- Đang online: 2
- Hôm qua: 918
- Tuần nay: 16526
- Tổng truy cập: 3,369,157
MẠC THÁI TỔ – VỊ VUA SÁNG LẬP VƯƠNG TRIỀU MẠC 05:42 23/06/2015 – Hải Anh (Hoàng trần Hòa trích Cổng giao tiếp Điện tử Hà nội).
- 258 lượt xem
MẠC THÁI TỔ – VỊ VUA SÁNG LẬP VƯƠNG TRIỀU MẠC
05:42 23/06/2015 – Hải Anh (Hoàng trần Hòa trích Cổng giao tiếp Điện tử Hà nội).
HNP – Nhằm cung cấp những tư liệu nghiên cứu về nhà mạc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Hội Sử học Hà Nội, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội xuất bản cuốn sách “Vương Triều Mạc với sự nghiệp canh tân đất nước”. Cuốn sách tập trung làm rõ những đóng góp của nhà Mạc về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, sử dụng nhân tài, phát triển kinh tế nông nghiệp, công thương nghiệp, quân sự và nhất là trong việc xây dựng quốc đô Thăng Long từ năm 1527 đến năm 1592.
Mạc Thái Tổ (1483-1541), niên hiệu: Minh Đức tên húy là Mạc Đăng Dung, cháu bảy đời của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Quê quán ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương nay là xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Ông trị vì từ năm 1527 – 1529. Mạc Đăng Dung là người giỏi võ nghệ, có sở trường về môn vật và múa đao. Thời vua Lê Uy Mục tổ chức thi tuyển dũng sỹ, Mạc Đăng Dung đã trúng Đô lực sỹ, được sung vào đội quân Túc Vệ. Ông lập được nhiều công lao, nên đã tiến nhanh trên con đường quan lộ, làm quan đến chức Thái sư An Hưng Vương, đứng đầu triều.
Từ năm 1524 đến năm 1527, khủng hoảng cung đình nhà Lê sơ lên đến tột đỉnh. Mặc dù đã ra sức giúp Lê Cung Hoàng củng cố triều chính, thế nhưng ngôi chính thống của nhà Lê qua 4 đời vua (từ Uy Mục đến Chiêu Tông) đều không cáng đáng được việc nước, lại luôn hãm hại, giết hại công thần, cả những người có công. Bởi thế, năm 1527, “thần dân trong Kinh đều theo Mạc Đăng Dung và đón Đăng Dung vào Kinh” nên ông đã phế bỏ nhà Lê sơ lập ra nhà Mạc.
Việc nhà Mạc thay thế nhà Lê là một tất yếu lịch sử. Giáo sư – Viện sỹ Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh: “Nhà Mạc là vương triều ra đời và tồn tại sau nhà Lê. Việc nhà Lê sụp đổ, nhà Mạc thay thế là một hiện tượng có ý nghĩa tiến bộ, được nhiều người ủng hộ”. Sau khi ra đời và tồn tại, nhà Mạc có đóng góp nhất định về mặt văn hóa, về mặt tư tưởng và một phần nào đó về mặt kinh tế”. Giáo sư Anh hùng lao động Vũ Khiêu nhận xét về Mạc Thái Tổ, vị vua sáng lập ra Vương Triều Mạc như sau: “Nhìn lại những tư tưởng và việc làm của Mạc Đăng Dung ta thấy ông xuất hiện như một bông hoa xuyên tuyết, chọc thủng lớp dày băng giá mùa đông để chào đón mùa xuân của đất nước”. Giáo sư Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện sử học cũng khẳng định: “Khi khủng hoảng cung đình diễn ra trầm trọng, triều đình đổ nát, dân tình cực khổ, Mạc Đăng Dung đã dẹp được các phe phái phân chia, cát cứ, lên ngôi tạo dựng được cơ nghiệp, góp phần ổn định đời sống xã hội, xây dựng và phát triển được đất nước về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội…trong nửa thế kỷ XVI. Thành tựu của nhà Mạc không ai có thể phủ nhận được”…
PGS.TS Trần Thị Vinh, Viện Sử học cũng khẳng định: “Sự kiện Mạc Đăng Dung phế bỏ triều Lê – một triều đại mà Mạc Đăng Dung từng gửi gắm ba phần tư quãng đời để lập ra triểu đại mới của dòng họ Mạc, không phải là một điều sỉ nhục như nhiều sử thần phong kiến đã gán cho Mạc Đăng Dung. Đã đến lúc Mạc Đăng Dung và triều đại nhà Mạc phải được trả về vừa tầm với vị trí của mình. Tôi đồng tình với một số ý kiến của giới sử học gần đây trong cách đánh giá Mạc Đăng Dung và nhà Mạc. Tức chúng tôi nhìn nhận Mạc Đăng Dung không phải như một kẻ “nghịch thần” và cũng nhìn nhận một cách tương đối có cơ sở về những đóng góp của vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử nói chung”. Nếu coi Mạc Đăng Dung là kẻ “thoán đoạt”, là “nghịch thần”.v.v. và coi nhà Mạc là “ngụy triều” tức là đã phủ nhận những đóng góp của nhà Mạc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục và nghệ thuật.
