- Đang online: 2
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 18570
- Tổng truy cập: 3,369,903
NHÌN LẠI NHỮNG NGÀY LỄ HỘI TRÊN ĐẤT DƯƠNG KINH
- 344 lượt xem
NHÌN LẠI NHỮNG NGÀY LỄ HỘI
TRÊN ĐẤT DƯƠNG KINH
Sau những ngày không khí lễ hội ngập tràn xã Ngũ Đoan nói riêng và huyện Kiến Thụy nói chung. Lễ kỷ niệm 470 năm ngày mất của Thái tổ Mạc Đăng Dung được huyện Kiến Thụy tổ chức với quy mô lớn tại khu tưởng niệm các vua nhà Mạc (xây dựng mới trên nền cố đô xưa), nay dư âm vẫn còn vang vọng. Xin ghi lại một vài ấn tượng và những việc vẫn tiếp tục sau Lễ hội.
Tái hiện gương mặt cố đô
Khu di tích với vóc dáng trang nghiêm, quy mô rộng lớn, bề thế tạo điểm nhấn du lịch tâm linh cho vùng châu thổ ven biển. Trên 10 ha đất mà các nhà khảo cổ, sử học xác định là nền điện Tường Quang, nơi Thái tổ Mạc Đăng Dung và các thế hệ vua kế tiếp từng ngự hồi, tòa chính điện và các công trình phụ trợ hiển hiện trên nền trời xanh, xa xa là dòng sông Đa Độ uốn lượn như níu giữ hồn cổ. Từ cổng chính vào bên trong, những hình rồng uốn lượn được tạc bằng đá xanh, chạm khắc tinh xảo, tái hiện kiến trúc và mỹ thuật thời Lê – Mạc theo quy cách truyền thống trên lối đi, tường bao, chân cột, bậc tam cấp. Ấn tượng nhất là chính điện rộng gần 400m2, gồm 4 mái, 7 gian, 6 hàng cột, với đầu đao dáng rồng vươn cao vút. Bên trong chính điện sáng bừng những bức chạm khắc sơn son thếp vàng, tạo cảm giác uy nghiêm, huyền bí. Công trình hoành tráng này được xây dựng với tiến độ “thần tốc” trong chưa đầy 1 năm và là công trình chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Phía trong nhà chính điện có nhiều đồ thờ, cổ vật quý. Từ chiếc bình được các nghệ nhân khắc họa chùa Một Cột, chim hạc, đến chiếc chuông đồng nặng 1.527kg (trùng với chính năm lên ngôi của Thái tổ Mạc Đăng Dung) và chiêng đồng với hình ảnh 2 con rồng khắc nổi; đặc biệt là thanh Định Nam Đao hơn 500 năm tuổi, là thanh đao từng cùng Mạc Đăng Dung xông pha chiến trận và “bách chiến bách thắng”… Phần lõi của cụm công trình hoành tráng với tổng diện tích 10,5 ha, khi hoàn thành, cụm công trình này sẽ tái hiện gương mặt của cố đô xưa, là công trình tri ân một triều đại có nhiều đóng góp trong lịch sử.
Đông đảo người dân tham quan trưng bày cổ vật tại
Khu tưởng niệm vương triều Mạc.
