- Đang online: 3
- Hôm qua: 885
- Tuần nay: 14348
- Tổng truy cập: 3,368,566
NHỮNG DẤU ẤN VỀ NHÀ MẠC TỪ KHI CÓ ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG.
- 2067 lượt xem
NHỮNG DẤU ẤN VỀ NHÀ MẠC
TỪ KHI CÓ ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG
Dưới ánh sáng của đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước ta đã nhìn nhận, đánh giá nhà Mạc theo quan điểm mới, khách quan, khoa học, công bằng và trả lại đúng vị trí xứng đáng của Vương triều Mạc, họ Mạc với lịch sử dân tộc. Những cuộc hội thảo khoa học của các nhà sử học và những người quan tâm đến sự công minh lịch sử về nhà Mạc ở Hải Phòng năm 1985, 1994, 2000; tại TP.HCM năm 1991; tại Hà Nội 9/2010; tại Cao Bằng 6/2011; tại Hải Dương 10/2011… không chỉ gỡ bớt đi những “oan khuất khôn nguôi”, đem lại sự “công minh lịch sử” cho Vương triều Mạc, mà còn góp phần nhận thức lại, nhận thức mới, tiếp tục nhận thức về một thời đại trong lịch sử.
Đầu năm 1987, cuộc gặp mặt của hơn 20 chi họ gốc Mạc tại từ đường chi họ Thạch Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội, các đại biểu truyền miệng cho nhau về đôi câu đối: “Long Động ngàn năn linh khí tụ / Cổ Trai đế nghiệp tráng sơn hà”(Long Động là nơi phát tích dòng họ Mạc, Cổ Trai là nơi đế nghiệp của Mạc Thái Tổ); đặt ra cần sớm hình thành BLL họ Mạc, gốc Mạc các địa phương để kết nối dòng họ. Các đại biểu quan tâm đến cuốn Mạc thị thế phả hợp biên nói về nhà Mạc đã được đổi thành nhiều họ… và năm 1988 cuốn Mạc Thị thế phả hợp biên được photocopy gửi cho các chi họ Mạc, gốc Mạc hướng cho con cháu họ Mạc, gốc Mạc kết nối với nhau và “vấn tổ, tầm tông”.
Năm 1994, BLL họ Mạc Hà Nội và một số BLL họ Mạc các tỉnh, thành phố ra đời. BLL họ Mạc Hà Nội lúc này được coi là tổ chức đầu mối liên lạc, kết nối cộng đồng họ Mạc, gốc Mạc (gần 400 chi họ Mạc, gốc Mạc trong 25 tỉnh thành có liên hệ với BLL họ Mạc Hà Nội); tổ chức chiêu tuyết cho vương triều Mạc và họ Mạc, tri ân tiên vương, tiên liệt nhà Mạc (ở Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Đền Mạc Đĩnh Chi ở Hải Dương, Từ đường họ Mạc ở Hải Phòng…); thăm những dấu tích đền chùa, miếu mạo, văn bia nhà Mạc tại Hải Dương, Hải Phòng, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Sóc Sơn, Quảng Ninh; sưu biên, tập hợp, xuất bản HBTP họ Mạc năm 2001 và tái bản HBTP họ Mạc năm 2007, xuất bản các cuốn Vương triều Mạc, nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử; Văn hóa thời Mạc; Mạc Đăng Dung và vương triều Mạc qua thư tịch và văn bia; xuất bản những chuyện kể về Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi; Gương sáng dòng họ tập 1,2,3; cung cấp thông tin, trao đổi thông tin về dòng họ; góp phần vào việc giáo dục truyền thống dòng họ cho con cháu họ Mạc. Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa -Thành cổ Hà Nội, Văn phòng BCĐ quốc gia 1000 năm Thăng Long, Hội sử học Hà Nội xuất bản “Kỷ yếu hội thảo khoa học vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam” (Hà Nội 9-2010); Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Hội sử học Hà Nội, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội xuất bản “Vương triều Mạc với sự nghiệp canh tân đất nước” (Hà Nội-2015); được chính quyền Hà Nội đặt tên đường cho Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông…
