- Đang online: 2
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12321
- Tổng truy cập: 3,388,812
Một nữ chiến sỹ Họ Mạc vô danh
- 537 lượt xem
Một nữ chiến sỹ Họ Mạc vô danh
Nguyễn Trọng Đoán
Để có đất nước hòa bình , hạnh phúc, độc lập tự do như ngày nay, biết bao nhiêu chiến sỹ đã hy sinh xương máu . Họ là liệt sĩ, thương binh, đang được hưởng chính sách đãi ngộ của Đảng và nhà nước . Nhưng còn biết bao nhiêu chiến sỹ vô danh chỉ vì họ không còn ruột thịt thân thích , hay có nhưng không đủ nhân chứng.Tôi xin kể dưới đây một trong hàng trăm ngàn người còn rủi ro.
Đó là chị Nguyễn Thị Tất (họ Nguyễn gốc Mạc) sinh ra và lớn lên tại thôn Thanh Liên, xã Cộng Hòa, huyện Kim Thành,tỉnh Hải Dương.
Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, mồ côi cha mẹ từ năm lên 10 tuổi, cuộc đời chị :một bé chăn trâu cắt cỏ rồi lớn lên đi làm “con sen”ở thành phố.
Tôi quen chị thời kỳ chị làm con sen cho một gia đình nơi tôi trọ học – nhà số 5 ngõ Đông An – Hải Phòng .Là một nông dân với tấm thân rắn chắc , nước da đen ròn, hàm răng nhuộm đen bóng.Nhanh nhẹn và vui tính, chị coi tôi như em ruột , tâm sự rất cởi mở.
Năm 1940 , bọn Pháp bên chính quốc đầu hàng phát xít Đức , còn ở Đông Dương đầu hàng Nhật .Ông tôi, một cụ đồ nho thấy Pháp thua cho rằng nước mình độc lập đến nơi.Không ngờ dân ta một cổ đôi tròng vô cùng đói khổ.Kẻ đi xin, người chết đói đâu đâu cũng thấy.
Tôi mới 16 tuổi, chưa biết gì về chính trị . Bỗng một hôm , ông bạn nhà số 6 dúi vào tay tôi một mớ tài liệu và nhờ tôi cất hộ.Hôm sau, mới sáng ra thấy ông bạn hôm qua bị xích tay lôi đi.
– Chị Tất ơi ! Anh Đong bị bắt rồi- và tôi xòe mớ tài liệu cho chị xem
– Mày dại lắm ! Em ạ.Đưa tài liệu đây cho tao , không thì mật thám nó sang thì chết cả nút.Và không chần chừ, chị giật phắt ngay mớ tài liệu tôi đang cầm bỏ vào bếp lửa.Ôi ! Sao một nông dân ít học như chị mà cũng biết đó là truyền đơn Cộng Sản .
– Rồi máy bay Mỹ bỏ bom Nhật.Nhưng chẳng thấy Nhật chết mà chỉ thấy người Việt ta chết.
Trường tôi sơ tán và tôi xa chị từ đấy.Cho đến tháng 3 năm 1945, Nhật làm đảo chính, các trường đóng cửa.Tôi về quê lại gặp chị. Bây giờ,chị là nông dân chính cống lại biết buôn bán , sào sáo: Đi chợ Đông Triều đong thóc gạo, về chợ Lai Khê bán kiếm lời.Tôi cũng xin chị cho đi theo mấy chuyến mới biết chị có cả báo cờ giải phóng.Chị tham gia cả dân quân du kích dự cuộc biểu tình giành chính quyền huyện Kim Thành ngày 17 tháng 8 năm 1945.
Trở về làng, chị vẫn trong hang ngũ dân quân, đêm đêm tập tành dưới sự hướng dẫn của phân đội trưởng – anh vệ Ký.
Cùng năm ấy, quân Tàu của tướng Lư Hán trên đường từ Hà Nội đi Hải Phòng vào đóng quân tại làng Thanh Liên , chúng thực là “ đoàn quân Tàu ô đi sao mà ốm thế”.Thằng nào da cũng vàng như nghệ, quần áo lôi thôi, đôi xà cạp bạc phêch không che nổi cặp giò khẳng khiu. Với danh nghĩa đồng minh vào tước vũ khí Nhật nhưng ý đồ trụ lại lâu dài.
Cùng một phường xâm chiếm đất nước người, chúng độc ác chẳng kém gì đế quốc Pháp,Nhật.Đã chiếm nhà dân để ở.lại còn bắt bê nước cho chúng tắm ngay trong nhà,trước ban thờ.Đi mua hàng ở chợ bắt dân nhận tiền Tàu.
