo luận tại hội trường: Ý kiến của PGS-TS. Tống Trung Tín – Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam; Ý kiến của GS-TSKH. Phan Đăng Nhật – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn phát triển Văn hóa kỹ thuật truyền thống.
4. Kết luận Hội thảo: PGS-TS. Đặng Văn Bài (Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Di sản Việt Nam).
PHẦN NỘI DUNG HỘI THẢO
Báo cáo đề dẫn (TS. Đoàn Trường Sơn – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử, TP. Hải Phòng)
NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LIÊN KHÊ, HUYỆN THỦY NGUYÊN
Liên Khê là một trong những vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Tuy nhiên, những di sản lịch sử – văn hóa chưa được tổ chức nghiên cứu thấu đáo nên việc khai thác khoáng sản đã có những tác động nhất định tới môi trường và các di tích này. Trước yêu cầu bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích phát triển kinh tế với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản lịch sử – văn hóa, Ủy ban nhân dân thành phố đã có văn bản giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật, Hội Khoa học Lịch sử mời các cơ quan, các nhà khoa học có uy tín tiến hành nghiên cứu, khảo sát, nhằm đánh giá những giá trị di sản lịch sử – văn hóa trên địa bàn xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học giúp Ủy ban nhân dân thành phố có những quyết định trong việc bố trí việc khai thác khoáng sản và cho phép xây dựng khu tâm linh tại khu vực Thành Dền – Đấu Đong…
Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố,Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trân trọng kính mời Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và một số nhà khoa học thuộc Viện Khảo cổ học, Hội Khảo cổ học cùng Bảo tàng Hải Phòng tiến hành nghiên cứu, khảo sát nhiều điểm tại xã Liên Khê và đã thu được những kết quả bước đầu. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật, Hội Khoa học Lịch sử phối hợp với các cơ quan, các nhà khoa học Trung ương tổ chức hội thảo đánh giá những giá trị di sản văn hóa trên địa bàn xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.
Hội thảo đã có 8 báo cáo khoa học đã tập trung phản ánh những nội dung theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố:
1. Những kết quả nghiên cứu, khảo sát tại xã Liên Khê
– Năm 1977 và tháng 4-2001, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều bộ sưu tập đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn ở núi Tọi, núi Thành Dền, Điệu Tú (trống, chậu, rìu, mũi giáo, dao…) và một số mảnh gốm, mộ cổ thuộc niên đại đầu công nguyên;
– Ngày 20-10-2009, tại khu vực chân núi Thành Dền, Công ty Cổ phần Xi măng Tân Phú Xuân, trong khi san ủi đất đồi làm đường đã làm bật lên ngôi mộ cổ. Nhận được thông tin, Bảo tàng Hải Phòng đã khai quật chữa cháy ngôi mộ cổ. Căn cứ cấu trúc mộ, cấu trúc quan tài, các hiện vật chôn theo và đối chiếu với kết quả nghiên cứu một số mộ thuyền đã phát hiện tại Hải Phòng, mộ thuyền Liên Khê có niên đại TK I, II (SCN). Các di vật trên hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng;
– Trong hai tháng 8 và 9 năm 2015, cán bộ của Viện Khảo cổ, Hội Khảo cổ học và Bảo tàng Hải Phòng đã tiến hành khảo sát, điều tra trên phạm vi xã Liên Khê, trong đó tập trung vào các khu vực núi Thành Dền, chùa Xối, núi Bụt Mọc… cũng đã thu được nhiều hiện vật đồ gốm, đồ đá (tượng voi), đồ đồng (rìu, ang, mũi tên, tiền), gạch cổ, mộ cổ và dấu tích thành Thạch Bích (thành Dền), “Đấu đong quân” dưới triều Mạc…
2. Một số tư liệu lịch sử đề cập về vị trí của vùng núi Liên Khê trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông năm 1288, về thành Thạch Bích và thân vương nhà Mạc trong trận chiến tại thành đá này.
