- Đang online: 1
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12361
- Tổng truy cập: 3,388,828
TÌM ĐẾN ĐỀN THỜ VÀ KHU VỰC LĂNG MỘ THỨ HẬU CỦA THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
- 374 lượt xem
TÌM ĐẾN ĐỀN THỜ VÀ KHU VỰC LĂNG MỘ THỨ HẬU
CỦA THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
Ngày 3 tháng 7 năm 2012 vừa qua, chúng tôi ( Khang, Thuận, Nhật) đi Vĩnh Phúc tiếp tục tìm hiểu khảo sát để làm bộ phim tư liệu phục vụ hội thảo khoa học về “nhà Mạc ở Vĩnh Phúc”.
Trước đó, có nghe nói qua về đền thờ của thứ hậu, nhưng chưa “sở thị”, chúng tôi nhờ anh Hạnh đi tìm hiểu trước. Hôm nay anh Hạnh dẫn đường . Đền thờ Bà được nhân dân gọi là Đền bà chúa Lối. Ngày xưa đây là làng Lối, sau đổi thành Xuân Lôi. Tên làng thành tên Bà chúa.
Đến nơi, chúng tôi được tiếp chuyện ông Nguyễn Thiệu Thăng, chủ nhang, đồng thời là hậu duệ của Bà. Mọi di tích, giấy tờ liên quan hầu như đã mất hết. May thay, nhà đền còn giữ được bài văn bia mộ được chép lại trên giấy bằng chữ Hán và dịch ra quốc ngữ.
Qua bài văn, được biết Bà tục danh là Nguyễn Thị Ngọc Lãng, được tặng hiệu Thái chiếu viên, xuất thân từ một gia đình danh gía vọng tộc. Ông nội làm Thượng thư bộ Hộ. Bà “Bẩm sinh thiên tính, dáng vẻ đoan trang, tính tình hiền hậu,…thảo hiền đức hạnh, chăm chỉ lễ phép”.
Bà sinh năm 1507, mất năm 1537 (niên hiệu Đại Chính thứ 8, thời vua Mạc Đăng Doanh), hưởng dương 30 năm. Khi Bà lâm bệnh, triều đình cử thái y, cấp nhiều tiền bạc, hết lòng chạy chữa. Sau chuyển về quê nhà tiếp tục điều trị. Bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Chính kỵ của Bà ngày 4 tháng 4 hàng năm. Bà được an táng ở cánh đồng “lò hấp”, còn gọi là đồng Chén, mộ phần theo “đoài sư chấn hương”.
Chúng ta chân thành cám ơn bà con Xuân Lôi và bà con họ Nguyễn Thiệu đã chăm sóc hương khói nhiều thế kỷ nay. Từ nay con cháu họ Mạc xa gần nhớ ngày giỗ Bà 4 – 4 Âm lịch đến dâng hương.
Bài và ảnh Phan Đăng Nhật
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.