- Đang online: 2
- Hôm qua: 660
- Tuần nay: 13363
- Tổng truy cập: 3,368,341
Thạch Thọ Uyên – Ông Khóa đi buôn
- 1325 lượt xem
Thạch Thọ Kháng
Đó là câu chuyện của cụ Thạch Thọ Uyên tự Quang Tảo ở làng Công Đình, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm – Hà Nộ (thuộc chi gốc họ Mạc) diễn ra vào năm 1909
Cụ Tảo sinh năm 1890 (Canh Dần) trong một gia đình khá giả. Cụ học chữ Nho từ nhỏ ở quê ngoại. Thầy dạy cụ là Cụ đồ Tốn (là cậu ruột của cụ Tảo ) ở làng Phù Đổng. Vốn thông minh, ham học nên cụ đỗ khoá sinh trong kỳ thi Hương đời vua Duy Tân năm Đinh Mùi (1907). Sau đó, cụ thi tiếp nhưng không đạt. Tại trường thi năm đó, cụ kết thân với Cụ Khoá Bình – người cùng đỗ khoá sinh. Hai Cụ quyết tâm “mài nghiên bút – nấu sử sôi kinh” để thi vòng sau chờ vào thi Hội. Cụ Tảo thường giúp cụ Bính nhiều trong những bài “Luận Ngữ”. Ấy thế mà thi trường sau Cụ Tảo không đỗ mà cụ Bính lại thẳng tiến vào đến thi Hội đỗ Tiến sĩ rồi được bổ làm quan Bang Tá ở việt Yên – Bắc Giang. Sự nghiệp không thành, Cụ đành về nhà theo mẹ đi buôn vải bán hàng chuyến ở một số tỉnh quanh vùng. Vào đầu năm 1909, Cụ Tảo theo mẹ lên bán vải ở làng An Nghĩa Hạ (việt Yên) vì đường xa nên hai mẹ con phải ngủ đỗ ở nhà chánh tổng làng An Nghĩa Hạ. Tối đó, cụ được nghe chuyện các cụ chức sắc trong làng phàn nàn về việc làm đơn trình quan huyện xin mở trường cho con em ở làng xã học hành nhưng chưa được. Biết sự thể, Cụ Tảo nói với cụ Chánh tổng làng An Nghĩa Hạ xin làm đơn giúp. Vài ngày sau cụ Chánh tổng lại đem đơn lên trình quan. Xem xong đơn, quan Bang Bích hỏi ai làm đơn này. Cụ Chánh nói rõ họ tên quê quán của cụ Tảo và cụ Tảo làm đơn giúp trình quan. Quan Bang Bích nghe xong đồng ý phê vào đơn ngay. Tuy nhiên, quan Bang Bích cũng cho Chánh tổng làng An Nghĩa Hạ biết: “Huyện chưa thể bổ ai về dạy học được mà phải chờ huyện lấy được người mới cử về, rồi cụ gửi cụ Chánh đưa bức thư tay cho cụ Tảo và dặn cụ Chánh : “Tốt nhất các ông mời thầy Tảo dạy giúp vì tôi biết sức học của thầy…”
Thế là từ đó Cụ Tảo trở thành “Thầy đồ” làng An Nghĩa Hạ, Việt Yên – Bắc Giang. Học trò cụ học hành tiến bộ ngoan ngoãn và số môn sinh ngày một đông hơn. Thời gian dạy học ở Việt Yên,cụ cũng học hỏi thêm được nghề làm thuốc Nam chữa bệnh cho mọi người ở làng xã. Mấy năm sau, do hoàn cảnh gia đình, thầy đồ Tảo trở về quê tiếp tục dạy học và làm thầy thuốc cứu người. Cảm mến đức độ của cụ, làng tín nhiệm bầu cụ làm Chánh hương hội năm 1929 cho đến khi cụ mất.
Khi dạy học, Cụ Tảo rất nghiêm nhưng nhân hậu, tận tình chỉ bảo cho các môn sinh. Do vậy, môn sinh của thầy có một số người cũng đỗ khoá sinh hoặc Tú tài. Nhiều người sau này cũng theo gương cụ, làm thầy dạy học chữ nho. Nhưng do biến cố của lịch sử nghề “thầy đồ” không còn được thịnh hành như trước, “xếp bút nghiên đi, viết bút chì” và “ông nghè ông cống cũng năm co”….
