- Đang online: 2
- Hôm qua: 918
- Tuần nay: 15774
- Tổng truy cập: 3,369,024
BỨC QUỐC THƯ CỦA MỘT NGƯỜI NGHỆ AN Lời người sưu tầm: HOÀNG TRẦN HOÀ –
- 263 lượt xem
BỨC QUỐC THƯ CỦA MỘT NGƯỜI NGHỆ AN
Lời người sưu tầm: HOÀNG TRẦN HOÀ
Đây là bài viết về Bức Quốc thư của Phúc Nghĩa Hầu Nguyễn Cảnh Đoan gửi Quốc Vương Nhật bản năm 1591, thời kỳ vương triều Nhà Mạc. Qua nội dung bài này, hy vọng các nhà sử học hoặc con cháu họ Mạc ở Nhật liên hệ với Bảo tàng Nhật bản tìm hiểu liệu các cụ nhà Mạc có bức thư nào gửi bang giao với Nhật bản không.
Tin đăng Baonghean.vn, ngày: 23/12/2014 – Xem: 532 – Tử Quang
Giữa tháng 4/2014, báo chí Nhật Bản và Việt Nam đưa tin về việc: Bảo tàng Quốc gia Nhật Bản tuyên bố vừa tìm thấy bức thư cổ nhất của Vương quốc An Nam gửi đến Nhật Bản. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề này chỉ mới dừng lại ở việc đưa tin về việc phát hiện. Vậy chúng tôi xin được cung cấp cho độc giả một số tư liệu để có cái nhìn rõ hơn về nội dung cũng như mọi vấn đề liên quan tới bức Quốc thư lịch sử này…
Theo tin đã đưa, bức thư có chiều rộng 33,3 cm và chiều dài 34,9 cm, gồm 180 chữ Hán viết trên giấy dó. Mặc dù trải qua 423 năm nhưng chữ viết vẫn còn rõ. Trước hết, chúng tôi dịch bức Quốc thư này ra tiếng Việt như sau:
Nội dung bức quốc thư:
“Phúc Nghĩa hầu họ Nguyễn giữ chức Phó Đô đường nước An Nam kính thư đến Quốc vương bệ hạ nước Nhật Bản. Tôi trộm nghe rằng: chữ tín là báu vật của quốc gia, thật đáng phải vun đắp. Năm ngoái, tôi gặp Trần Lương Sơn (người Nhật) đến đất nước chúng tôi và bảo rằng Quốc vương có ý thích loại voi chiến. Tôi có 1 con voi, bèn giao cho Trần Lương Sơn đem về tặng Quốc vương, nhưng vì tàu nhỏ nên không thể chở được. Tôi liền lấy 2 cây trầm hương tốt, 1 cái lọng che mưa, 1 kiện ngà voi và 1 tập vải gai gửi tới Quốc vương để vun đắp lòng hiếu tín. Năm sau, Long Nham (người Nhật) lại tới đất nước chúng tôi và nói rằng Quốc vương chưa thấy Trần Lương Sơn và những tài vật kể trên. Vậy nay, tôi có 1 cái lọng che mưa, lại gửi đến Quốc vương để giữ chữ tín. Nếu như Quốc vương thích các vật lạ của đất nước chúng tôi thì hãy sai Long Nham đem 2 thanh gươm tốt, 1 bộ áo giáp tốt gửi cho người họ Nguyễn đã mua được các vật lạ ở Nhật Bản để ông ấy đưa về.
Đấy là Quốc vương đã mở ra cái nghĩa giao tín qua lại giữa hai nước rồi vậy. Nay thư !
Ngày 21, nhuận tháng 3 niên hiệu Quang Hưng thứ 14.”
Trước đây, các học giả am tường nhận định, bức thư do Thuỵ Quốc công Nguyễn Phước Nguyên gửi cho Tokugawa Ieyasu, vào năm 1601, được xem là bức thư ngoại giao sớm nhất giữa Việt Nam và Nhật Bản. Bức Quốc thư trên có niên đại sớm hơn bức thư của Thuỵ Quốc công 10 năm. Như vậy, đây là “Bức thư ngoại giao đầu tiên giữa Việt Nam và Nhật Bản” – tính tới thời điểm hiện tại.
