Thống kê truy cập
- Đang online: 2
- Hôm qua: 942
- Tuần nay: 38106
- Tổng truy cập: 3,471,486
Phim video họ Mạc
Thơ một dòng họ
13/03/2012
- 806 lượt xem
Thơ một dòng họ | |
Nguyễn Phương Anh | |
(Giới thiệu HỌ VƯƠNG THƠ TUYỂN)
![]() Với 900 trang, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo vẽ bìa, bìa cứng, hai lớp, 28 tác giả, các nhà thơ Vương Trọng, Thạch Quỳ, Vương Đình Trâm, Vương Long và Tiến sỹ Vương Cường công phu tuyển chọn từ hàng ngàn bài thơ để còn lại gần 500 bài thơ và một số quan niệm về thơ, lí luận phê bình thơ. Nhà xuất bản Văn học vừa ấn hành tháng giêng năm 2012. Tất cả các tác giả trong tuyển tập này đều là anh em cùng dòng máu họ Vương ở làng Đông Bích, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Người cầm bút lâu nhất: 60 năm, người trẻ nhất vài ba năm. Có người từng đi nhiều nơi trên đất nước và nhiều nước trên thế giới, có người chỉ ở quê nhà suốt cả cuộc đời. Có nhiều người là hội viên hội nhà văn Việt Nam hoặc các hội văn học tỉnh thành phố trong nước. Có người tham gia đào tạo Tiến sỹ, thạc sỹ, có người dạy học phổ thông nhưng cũng có người là “lão nông tri điền” nguyên nghĩa. Gần 100% tác giả đều tốt nghiệp đại học và sau đại học. Nhiều người đọc trầm Truyên Kiều, Chinh Phụ Ngâm hay thơ VN từ thời cổ điển, thơ mới đến nay. Dấu ấn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hay quá trình đổi mới ở nước ta đều có những điểm nhấn. Giọng thơ từ cổ điển đến cách tân đều được thể hiện. Thơ vần điệu cũng mượt mà thơ không vần không điệu theo kiểu thơ trẻ cũng có dung lượng không ít. Giải thưởng nhà nước và nhiều bài thơ giải thưởng các cuộc thi thơ suốt từ thập kỷ 60 đến nay cũng có mặt. Tuy vậy, vẫn phải kiểm định bằng mắt, bằng sự trải nghiệm của bạn đọc mới nói được giá trị của tuyển này đến đâu. Nhưng bạn sẽ gặp lại, có thể có bài thơ quen thuộc còn dư âm, thậm chí sóng gió trong lòng bạn đọc nhiều năm. Bạn cũng sẽ gặp lại những nhà thơ đã quen hay vừa biết trên văn đàn: Vương Trọng, Thạch Quỳ, Vương Đình Trâm, Vương Cường, Vương Duyệt, Vương Long, Vương Lân, Vương Thường Sơn…Bạn sẽ có dịp thấy các nhà thơ cùng dòng họ, có thể là ông, cháu, anh, em, chú, cháu… khi đứng bên nhau, thơ họ như thế nào, liệu có ai bị ai che khuất không?
Họ Vương tuy mới khởi nghiệp 250 năm nhưng theo gia phả thì họ Vương vốn là mốt giồng họ có truyền thống sáng tác văn học lâu đời. Trong nhà thờ họ, các hoành phi, câu đối đếu tập trung ca ngợi và gìn giữ truyến thống sáng tác văn học đó. ”Gia sản bảo thừa thi, đối, tự” (Thơ, đối giữ gìn làm của quý). Hoặc là ”Văn mạch tố tùng sơn tự bắc/ Phúc nguyên trường dẫn thuỷ chi đông” (Mạch văn tuôn chảy từ núi bắc/ Nguồn phúc lâu dài đến từ nước phía đông), ”Sơn hải hồng ân nam tự bắc/ Thi thư di trạch tử nhi tôn” (Ơn sâu núi biển nam từ bắc/ Sách vở truyền đời đến cháu con)…
Văn học theo dòng họ trong lịch sử đã từng để lại những tác phẩm lớn. Ngô Gia văn phái là một thí dụ. Nhiều dòng họ ở Nghệ An cũng từng nổi tiếng văn chương. Họ Hồ Quỳnh Lưu, họ Nguyễn Đức ở Nghi Lộc hay họ Đặng ở Thanh Chương. Sự xuất hiện tuyển thơ họ Vương, ở Đô Lương, dường như nối mạch ấy. Nó đang để lại những tình cảm tôt đẹp ở Đô Lương và cả ở Nghệ An. Chưa thể nói đóng góp của dòng họ này, bởi vì những tác phẩm có chỗ đứng hay không trong nền văn học nước nhà còn tùy thuộc vào giá trị của tác phẩm. Thơ tuyển họ Vương vừa ra đời chưa nói được nhiều về giá trị, nó còn chờ thời gian và bạn đọc nhiều vùng, miền kiểm chứng. Tuy vậy, ta có thể nói điều này, việc một dòng họ ra riêng một tuyển tập thơ, lí luận phê bình thơ (Các tác phẩm từng được xã hội hóa) là điều rất đáng trân trọng. Nếu ai đó được cầm trên tay tác phẩm đồ sồ này chăc chắn có những cảm tình ban đầu và lần giở đọc những bài thơ sẽ thấy tác giả và những người biên tập khá công phu khi chọn lọc từ hàng ngàn bài thơ để còn lại chừng này!
Tôi muốn giới thiệu với bạn đọc và chỉ mong sau khi lần dở 900 trang sách, ban không thất vọng và biết thêm, có một dòng họ Vương, trong thời kinh tế thị trường vẫn xao xuyến về thơ…
NGUYỄN PHƯƠNG ANH (trannhuong.com)
|
|
Viết bình luận
Tin liên quan
-
Nhớ Hoàng Trần Cương lại nghĩ về trường ca “Long Mạch”
-
VỀ VỚI AO DƯƠNG
-
LỜI CÁM ƠN GIỚI SỦ HỌC ĐÃ ĐEM LẠI NHỮNG NHẬN THỨC ĐỔI MỚI VỀ NHÀ MẠC –
-
CÁC THÔNG ĐIỆP CỦA TIỀN NHÂN TẠI LỄ HỘI NÁ NHÈM –
-
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG ĐẨY LÙI CUỘC XÂM LƯỢC CỦA 22 VẠN QUÂN MINH, TRÁNH CHO ĐẤT NƯỚC KHỎI THẢM HỌA CHIẾN TRANH NĂM 1540.
-
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
-
LỄ HỘI NÁ NHÈM – QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI –
-
CỔ VẬT KỲ SỰ: CÂY ĐÈN GỐM THỜI MẠC CÒN NGUYÊN VẸN
-
TRỞ LẠI NƠI XUẤT XỨ BÀI THƠ!
-
Chữ hiếu xưa và nay
Mạc kỳ - Mạc ca
Fanpage Facebook
Bài viết xem nhiều nhất
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC