- Đang online: 1
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 18513
- Tổng truy cập: 3,369,881
Một số tài liệu mới về cuộc đời và sự nghiệp đồng chí Phan Đăng Lưu – GS.TSKH. Phan Đăng Nhật 537
- 665 lượt xem
Một số tài liệu mới về cuộc đời và sự nghiệp đồng chí Phan Đăng Lưu
GS.TSKH. Phan Đăng Nhật
1. Đồng chí Phan Đăng Lưu là hậu duệ thứ 19 của Thái tổ Mạc Đăng Dung, quê ở xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (từ ga Chợ Sy, cách thành phố Vinh 40 km về phía Bắc, theo đường 38 chừng 11km).
Đồng chí sinh ngày 5 tháng 5 năm 1902 (28 tháng 3 năm Nhâm Dần, theo số tử vi do cụ thân sinh để lại).
2. Đồng chí Phan Đăng Lưu là một trí thức, một vị lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản Đông Dương với nhiều chức trách và nhiệm vụ.
– Ủy viên lâm thời Xứ ủy Trung Kỳ: được chỉ định vào giữa tháng 8 năm 1936.
– Ủy viên Ban Chấp hành: được bầu ngày 3-9-1937 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng ở Hóc Môn, Bà Điểm, Gia Định.
– Ủy viên Thường vụ: được bầu tại hội nghị đại biểu cả ba xử ủy, vào tháng 3 năm 1938, trong Ban chấp hành mới, do đ/c Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng bí thư.[1]
Xin ghi rõ ý kiến sau đây của GS. Đinh Xuân Lâm, ủy viên ban biên soạn sách Phan Đăng Lưu – tiểu sử.:
“Nếu như chưa có thêm những thông tin, tư liệu gì mới và căn cứ vào các hồi ký bài viết của các tác giả có trách nhiệm, có người trực tiếp hoạt động trong phong trào và có tư cách là những nhân chứng lịch sử, cũng như những người có điều kiện tiếp cận và khai thác hồ sơ tư liệu của Đảng; chúng ta có thể xác định các mốc lớn sau đây;
1. Từ tháng 3 năm 1938, Phan Đăng lưu đã được “bầu” vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
2. Và cũng từ tháng 3 năm 1938, Phan Đăng Lưu đã được bầu là Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng….Sẽ còn phải trao đổi thêm về thông tin này, nhưng chúng ta có quyền tin vào ý kiến của Nguyễn Như Hạnh, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ và ý kiến của Hoàng Tùng, nguyên Ủy viên Ban Bí thư là những người có trách nhiệm trước Đảng và là những nhân vật cốt cán của Đảng.
Cũng nên lưu ý là, khi Hoàng Tùng, viết “Phan Đăng Lưu là Ủy viên thường vụ”, thì bây giờ Lê Duẩn, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt,…chắc đều biết ý kiến này của Hoàng Tùng, mà không có ý kiến “phản biện”, điều đó có ý nghĩa là đã công nhận, đã chấp nhận rằng sự việc là có, là đúng sự thật”[2]
– Đ/c Phan Đăng Lưu là Ủy viên Thường vụ đảm trách nhiệm vụ Bí thư: cuối tháng 4 năm 1940, đ/c Võ Văn Tần, Ủy viên thường vụ bị địch bắt, đ/c Phan Đăng Lưu là Ủy viên Thường vụ duy nhất, ngoài ra cũng không còn Ủy viên Trung ương nào nữa; đ/c phải đảm nhiệm việc lãnh đạo Đảng, với nhiệm vụ, cương vị Tổng bí thư.