Một số báo cáo đã dẫn một số công trình nghiên cứu lịch sử đề cập về vị trí của vùng núi Liên Khê trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông năm 1288 và những tài liệu lịch sử, như Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống chí và ký ức dân gian nói về thành Thạch Bích (thành trên núi Dền), về Mả Ba Vua, về các thân vương nhà Mạc…
3. Vùng núi Liên Khê có nhiều di tích lịch sử, văn hoa – tín ngưỡng
Trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, hiếm có địa phương nào có nhiều di tích lịch sử, văn hóa – tín ngưỡng như ở vùng núi Liên Khê. Tiêu biểu là chùa Thiểm Khê (di tích Quốc gia), chùa Mai Động (di tích Quốc gia), đền Thụ Khê thờ Trần Hưng Đạo (di tích Quốc gia), chùa Điệu Tú, chùa Xối, chùa Thụ Khê; các đền miếu Cửa Nghè, Cây Thị, Giếng Si, Áng Vải, Ba Vua, Chùa Hang, Thần Ngọc Dung, Phu Linh… Hầu hết các di tích này đều tọa lạc trên các núi đá, thung áng, đồi núi ven sông…
4. Việc khai thác khoáng sản cần được quy hoạch lại, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích phát triển kinh tế với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản lịch sử – văn hóa
Thực tế, trong nhiều năm, việc khai thác khoáng sản ở khu vực Liên Khê diễn ra khá nhộn nhịp. Nhiều dãy núi đá, trong đó có núi Thành Dền, bị phá hủy, thậm chí khai thác âm tới 3 mét trên diện rộng hàng chục ha. Điều đó đã dẫn đến nhiều di tích khảo cổ, dấu tích thành Thạch Bích, một số di tích tín ngưỡng cũng bị mất theo. Lợi ích kinh tế giữa hy sinh khoáng sản, môi trường với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trong phát triển bền vững phải được đặt ra trước khi quá muộn.
Với mục đích của hội thảo do yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố, đề nghị các nhà khoa học, các đại biểu tham dự cần tập trung thảo luận, làm rõ những nội dung cơ bản sau:
– Qua kết quả nghiên cứu, khảo sát, có thể khẳng định cơ sở khoa học đối với những giá trị của các di sản lịch sử – văn hóa trên địa bàn xã Liên Khê, trong đó có các vùng lõi di tích Thành Dền – Đấu Đong;
– Đề xuất các giải pháp bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích phát triển kinh tế (khai thác khoáng sản) với bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản văn hóa (khoanh vùng bảo vệ, đầu tư tôn tạo, phục dựng các di tích);
– Kiến nghị những nội dung khác có liên quan tới cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý trong khai thác khoáng sản và bảo tồn, phát huy giá trị các di sản hoặc đầu tư xây dựng khu văn hóa tâm linh gắn với các di tích lịch sử theo đề án phát triển kinh tế – xã hội của huyện Thủy Nguyên ./.
(Các báo cáo tham luận tại Hội thảo xin phép đăng trong các kỳ tiếp theo).
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
1. Ông Đoàn Duy Linh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, khai mạc Hội thảo.
2. Bảo tàng Hải Phòng trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.
3. PGS.TS. Bùi Văn Liêm (Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam), trình bày Báo cáo kết quả nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam.
4. TS. Nguyễn Văn Sơn (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hà Nội), trình bày Báo cáo Tham luận.
5. PGS-TS. Đinh Khắc Thuân (Viện Hán – Nôm Việt Nam), trình bày Báo cáo Tham luận.
6. Nhà sử học Ngô Đăng Lợi, trình bày báo cáo tham luận.
7. TS. Hoàng Văn Kể (Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc TP. Hải Phòng) trình bày Báo cáo Tham luận của Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng
8. PGS-TS. Tống Trung Tín (Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam), trình bày ý kiến thảo luận.
9. GS-TSKH. Phan Đăng Nhật (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn phát triển Văn hóa kỹ thuật truyền thống), trình bày ý kiến thảo luận.
10. PGS-TS. Đặng Văn Bài (Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Di sản Việt Nam) kết luận Hội thảo.
Tin: Hoàng Sơn Hiền – CVP HĐMT Hải Phòng
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.