Cho chúng là quân đồng minh , là bạn, dân quân vẫn tập.Bất ngờ chúng xuất hiện chĩa súng vào đội hình dân quân.Hai thằng hai khẩu súng trường từ từ áp sát vào đội hình dân quân.Chị Tất cũng không phải tay vừa, đứng ưỡn ngực thách thức ,chúng phải rút lui.
Sau này, khi bọn chúng phải rút về nước, chị mới kể lại cho tôi:”Đường lối của Bác Hồ giỏi thật.Bằng cách ly gián giữa tướng Lư Hán với Tưởng Giới Thạch rồi ký tạm hiệp ước ngày 9 tháng 3 năm 1946 cho Pháp vào nên đã đuổi cổ bọn Tàu về không mất một viên đạn.Tuy biết Pháp sẽ trở mặt nhưng ta sẽ có thời gian xây dựng quân đội.”
Thời gian ấy đã đến .Đại đội Bạch Đằng thuộc trung đoàn mạnh của quân khu 3 về đóng tại trường học Thanh Liên ( xã Cộng Hòa ).Chị Tất trực tiếp gặp ban chỉ huy , năn nỉ xin được nhập ngũ.Từ “sao vuông” tự vệ đổi sang “sao tròn” vệ quốc quân, chị rất tự hào trước trai làng.
Lời tiên đoán của Bác Hồ càng thêm sáng tỏ.Bọn Pháp sau khi đứng vững , bắt đầu giở trò.Bác Hồ kêu gọi toàn dân kháng chiến.Hưởng ứng lời Bác, đại đội Bạch Đằng cùng nhân dân xã Cộng Hòa ra phá đường 5 (Đoạn Lai Khê – Cầu Lai).Nhưng bọn Pháp lại tiến bằng đường thủy .Dùng tàu “há mồm”đổ bộ quân lên bến Tuần Mây, chia thành hai mũi tấn công :Một mũi vòng qua xã Thượng Vũ, mũi còn lại theo đường 186 thành gọng kìm kẹp chặt ga Lai Khê.Địch có xe bọc thép,đại liên,trọng pháo.Ta chỉ có trường Nhật và mousqueton của chúng còn lại.
Để bảo toàn lực lượng, đại đội Bạch Đằng vừa đánh , vừa rút lui về Kinh Môn ,rồi từ đấy đêm đêm về quấy rối địch.
Chị Tất làm liên lạc, hằng ngày đóng vai người đi chợ mua bán nên vẫn qua được vùng địch.Thật không may : ngày 6 tháng 4 năm 1947 khi qua xã Thượng Vũ thì một tên việt gian chỉ điểm phát hiện. Nó báo lính quận bắt chị giải về bốt Lai Khê.Hai hôm sau, một buổi sáng phiên chợ tại Lai Khê.Bầu trời bỗng như tối sầm lại .Từ trong bốt địch, lính ngụy dẫn ra một người con gái mặt mũi xưng vù,hai tay bị trói.Cả chợ phiên nhốn nháo, rối loạn, 3 phát súng nổ vang, rung chuyển bầu không khí sục sôi căm hờn của những người đi chợ.Chị Nguyễn Thị Tất đã ngã xuống, anh dũng hy sinh.Ngày hôm sau , dân làng còn nghe bọn ngụy kháo với nhau:” Còn thằng chồng nó tự vẫn rồi chứ không, cùng một lúc mình phải bắn hai người”.
Người mà chúng tưởng là chồng chị là anh Đài, thôn Lai Khê cũng bị bắt một ngày.Anh đã có vợ, có con.Ngày nay mộ của anh đã được an táng tại nghĩa trang liệt sỹ.
Sáu mươi năm đã qua .Tấm mồ của chị”Tấm mồ vô chủ”ai mà viếng thăm vẫn còn nằm trơ trọi giữa đồng không mông quạnh.Ước mong sao , hài cốt chị được đưa về nghĩa trang liệt sỹ,để mỗi năm tới ngày thương binh liệt sỹ, nhân dân cắm nên hương tưởng niệm, khỏi tủi phận người con gái đã hy sinh vì Tổ Quốc thân yêu.
Nguyễn Trọng Đoán
Chi họ Mạc thôn Thanh Liên, Kim Thành, Hải Dương
BBT mactoc.com: Chúng ta không chỉ kêu than, thương tiếc! Mong rằng trong năm 2014 Chi họ Mac ở quê hương Chị Nguyễn Thị Tất hãy làm mọi thủ tục để nhà nước công nhân Chị là Liệt sĩ. Nhà nước cũng đăng tập trung giải quyết rốt ráo “Chính sách người có công với nước”. Tha thiết mong bà con, anh em trong Mạc tộc khắp nơi, ai có điều kiện giúp thêm cho Chi họ quê hương chi Tất giải quyết việc này thì quý hóa quá!
30/12/2013
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.