Tháng 2 năm 2009, BLL họ Mạc Việt Nam nhận trách nhiệm với bà con họ Mạc cả nước. Nhân sự những năm đầu là những ông bà trong BLL họ Mạc Hà Nội, GS TSKH Phan Đăng Nhật, nguyên Trưởng BLL họ Mạc Hà Nội làm trưởng BLL họ Mạc Việt Nam lâm thời, tiếp tục những công việc kết nối dòng họ Mạc, gốc Mạc; chiêu tuyết cho Vương triều Mạc và tổ chức tri ân tiên đế, tiên liệt. Đặc biệt BLL họ Mạc Việt Nam cùng Ban quản lý di tích địa phương thực hiện sự đầu tư của Nhà nước phục dựng khu tưởng niệm các vua Mạc ở Dương Kinh, Hải Phòng và đền thờ Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ở Long Động, Hải Dương. Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội, GS TSKH Phan Đăng Nhật, vừa là Trưởng BLL họ Mạc Việt Nam – tiền thân của HĐ MTVN vừa là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về nhà Mạc được xuất bản: Nhà Mạc và họ Mạc, ý chí và mục tiêu chiến lược; Nhà Mạc – 3 thời kỳ lịch sử; Đại cương lịch sử nhà Mạc và khái lược văn hóa các dân tộc Việt Nam; Phan Đăng Lưu là hậu duệ nhiều đời của Mạc Thái Tổ; Nhà Mạc là một triều đại chính thống có tính cách mạng và có tiến bộ so với lịch sử đương đại; Mạc Thái tổ có công đẩy lùi cuộc xâm lăng 22 vạn quân Minh đã áp sát biên giới; Triều Mạc đã cố gắng xây dựng một xã hội dân chủ, cởi mở… Nhà Mạc kéo dài 3 thời kỳ (Thăng Long, Cao Bằng và hậu Cao Bằng…). Đại hội Mạc tộc toàn quốc lần thứ I, II thành công tốt đẹp. Đại hội Mạc tộc VN toàn quốc lần thứ nhất (2011-2014) củng cố tổ chức từ MTVN đến Mạc tộc các tỉnh, thành phố và Mạc tộc làng xã; thực hiện tiếp những công việc của BLL họ Mạc Việt Nam lâm thời và tham gia Mạc tộc quốc tế…Đại hội Mạc tộc VN toàn quốc lần II (2014-2019) Ông Thái Khắc Việt, Chủ tịch HĐMTVN chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động theo NQ của ĐH MTVN nhiệm kỳ II: Tiếp tục nghiên cứu, phổ biến nhận thức mới về nhà Mạc, họ Mạc trong lịch sử Việt Nam; Duy trì việc thờ phụng các tiên đế, tiên liệt và gia tiên, đến nay tiếp tục kết nối hơn 500 chi họ Mạc gốc Mạc; Đã xây dựng xong Đền Nhà Mạc ở Diệm Xuân Vĩnh phúc thờ phụng Đức thủy tổ, các Viễn tổ họ Mạc, 12 bậc Tiên vương, và các Hoàng hậu, Hoàng tử, Công chúa nhà Mạc.
Từ năm 2015 Hội đồng Mạc tộc Việt Nam kết hợp với Hội đồng Mạc tộc tỉnh Hải Dương phục hồi tổ chức ngày kị nhật 15/11al Đức thánh thủy tổ Mạc Hiển Tích và các Đức Viễn tổ Khảo, tỷ họ Mạc tại Điện Sùng Đức thôn Long Động trang nghiêm, quy mô lớn, nơi đây Mạc Thái tổ lựa chọn đất thiêng lành xây dựng Điện thờ đã truy tôn Đế hiệu tổ tiên họ Mạc dày công vun trồng cội phúc.. hội tụ con cháu họ Mạc, gốc Mạc về dâng hương tri ân tiên tổ và giao lưu dòng họ… Nay Hậu duệ đã hoàn thành thủ tục pháp lí sẽ tiếp tục xây dựng Điện Sùng Đức ở thôn Long Động xã Nam Tân- Hải Dương thời gian tới…,Tiếp tục thúc đẩy xây dựng Đền Tiên Đô (tức Tiên Đô Miếu) ở xã Đặng Sơn; Từ đường thờ cụ Mạc Đăng Bình ở xã Diễn Minh – Nghệ An; đền thờ các vua Mạc ở Cao Bằng, đền Quan Quận, Hà Nội,.. Tiếp tục xây dựng các hạng mục phụ trợ còn lại ở từ đường họ Mạc Cổ Trai, Hải Phòng (hầu hết trong số hơn 500 chi họ Mạc, gốc Mạc có từ đường tổ họ); đề nghị Mạc Tộc các tỉnh, thành phố làm việc với chính quyền địa phương đặt tên đường, địa danh cho các tổ tiên, tiên vương, thân vương họ Mạc; tiếp tục tham gia sinh hoạt hiệp hội họ Mạc thế giới; tiếp tục hoạt động ra bản tin, duy trì trang Web mactoc.com…
Nhắc đến những dấu ấn về nhà Mạc từ khi có đường lối đổi mới của Đảng, không thể không nói đến hoạt động của Mạc tộc các tỉnh, thành phố trong nước, và ở nước ngoài, những nhà sử học, những người có tâm huyết và trách nhiệm suốt đời vì dòng tộc ta, tổ tiên ta với niềm kính yêu và tự hào!