Tri ân một triều đại dầy công với nước,
nặng đức với dân
Cùng với xây dựng khu tưởng niệm, Nhà nước còn quan tâm tổ chức hàng loạt hội thảo khoa học về vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam. Tại các hội thảo, các nhà sử học khẳng định những đóng góp của nhà Mạc cũng như công lao của Mạc Thái tổ trong lịch sử. Từ khi Mạc Đăng Dung lên ngôi vua, triều đại của ông đã giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đem lại đời sống ấm no cho nhân dân. Đại Việt sử ký toàn thư từng ghi: “Trong khoảng vài năm, đường sá không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, thường được mùa to, trong cõi tạm yên”. Ngoài việc phát triển công nghiệp và thương nghiệp, nhà Mạc quan tâm sử dụng, ưu đãi trí thức. Nhiều trí thức triều Lê đã theo nhà Mạc qua việc vương triều liên tục mở các khoa thi, tuyển lựa nhiều trí thức. Lịch sử còn ghi nhớ những tên tuổi của 13 trạng nguyên thi đỗ thời Mạc như:
TT |
Tên trạng nguyên |
Năm sinh |
Quê |
Năm đỗ |
Đời vua |
1 |
? |
||||
2 |
? |
||||
3 |
Lý Học Vĩnh Bảo, HP |
Mạc Thái Tông |
|||
4 |
? |
Mạc Thái Tông |
|||
5 |
? |
1541 |
|||
6 |
? |
Mạc Tuyên Tông |
|||
7 |
1523 – ? |
Mạc Tuyên Tông |
|||
8 |
? |
Mạc Tuyên Tông |
|||
9 |
? |
Mạc Tuyên Tông |
|||
10 |
1526 – ? |
Mạc Tuyên Tông |
|||
11 |
? |
||||
12 |
? |
Mạc Mậu Hợp |
|||
13 |
? |
Mạc Mậu Hợp |
Cùng 485 tiến sỹ trong 22 kỳ thi (1527 – 1592), chưa kể các tiến sỹ đỗ đạt tại 22 kỳ thi thời hậu triều Mạc tại Cao Bằng (1593 – 1677).
Vua Mạc Đăng Dung còn xây dựng kinh đô thứ hai tại chính quê hương mình trên đất Nghi Dương gọi là Dương Kinh. Mạc Thái tổ muốn xây dựng Dương Kinh thành một hải cảng, mở ra con đường giao lưu với thế giới bên ngoài, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển công nghiệp và thương nghiệp, không bị bó hẹp trong phạm vi quốc gia (bế quan toả cảng) với mong muốn mở rộng giao thương hải ngoại.
Vậy nên, hậu duệ có lời tri ân phụng thờ:
MẠC TRIỀU CANH TÂN KHƠI DẬY TIỀM NĂNG VIỆT
ĐẤT NƯỚC CHUYỂN MÌNH ĐẠI VIỆT SÁNH NĂM CHÂU !
(Tiến tự: Hoàng Sơn Hiền)
Tri ân một vương triều và nhận thức rõ vai trò của vua Mạc Đăng Dung trong lịch sử, nhân dịp kỷ niệm 470 năm ngày Thái tổ Mạc Đăng Dung băng hà, UBND huyện Kiến Thụy phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố, Hội đồng Mạc tộc Việt Nam – Hội đồng Mạc tộc thành phố Hải Phòng, Thành hội Phật giáo Hải Phòng tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ấn tượng trong đó có lễ báo công và tiến vua, lễ cầu siêu… Lễ kỷ niệm 470 năm ngày mất của Thái tổ Mạc Đăng Dung diễn ra trong 3 ngày từ 16 đến 18-9 – 2011. Tại khu tưởng niệm có nhiều hoạt động hấp dẫn như tổ chức thi đấu cờ tướng, các trò chơi dân gian như kéo co, bóng chuyền, đua thuyền trên cạn, bịt mắt bắt dê, đẩy gậy, bịt mắt gõ trống, leo cầu lấy thưởng, biểu diễn nghệ thuật chèo, hát chầu văn, múa rồng, múa trống hội, múa võ cổ truyền; chương trình thơ miền đất Dương Kinh và lễ biểu dương học sinh giỏi trên miền đất địa linh nhân kiệt, huyện Kiến Thụy năm học 2010-2011. Bên cạnh đó còn có tổ chức nhiều gian hàng viết thư pháp, trưng bày các hiện vật sưu tầm thời Mạc và gian hàng gốm sứ Chu Đậu, Bát Tràng, khai trương gian hàng Mạc trà – sản phẩm mới ra đời của hậu duệ tộc Mạc, phục dựng thương hiệu trà cung đình:
Cao Tuyên Thảo Địa Linh –
Mạc Trà Cung Đình Ẩm,
thời nhà Mạc (1527 – 1677), góp phần làm phong phú uy linh cho lễ hội…
Chương trình thơ “Miền đất Dương Kinh”
Chương trình diễn ra chiều 16-9-2011 tại khu tưởng niệm Vương triều Mạc trên địa bàn thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan (Kiến Thụy), do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hải Phòng và huyện Kiến Thụy phối hợp tổ chức.