“Sau ngày 17-1-1940 (đ/c Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt), Phan Đăng Lưu là người trực tiếp phối hợp với Võ Văn Tần giải quyết mọi việc của Đảng: từ điều hành các xứ ủy Bắc, Trung, Nam đến điều hành các bộ phận văn phòng, tuyên truyền, tổ chức, mặt trân,…và các đảng bộ ở Miên và Lào; tìm cách bắt liên lạc với Quốc tế Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Công việc thật nhiều và rất nặng nề. Tuy vậy, dưới sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp của Phan Đăng Lưu, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với đồng chí Võ Văn Tần – Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, với Xứ ủy và thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn,…đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ” [3]
“Hội nghị xứ ủy mở rộng kết thúc chưa lâu thì vào ngày 21-4-1940, đồng chí Võ Văn Tần bị địch bắt tại một cơ sở ở đồn điền cao su làng Tân Xuân, quận Hóc Môn, Gia Định” [4]
Trong tình thế đó, trong ban lãnh đạo Đảng cộng sản Đông Dương, đ/c chí Phan Đăng Lưu tất yếu phải thay đ/c Nguyễn Văn cừ, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam và đ/c đã hoàn thành nhiệm vụ rất xuất sắc.
3. Đ/c Phan Đăng Lưu học trường quân sự Hoàng Phố
Việc đ/c Phan Đăng Lưu học trường quân sự Hoàng Phố được xác định do hai tư liệu sau đây:
Tài liệu 1, tài liệu mật thám Pháp.
Vào những năm 20 của thế kỉ trước, tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng (gọi tắt là Tân Việt) được thành lập ở trong nước. Tân Việt ngày càng phân hóa sâu sắc dẫn tới hình thành hai xu hướng: Một là cải tổ Tân Việt theo hướng quốc gia liên hiệp. Hai là xu hướng hợp nhất với Thanh niên. Phan Đăng Lưu là một trong những người tích cực nhất ủng hộ việc hợp nhất giữa Tân Việt với Thanh niên. Bởi vậy, ông được cử sang Quảng Châu để bàn chuyện hợp nhất với Tổng bộ Thanh niên.
– Theo tài liệu của mật thám Pháp còn lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam thì trong thời gian ở Quảng Châu với sự giúp đỡ của Đinh Tế Dân – một sĩ quan người Việt, giáo viên Trường quân sự Hoàng Phố – Phan Đăng Lưu được nhận vào học ở trường này.
Tài liệu 2, thư của ông Trần Ngọc Điệp
– Trong bức thư của ông Trần Ngọc Điệp, người bạn tù của đ/c Phan Đăng Lưu, từ Đak Lak, đề ngày 28-3-1988, gửi cho cụ Phan Đăng Tài, em trai của đ/c Phan Đăng Lưu, có đoạn như sau: “Có một chi tiết là anh Lưu rất giỏi tiếng Trung Quốc, vì anh vốn giỏi chữ nho. Anh có cho tôi biết là anh đã tốt nghiệp quan II trường Không quân Trung Quốc. Lúc bấy giờ, như anh Đàm Quang Trung (sau anh Lưu), anh Lê Hồng Phong, đều học trường Hoàng Phố” (Thư lưu tại nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu)
4. Sự man rợ của kẻ thù đối với đ/c Phan Đăng Lưu, ở bốt Catina