Do thời lượng có hạn, tác giả nêu mấy nét ở Hải Phòng: Hội thảo ở Hải Phòng (7/1994), GS sử học, NGND, Chủ tịch hội khoa học lịch sử Việt Nam Phan Huy Lê đã tổng kết hội thảo khoa học”Nên xóa bỏ thành kiến và định kiến về nhà Mạc”; “Nên đối xử với nhà Mạc một cách công bằng như các triều đại khác. Hãy trả lại cho nhà Mạc những đóng góp khách quan…”. Nhân ngày giỗ Mạc Thái Tổ 22/8al tức ngày 9/10/2009 Đài truyền hình thành phố Hải Phòng đã truyền phim “Tiếng kèn nhà Mạc”; Sự cộng tác có trách nhiệm, có hiệu quả của Mạc tộc Hải Phòng với Ban quản lý di tích địa phương (Khu tưởng niệm các Vua Mạc ở Dương Kinh và từ đường họ Mạc Cổ Trai) đã đạt thành quả to lớn: kết nối các chi họ Mạc, gốc Mạc Hải Phòng đoàn kết, phục dựng mở rộng nhiều công trình tâm linh phụng thờ các tiên đế, tiên liệt họ Mạc (hằng năm tổ chức kỵ nhật Mạc Thái Tổ, Hoàng Thái Hậu trang nghiêm, quy mô lớn, hội tụ được nhiều con cháu họ Mạc, gốc Mạc và bá tánh thập phương về dâng hương tri ân tiên tổ và giao lưu dòng họ…), được chính quyền Hải Phòng đặt tên quận Dương Kinh, đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông. HĐMT Hải Phòng có năng lực làm việc họ – đồng thủ nhang đắc tín nới rộng từ đường họ Mạc Cổ Trai và khu tưởng niệm các vua Mạc ở Dương Kinh, và luôn hướng về cội nguồn ở đền Mạc Đĩnh Chi, Điện Sùng Đức và nơi phụng thờ các vua Mạc ở Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội….
Nêu lên những dấu ấn về nhà Mạc từ khi có đường lối đổi mới của Đảng là nói đến sự tồn vong của một dòng họ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là nêu lên huyết thống, dòng máu, là giá trị văn hóa của dòng họ Mạc Việt Nam. Đấy là tâm thức, tâm linh hướng dẫn con cháu họ Mạc về lối sống kiên định, tin ở chân lý, sống hợp với tiến hóa của xã hội loài người và có giá trị vĩnh hằng tiếp nối ăn sâu vào từng con người, từng gia đình từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trách nhiệm của các thế hệ sau mà người đại diện là HĐMT Việt Nam và HĐMT các tỉnh, thành, làng xã cần dầy công nghiên cứu tìm tòi và phát triển những giá trị vĩnh cửu từ lịch sử dòng họ làm định hướng tiếp tục chiêu tuyết cho nhà Mạc, có nghĩa cử thiết thực, đấy đủ, sâu sắc hơn theo lời tiên tri của Trạng Trình “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/Thập tam thế hậu dị nhi đồng”. Từ giá trị văn hóa truyền thống của dòng họ mà mỗi người tự giải nghĩa đời mình, giải nghĩa gia đình mình mà ứng xử hợp lý trong cuộc sống, rồi truyền cảm nhận thức cho muôn đời sau…
Mạc Xuân Kỷ-MTHD tại TPHCM-11/2019
BBT mactoc.com
Viết bình luận
Tin liên quan
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- TỌA ĐÀM VỀ HAI BIA ĐÁ TÌM THẤY TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, TP. HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.