- Đang online: 2
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 18908
- Tổng truy cập: 3,370,010
CHÙA HƯƠNG NGHIÊM (CHÙA HANG), TUYÊN QUANG THỜI MẠC THÁI TÔNG Cập nhật lúc 11:16 28/04/2013 (GMT+7) 609
- 483 lượt xem
CHÙA HƯƠNG NGHIÊM (CHÙA HANG), TUYÊN QUANG THỜI MẠC THÁI TÔNG
Cập nhật lúc 11:16 28/04/2013 (GMT+7)
Chùa Hương Nghiêm hay còn gọi là chùa Hang (ngôi chùa nằm trong lòng hang động – PV) ở dưới chân núi Hương Nghiêm thuộc xóm Phúc Thọ, xã An Khang, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Chùa Hương Nghiêm được xây dựng vào thời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh), niên hiệu Đại Chính thứ 8 (năm 1537) tại thôn Thúc Thủy, xã Thúc Thủy, tổng Thường Túc. Nay là thôn Phúc Thọ, xã An Khang. Ngôi chùa được xây dựng từ sáng kiến của hai vị quan hiến sát là Ngô Thọ Khê và Vũ Trạch Xuyên.
Chùa Hương Nghiêm nằm trong hang đá tự nhiên với 2 mái vòm đá và nhiều nhũ đá rủ xuống đủ mọi hình thù. Đặc biệt có nhũ đá hình cổ thụ, tạo cho hang đá một vẻ đẹp kỳ thú, bí ẩn.
Theo Đại đức Thích Thanh Trung (Phó Ban trị sự GHPGVN tỉnh Tuyên Quang), trước đây, trong hang đá còn có giếng sâu 8 đến 9m, gần giếng có dòng suối ngầm rộng khoảng 3m chảy ra sông Lô. Hang có nhiều lối đi lên đỉnh núi, lối xuống suối ngầm, ngoài cửa hang có một dãy núi hình con rồng, giữa hang có phiến đá to hình chiếc thuyền dài 8,7m rộng 4m.
“Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa Hương Nghiêm là nơi cất giấu, lắp ráp và sửa chữa hai chiếc máy bay đầu tiên của quân đội Việt Nam trước khi chuyển lên sân bay Soi Đúng. Từ năm 1951-1976, chùa Hương Nghiêm là kho chứa vũ khí, đạn dược của Trạm vận tải và Trung đoàn 331”- Đại đức Thích Minh Trung chia sẻ.
Qua thời gian, chùa Hương Nghiêm không còn lưu giữ được những chứng tích lịch sử của các cuộc kháng chiến mà chỉ còn lưu giữ những hiện vật quý có giá trị như hệ thống tượng thờ, hương án…
Trước cửa chùa Hương Nghiêm có một tấm bia cổ được khắc trên vách đá ngày 27 tháng 2 niên hiệu Đại Chính thứ 8 đời Thái Tông Mạc Đăng Doanh (năm 1537). Có chiều cao 1,25m, chiều rộng 1m.
Tấm bia gồm 2 phần trán bia và thân bia, trên trán bia có chạm hình lưỡng long chầu nguyệt, xung quanh bia được chạm văn dây đơn giản. Dưới trán bia là 4 chữ đại tự: Hương Nghiêm tự bi.
“Văn bia do 2 vị đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1535) là Triều liệt Đại phu Ngô Hoằng Trinh hiệu là Trinh Túc soạn và Tri phủ Yên Bình là Đỗ Bá Chiêu hiệu là Huỳnh Phủ viết chữ”- Đại đức Thích Thanh Tân (trụ trì chùa Hương Nghiêm) cho hay.
Cũng theo Đại đức thì tấm bi ký chữ Hán do tiến sĩ Ngô Hoằng soạn, gồm một bài ký và một bài minh ghi tên họ những người làm công đức ở 13 huyện trong nước và nhân dân xã Thúc Thủy. Căn cứ theo nội dung ghi trên văn bia thì chùa Hương Nghiêm trước đây được dựng với quy mô khá lớn còn gọi là hành cung Phạm Vương.
Hiện nay, do nhu cầu mở rộng khuôn viên của chùa Hương Nghiêm, Thầy trụ trì đã cho khánh thiết thêm một số hạng mục của chùa. Đặc biệt nhất là pho tượng Phật nằm, được đánh giá là lớn nhất miền Bắc.
Được biết Hương Nghiêm tự bi là một trong những tư liệu thành văn quý hiếm ở thế kỷ 16 được phát hiện ở Tuyên Quang. Vì thế, chùa đã được công nhận là di tích cấp tỉnh. Hằng năm, vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch sẽ diễn ra lễ hội chùa Hương Nghiêm.
Một số hình ảnh chùa Hương Nghiêm (Chùa Hang):
Đăng tải: BBT Mactcoc.com – HSH
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.