Trong cuộc sống đời thường cụ là người thầy giáo và thầy thuốc mẫu mực, nghiêm khắc nhưng tình nghĩa với tất cả mọi người. Cụ điềm đạm ít nói và lời nói rất nhẹ nhàng nhưng nội hàm sâu sắc mà dễ hiểu. Dân làng, hàng xóm ai bệnh tật gì đều chạy đến nhờ cụ giúp đỡ. Với một số bài thuốc Nam nhiều bà con dân làng những bệnh thông thường và một số bệnh nặng như cảm tả, thường hàn, sởi đậu mùa. Dạy học với cụ là dạy đạo lý làm người cho các môn sinh. Còn bốc thuốc chữa bệnh là việc làm phúc. Cả hai việc của cụ đều vì chữ tâm.
Mấy năm đứng đầu cơ quan quyền lực ở làng xã, cụ không lạm dụng chức quyền để sách nhiễu dân hay làm điều gì trái với lương tâm và trách nhiệm, trước sau vẫn vậy, cụ vẫn nhiệt tình và đức độ. Trong làng xã, đôi khi cũng có những khúc mắc của hương nọ, giáp kia tranh giành quyền lợi, ngôi thứ nhưng cụ đều giải quyết ổn thoả. Nhiều gia đình, nhiều cặp vợ chồng có những bất hoà lục đục, kéo dài tưởng không thể nào hàn gắn được; thế mà cụ đã lựa lời khuyên bảo, hoà giải thành công. Những gia đình ấy sau này lại sống chung vui hạnh phúc như chẳng có chuyện gì xảy ra trước đó.
Năm Nhâm Thân (1932), Cụ Tảo ở độ tuổi đã chín và đang sung sức, uy tín ngày một dày thêm, tưởng còn đóng góp nhiều hơn cho xã hội dân làng nhưng cụ lại sớm qua đời thật đáng tiếc biết bao!
Hơn hai mươi năm dạy học và làm thuốc chữa bệnh, cũng như làm chức Chánh hội xã mà nhà cụ vẫn chẳng giàu lên. Ngôi nhà cụ ở vẫn là gianh tre vách đứng nhưng được cái sạch sẽ gọn gàng. Bởi vì cụ làm việc không lấy tiền chẳng lất công, càng chẳng mong bổng lộc
Cảm mến đức cao vọng trọng của người nho vừa là thầy thuốc, các môn sinh ở An Nghĩa Hạ huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang đã làm đôi câu đối bằng gỗ vàng tâm sơn son thếp vàng để tỏ lòng ghi ơn sâu công lao to lớn người thầy. Câu đối làm vào đời vua Khải Định năm Nhâm Tuất (1922) nay vẫn còn, có nội dung như sau
“Cao tình nhân hoặc xưng tùng ẩn
Giáo trí kim cho ta địch thư”
Tạm dịch là
Tính cao tinh khiết mà sâu kín
Nghĩa cả ơn thầy sách vẫn lưu
Đến đời vua Bảo đại năm Canh Ngọ (1930), môn sinh các nơi làm bức hoành phi cũng gỗ vàng tâm sơn son thếp vàng kính tặng thầy, nay cũng vẫn còn nội dung như sau
“Nho y diễn khánh”
Tạm dịch là
Dạy học và làm thuốc
Việc tốt đẹp dài lâu
Khi cụ mất, môn sinh các nơi và dân làng đến phúng viếng và đưa tang cụ rất đông. Từ đó, cứ vào ngày giỗ cụ (28/3 âm lịch) hàng năm các môn sinh các nơi đều sửa lễ vật đến tế thầy cho đến đoạn tang (3 năm). Những năm sau, những môn sinh các nơi vẫn đem lễ vật đến viếng thầy. Cho đến nay, còn 4 cụ trong làng ngoài 80 tuổi nhớ ngày giỗ thầy vẫn sửa lễ đến viếng họp mặt cùng con cháu của thầy
Nội dung sâu sắc của bức hoành phi câu đối nói về đức độ của Cụ Tảo cũng như nghi lễ mà môn sinh đã thực hiện khi cụ mật đến nay đã để lại cho con cháu sau này mãi mãi phải học tập cái đạo lý làm người của cụ .
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ
- FOSBER TÔN VINH 50 PHỤ NỮ ẢNH HƯỞNG NHẤT VIỆT NAM
- HỌ CÙ GỐC MẠC HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- Cụ HOÀNG TRẦN TRỰC VÌ SỰ NGHIỆP CHUNG TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
- Gương sáng dòng họ Hoàng Giáp – Tiến sỹ Nguyễn Đặng Huân
- Mãi mãi ngợi ca “Sự nghiệp trồng người”
- Thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất (1739-1769)
- Phạm Nguyễn Du trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII
- Mạc Thiên Tứ – Người đặt tên cho mười cảnh đẹp ở Hà Tiên
- Dấu ấn tao đàn Chiêu Anh Các
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.