|
Các nhà thơ, nhà văn và công chúng yêu văn học nghệ thuật cùng tham gia chương trình với những sáng tác và cảm nhận về một vùng đất lịch sử nhiều ý nghĩa. Nhà văn Lưu Văn Khuê nói chuyện về văn học thời Mạc, về Mạc Thái Tổ và việc viết tiểu thuyết Mạc Đăng Dung. Các nhà thơ, công chúng yêu thơ cùng cống hiến những tiết mục đọc thơ, ngâm thơ tạo nên sự đa dạng của chương trình. Các tác giả Mạnh Quỳnh, Danh Lập, Quang Tuyến… tự đọc sáng tác của mình về vùng đất Dương Kinh. Nhà thơ Hồ Anh Tuấn tham gia chương trình với sáng tác “Tình tự với dòng Đa Độ”, Hoài Khánh với “Ở thị trấn Núi Đối” qua giọng ngâm của Hương Giang… Nhà thơ Bằng Việt – Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam dự, đọc thơ và trò chuyện với công chúng yêu thơ trong chương trình này.
Xen giữa các phần ngâm thơ, đọc thơ và nói chuyện về Vương triều Mạc là một số tiết mục văn nghệ đặc sắc khai thác nội dung về quê hương Kiến Thụy và Mạc triều .
Hơn 4000 lượt khách thăm, dâng hương Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc
Trong 3 ngày từ 16 đến 19-8, dịp lễ hội kỷ niệm 470 năm ngày mất của Thái tổ Mạc Đăng Dung, khu tưởng niệm các vua nhà Mạc (Ngũ Đoan, Kiến Thụy) đón hơn 4000 lượt khách đến thăm và dâng hương tưởng niệm.
Riêng đại lễ cầu siêu và lễ kỷ niệm 470 năm ngày mất của Thái tổ Mạc Đăng Dung đã có khoảng hơn 2000 lượt du khách và con cháu họ Mạc khắp nơi trên toàn quốc đến dâng hương. Tại đây, ngoài các lễ chính như lễ Báo công và Tiến Vua, lễ Cầu siêu, lễ kỷ niệm 470 năm ngày mất của Thái tổ Mạc Đăng Dung, tại khu tưởng niệm có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách như tổ chức thi đấu cờ tướng, các trò chơi dân gian như kéo co, bóng chuyền, đua thuyền trên cạn, bịt mắt bắt dê, đẩy gậy, bịt mắt gõ trống, leo cầu lấy thưởng, biểu diễn nghệ thuật chèo, hát chầu văn, múa rồng, múa trống hội, múa võ cổ truyền; chương trình thơ Miền đất Dương Kinh và lễ biểu dương học sinh giỏi trên miền đất địa linh nhân kiệt huyện Kiến Thụy, năm học 2010-2011.
MẠC TỘC HẢI PHÒNG TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM SAU ĐẠI LỄ
Sáng 24/9/2011 (27/8 Tân Mão), Hội đồng Mạc tộc thành phố Hải Phòng, Ban vận động xây dựng Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc, Ban quản lý di tích Khu tưởng niệm, cùng Hội đồng gia tộc các chi họ Mạc – gốc Mạc trên địa bàn thành phố, đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả tổ chức và tham gia phục vụ của Hội đồng Mạc tộc thành phố và các chi họ được phân công.