Về chính sách đối nội và phát triển kinh tế: khi mới thành lập, nhà Mạc đã ban hành một số chính sách nhằm ổn định kinh tế đất nước, khôi phục sản xuất và ổn định trật tự xã hội. Trong một thời gian ngắn nhà Mạc đã khôi phục nền kinh tế nông nghiệp. Chính sử nhà Lê – Trịnh cũng phải thừa nhận: “Thường được mùa to, trong cõi tạm yên”; “Người đi buôn bán và đi đường đều đi tay không. Ban đêm ngủ không có trộm cướp, trâu bò thả không phải đem về,… đường xá không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng….”. Nghề thủ công, nhất là nghề gốm sứ dưới thời Mạc đặc biệt phát triển, mở ra khả năng lớn về cơ sở cho một nền kinh tế thị trường.
Về giáo dục: Nhà Mạc luôn chú trọng mở các khoa thi tuyển chọn người tài. Năm 1529, Mạc Thái Tổ tổ chức khoa thi Tiến sỹ đầu tiên dưới triều Mạc. Trong khoa thi này, nhà Mạc lấy đỗ Tiến sỹ 30 người. 65 năm trị vì ở Thăng Long (1527-1592), nhà Mạc tổ chức 22 khoa thi, lấy đỗ 484 Tiến sỹ, trong đó, phải kể đến những cá nhân kiệt xuất đóng vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc như Trạng nguyên Nguyễn Thiến, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng nguyên Giáp Hải. Vừa qua, bia đá thời Lê – Mạc tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám đã được thế giới công nhận là di sản tư liệu ký ức thế giới.
Về văn hóa: “Mạc thị sùng Nho” nhưng không độc tôn Nho Giáo. Thời Mạc có sự cởi mở trong hoạt động tín ngưỡng và văn hóa. Sau một thời kỳ bị kìm hãm dưới thời Lê, Phật giáo dưới thời Mạc được khôi phục và phát triển hưng thịnh. Qua tư liệu văn bia, chúng ta biết được 168 ngôi chùa đã được xây dựng và trùng tu dưới thời Mạc, trong đó, có khoảng 80 ngôi chùa do các Hoàng thân quốc thích nhà Mạc và quan lại công đức xây dựng. Nhiều ngôi đình như: Tây Đằng, Thổ Hà, Thụy Phiêu, Lỗ Hạnh, La Phù… được xây dựng dưới nhà Mạc.
Về chính sách đối ngoại: Mạc Đăng Dung lên ngôi, lòng người hướng về, thế nhưng một số cựu thần nhà Lê ra sức chống đối và sang cầu viện nhà Minh đánh nhà Mạc. Trước tình thế phải đối mặt với thù trong giặc ngoài, để tránh họa mất nước và cũng để tránh cho nhân dân bao năm khổ cực nay lạ phải rơi vào cảnh chiến tranh, loạn lạc, Mạc Đăng Dung đã thi hành chiến lược “thần phục giả vờ, độc lập thật sự” với nhà Minh. Cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã dẫn Minh sử để nhấn mạnh: “Họ Mạc nộp toán đất khống (có địa danh mà không có thực) hoặc là đất nhà Minh từ trước rồi, mà tương kế tựu kế đem nộp. Các quan nhà Minh không hay cứ yên trí đem dâng đất về kinh sư. Khi đi kiểm tra để thu hồi mới hay sự thật là họ Mạc “nộp vờ”.
Bằng chính sách ngoại giao khôn khéo và tài tình, Mạc Thái Tổ đã đưa đất nước thoát ra khỏi họa xâm lăng, đây là “kết tinh của trí tuệ đương thời”.
Có thể nói, “từ những hội thảo và những kết quả nghiên cứu khoa học mới, nhận thức về vương triều Mạc và thời kỳ nhà Mạc trong lịch sử dân tộc đã hoàn toàn thay đổi”.
Để khẳng định công lao của Vương triều Mạc trong lịch sử dân tộc, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định quy hoạch 10,5ha đất tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng (đất phát tích và khu vực Dương Kinh xưa của triều Mạc) để xây dựng Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc. Thủ tướng Chính phủ dã khẳng định: “Lịch sử vương triều Mạc là một phần không thể thiếu của lịch sử Thăng Long- Hà Nội và quyết định đưa công trình xây dựng Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc vào danh mục các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội”.
Năm 2010, trước thềm Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, UBND TP đã giao cho Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia 1000 năm Thăng Long, Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội, Hội sử học Hà Nội phối hợp tổ chức hội thảo khoa học: “Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam”. Tất cả các nhà khoa học tham dự Hội thảo đều khẳng định những đóng góp của Vương triều Mạc, đặc biệt là hai vị vua Thái Tổ Mạc Đăng Dung và Thái Tông Mạc Đăng Doanh, đối với sự phát triển của lịch sử Việt Nam.
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH
Viết bình luận
Tin liên quan
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- TỌA ĐÀM VỀ HAI BIA ĐÁ TÌM THẤY TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, TP. HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.