Tác giả bức quốc thư
Ngay từ dòng đầu tiên, bức Quốc thư ghi rõ chức quan của người gửi là “Phó Đô đường”. Đây là chức “phó” của chức Đô đường hoặc Đại đô đường – chức quan này xuất hiện trong các bức Quốc thư của “Đô Đường Quan Văn Lý Hầu” gửi sang Nhật Bản năm 1610. Trong bức Quốc thư Quảng Phú Hầu Nguyễn Cảnh Hà gửi Quốc vương Nhật Bản năm 1610 cũng có nhắc tới việc Đại Đô Đường Thư Quận công cứu vớt và nuôi dưỡng các thương nhân Nhật Bản trong vụ đắm thuyền tại Cửa Hội. Chức Đô đường này tương đương với chức Tổng đốc hoặc Tuần phủ, tức chức quan đứng đầu 1 vùng hành chính. Bức thư này do Phó Đô đường viết, như vậy một phần khẳng định bức thư này gửi sang Nhật Bản từ phía Chính phủ Lê Trịnh (Đàng Ngoài sau này) chứ không phải từ Tổng trấn tướng quân kiêm quản Thuận – Quảng (Đàng Trong sau này). Bởi, thư từ ở Đàng Trong phải do chính Chúa Nguyễn thực hiện, trong khi ở Đàng Ngoài, nhiều quan chức dưới quyền Chúa Trịnh cũng được phép thư từ qua lại với Nhật Bản.
Bức thư ghi rõ: “… Phúc Nghĩa hầu họ Nguyễn…”, cho chúng ta biết người gửi bức thư cho Quốc vương Nhật Bản là người họ Nguyễn, tước hiệu là Phúc Nghĩa hầu. Bức quốc thư này người viết không đề rõ tên mà chỉ viết tước hiệu cùng với họ. Điều này rất khó khăn trong việc xác định tên họ của nhân vật lịch sử. Ấy là chưa kể việc trùng lặp các tước hiệu giữa những người khác nhau. Tuy nhiên, điều khác biệt để nhận biết là tuy có cùng tước hiệu nhưng họ tên và thời đại của các nhân vật thì khác nhau rất rõ. Vì vậy, người thảo bức Quốc thư này chắc chắn phải là người họ Nguyễn. Chúng tôi đã tra cứu trong rất nhiều bộ quốc chí cũng như phương chí, chỉ thấy “Phúc Nghĩa hầu” xuất hiện trong phả hệ của dòng họ Nguyễn Cảnh và ở bộ tiểu thuyết chương hồi Hoan Châu ký.
Chính vì vậy, chúng tôi khẳng định nhân vật Phúc Nghĩa hầu họ Nguyễn được nói tới trong bức Quốc thư chính là Phúc Nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Đoan. Theo phả hệ họ Nguyễn Cảnh, Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan có tất cả 10 người con trai,
trong đó Phúc Nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Đoan là con trai thứ 8. Theo ban quản tộc dòng họ Nguyễn Cảnh thì hiện nay, Phúc Nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Đoan chưa rõ hậu duệ và nơi thờ tự. Chúng tôi sẽ tiếp tục khảo cứu thêm để tìm hiểu rõ hơn về nhân vật lịch sử này.
Bức thư ngoại giao gợi mở quan hệ Việt – Nhật
Ngay trong câu cuối của bức Quốc thư, đã khẳng định: “Đấy là Quốc vương đã mở ra cái nghĩa giao tín qua lại giữa hai nước rồi vậy”. Bức thư này được viết vào năm 1591 thì năm sau, năm 1592, Nhật Bản mở ra thời kỳ “Châu ấn thuyền” – thời kỳ mở rộng ngoại giao và thương mại thịnh vượng nhất của họ đối với đất nước ta và nhiều nước khác. Chính quyền Nhật Bản đương thời đã cấp “châu ấn trạng” – văn bản đóng ấn đỏ của Tướng quân Mạc phủ cấp cho thương thuyền đi giao thương tại thương cảng Hội An (Quảng Nam), Phố Hiến (Hưng Yên) và đặc biệt là Phục Lễ (Hưng Nguyên – Nghệ An). Lúc bấy giờ, Phục Lễ là một trong những thương cảng quốc tế sầm uất và quan trọng bật nhất nước ta, có quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia mà nhiều nhất là các thương thuyền Nhật Bản. Tại đây, người Nhật đã mở phố buôn bán cũng như một số các công trình văn hoá khác. Trong khoảng mấy mươi năm, người Nhật và Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ hữu nghị không chỉ về kinh tế mà còn là ngoại giao, văn hoá…Tuy nhiên, sau này vì lý do khách quan và chủ quan nên thương cảng một thời vang bóng này đã suy tàn và hoàn toàn biến mất. Vấn đề này dài nên chúng tôi xin đề cập cụ thể tại bài viết sau.
Bức Quốc thư này tuy ngắn, thực sự đã gợi mở nhiều điều về mối quan hệ Việt – Nhật trong lịch sử. Ngoài quan hệ “đồng văn” thì mối quan hệ về ngoại giao đã được xác lập từ rất sớm, góp phần quan trọng trong việc thắt chặt mối quan hệ giao thương giữa hai bên sau đó. Đây là bằng chứng gốc rất có giá trị để nghiên cứu thêm về mối quan hệ song phương Việt – Nhật trong lịch sử.
Phiên bản bức thư:
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH
Viết bình luận
Tin liên quan
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- TỌA ĐÀM VỀ HAI BIA ĐÁ TÌM THẤY TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, TP. HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.