Phiên họp thống nhất biểu dương Hội đồng Mạc tộc thành phố đã sớm có chương trình, nội dung cụ thể triển khai lễ hội để chủ động phối hợp với thành phố Hải Phòng, huyện Kiến Thụy và Ban quản lý di tích Khu tưởng niệm, tổ chức Đại lễ kỷ niệm 470 năm ngày giỗ Mạc Thái Tổ; Biểu dương Ban quản lý di tích Khu tưởng niệm Vương triều Mạc đã hợp tác chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để HĐMT Việt Nam, HĐMT
HP và các chi họ thực hiện tốt việc tế lễ, dâng hương, cung tiến sản vật với Tiên tổ tại Khu tưởng niệm.
Biểu dương chi họ Mạc Cổ Trai về nhiệm vụ hậu cần tại Từ đường; chi họ Hoàng gốc Mạc Trâm Khê, Đại Thắng, Tiên Lãng về tế lễ tiên đế, tiên vương tại Khu tưởng niệm; chi họ Hoàng gốc Mạc Quý Kim, Tân Thành, Dương Kinh về phục vụ lễ cầu siêu tại Khu tưởng niệm; chi họ Mạc Câu Tử Nội – chi họ Cù, họ Đào, họ Lê gốc Mạc xã Liên Khê – xã Lưu Kiếm huyện Thuỷ Nguyên về phục vụ lễ cáo yết tại Lăng đài viễn tổ; các chi họ gốc Mạc của tỉnh Ninh Bình về tế lễ tiên tổ tại Từ đường Cổ Trai…và ghi nhận, đánh giá cao tâm huyết, tấm lòng tri ân, vấn tổ tầm tông của các chi họ Mạc – gốc Mạc, tấm lòng tri ân tiên đế, tiên vương Mạc triều của các địa phương, doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức xã hội, nhân dân cùng khách thập phương … về dâng hương, tiến lễ nhân ngày giỗ lần thứ 470 của Mạc Thái Tổ tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc.
Một số hình ảnh trong dịp Đại lễ:
Những buổi họp bàn, giao nhiệm vụ và tổng kết rút kinh nghiệm của HĐMT HP
CHI HỌ HOÀNG GỐC MẠC TRÂM KHÊ
HỌP RÚT KINH NGHIỆM SAU ĐẠI LỄ
Buổi chiều cùng ngày (27/8 Tân Mão), Hội đồng gia tộc chi họ Hoàng gốc Mạc Trâm Khê, Đại Thắng, Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng cũng đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả tham gia phục vụ theo nhiệm vụ được Hội đồng Mạc tộc thành phố Hải Phòng phân công. Ông Hoàng Văn Đó, Chủ tịch Hội đồng gia tộc chi họ Hoàng gốc Mạc Trâm Khê, cùng con cháu nội tộc đã khảng định việc được tham gia phục vụ Đại lễ kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 470 của Mạc Thái Tổ tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc là một niềm vinh dự và tự hào to lớn của chi họ và đã cùng nhau tuyên thệ sẽ hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào mà Hội đồng Mạc tộc thành phố Hải Phòng giao, để tri ân phụng thờ tiên tổ.
Tin và ảnh: Hoàng Sơn Hiền
(Bài có sử dụng tư liệu của đồng nghiệp)
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM DIỄN RA THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
- HĐMT HẢI DƯƠNG DỰ LỄ KHÁNH THÀNH HỌ PHẠM GỐC MẠC KIM BẢNG, HÀ NAM
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG QUỸ KHUYẾN HỌC KHUYẾN TÀI MẠC ĐĨNH CHI CHO CÁC CHÁU CÓ THÀNH TÍCH TRONG HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- ĐẠI LỄ HÚY KỴ – KỶ NIỆM ĐỨC MẠC THÁI TỔ – QUÝ MÃO 2023
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.