Xin mô tả cách chúng tra tấn anh Phan Đăng Lưu, sau khi dùng đủ mọi cách tra tấn “thông thường” như đánh đập, lộn mề gà, cho uống nước xà bông v.v… mà không khai thác được điều gì nơi anh, sau đó chúng dùng thương nhái đặc biệt để tra anh bằng cách đinh cút đóng vào 10 đầu ngón tay anh rồi lấy thước gõ vào từng cái, tôi thấy anh bất ngờ thét lên một tiếng đồng thời đập mạnh bàn tay xuống bàn, 10 cây đinh ngập lút vào 10 đầu ngón tay anh khiến bọn chúng la hoảng vội kêu bác sỹ đến nhổ đinh ra. Cách này cũng không đạt kết quả mong muốn, chúng lại dùng phương pháp khác là trói chặt tay và thân người vào một cái ghế, chúng nhúng hai bàn chân vào một cái thau nước ấm chứa đầy trùng (giun), hai bàn chân anh bị đánh dập nát lở loét những con trùng liền chui vào các vết lở loét gây đau đớn không tả xiết, lúc đó tôi thấy anh Phan Đăng Lưu nghiến răng, trợn mắt, da mặt anh chuyển từ màu đỏ sang tím rồi sang màu xanh, mắt anh nhìn bọn chúng lóe lên ánh căm thù, đến khi đau đớn quá mức, anh dãy dụa rồi ngất đi, người ngả bật ngửa ra sau, hai bàn chân anh bật lên còn dính lúc nhúc hàng trăm con trùng (giun) đang rúc chặt vào da thịt anh, lúc đó chúng liền sai một người tù đến rứt từng chùm trùng (giun) ra như người ta nhổ mạ, trùng rứt ra đến đâu thì tại chỗ mà trùng (giun) vừa đục khoét chui vào ấy máu phụt ra như vòi rồng bắn vào vách tường phòng tra tấn. Lúc ấy tôi (Mười Lụa) choáng váng, mắt tối sầm không còn thấy gì, hồi lâu tôi mới tỉnh lại. Tại chỗ giam, chúng còng chung 5, 6 người trong một cây sắt dài và tôi bị còng gấn chỗ anh Lưu, khi anh về chỗ, tôi hỏi anh đau đớn như thế nào khi trùng (giun) chui vào chân, anh nói các kiểu tra tấn cực hình đó của chúng, anh đã chịu đủ nhưng chưa thấy kiểu nào đau đớn bằng lúc trùng (giun) rúc vào chân mình, nó đau xé tim ra từng mảnh, lúc đầu mình cắn răng chịu đựng nhưng tới khi đau đớn quá mức thì bất tỉnh, không còn hay biết gì nữa[5].
[1] Nguyễn Thị Hồng Tâm, tức Mười Lụa-tài liệu lưu ở nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
P.Đ.N – 18/12/2015
[1] Chúng tôi đã thống kê được 14 tài liệu, kể cả bia mộ , ghi rõ đ/c Phan Đăng Lưu là Thường vụ ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng, xin ghi tóm tắt xuất xứ một số trường hợp: -Hoàng Tùng, Một lãnh tụ trẻ tuổi,- Trần Giang:Lịch sử khởi nghĩa Nam Kỳ, -Báo Nhân dân số 3-2-1965,tr.2, -Tù điển Bách khoa thư Việt Nam, tr.403, -Minh Thi: báo Lao động số 8-4-2001, -Sách Lê duẩn tiểu sử, tr.110, -Sách Trần Quốc Hương nhân cách và kỳ tích,-Tạp chí nghiên cứu lịch sử Đảng số tháng 9-10-1972,-Sài Gòn giải phóng ngày 22-1-1986,-Bia mộ đ/c Phan Đăng Lưu tai nghĩa trang liệt sỹ TP HCM,v. v…..
[2] Đinh Xuân Lâm:Về thông tin “Phan Đăng Lưu là Ủy viên Trung ương Đảng từ 1939 đến 1941 và cũng trong thời gian này là Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng”, Văn hóa Nghệ an, số 170 ngày 10-4-2010.
[3] Chương trình viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo tiền bối, Vũ Văn Thuấn , chủ biên (theo Quyết Định số 1721- QĐ/HVCT-HCQG, tháng 6-2009): Phan Đăng Lưu –Tiểu sử, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2015, tr.241
[4]Chương trình viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo tiền bối, Vũ Văn Thuấn , chủ biên (theo Quyết Định số 1721- QĐ/HVCT-HCQG, tháng 6-2009): Phan Đăng Lưu –Tiểu sử, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2015, tr.243.
Ảnh chụp 11/10/1929
Bia mộ đc Phan Đăng Lưu tại nghĩa trang liệt sỹ TP. HCM
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.