Thống kê truy cập
- Đang online: 2
- Hôm qua: 1218
- Tuần nay: 37476
- Tổng truy cập: 3,470,927
Phim video họ Mạc
LƯỢC SỬ MẠC KÍNH ĐIỂN
18/04/2025
- 20 lượt xem
Mạc Kính Điển – tự Kinh Phủ, người hương Cao Đôi, huyện Bình Hà, Dương Kinh (nay thuộc tỉnh Hải Dương).
Ông là cháu nội của Vua Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung (1483-1541) và là con thứ ba của Vua Mạc Thái Tông Mạc Đăng Doanh (mất năm 1540). Ông là một người tài giỏi, làm phụ chính cho hai đời Vua Mạc trong thời kỳ Nam Bắc Triều chiến tranh ác liệt. (Nhà Mạc chiến với nhà Lê Trung Hưng)
Nhờ tài đức cùng bản lĩnh quân sự, chính trị, ông đã giữ vững cơ nghiệp nhà Mạc trước “thù trong giặc ngoài”. Nhà Mạc phong cho ông tước Khiêm Vương.
Không rõ Kính Điển sinh năm nào, nhưng lúc nhỏ ông bị sài đẹn, cơ thể rất ốm yếu. Vua Mạc đổi nhiều nhũ mẫu nhưng đều không có chuyển biến tốt. Gặp lúc vợ đại thần Phạm Quỳnh mới sinh, bèn gọi đến làm nhũ mẫu cho ông.
May mắn thay, từ lúc có nhũ mẫu mới, ông đỡ bệnh, thân thể cũng mạnh khỏe khác hẳn lúc trước. Sau này ông nhớ ơn xưa nên rất sủng ái cha con Phạm Quỳnh và Phạm Dao.
Năm 1546, trước lúc mất, Vua Mạc Hiến Tông (anh trai Kính Điển) đã chọn Kính Điển làm phụ chính cho con trai mình là Mạc Phúc Nguyên. Mạc Phúc Nguyên lên ngôi khi hãy còn nhỏ tuổi nên mọi việc trong ngoài đều phải trông cậy vào chú mình là Kính Điển.
Mạc Phúc Nguyên, tức Mạc Tuyên Tông, khi vừa lên ngôi, ngồi chưa nóng ngai vàng thì trong triều xảy ra biến loạn.
Dưới tình hình giao tranh căng thẳng giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê, Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi nghị bàn:
“Hiện nay trong nước đang lúc nhiều nạn, nên lập vua lớn tuổi. Hoằng vương Chính Trung đã nhiều phen cầm quân và thường thắng trận, vậy xin dựng lên ngôi”.
Hoằng vương Mạc Chính Trung là con thứ hai của Mạc Thái Tổ (chú của Kính Điển, ông chú của Phúc Nguyên).
Mạc Kính Điển kịch liệt phản đối. Ông nhất quyết phò Phúc Nguyên, là dòng đích tôn, lên ngôi. Tử Nghi bèn cùng Chính Trung khởi binh nổi loạn, tiến đánh Đông Kinh ( Thăng Long).
Mạc Kính Điển dẫn binh chống trả. Sau nhiều lần không hạ được Đông Kinh, hao binh tổn tướng, Tử Nghi đem Mạc Chính Trung chạy ra chiếm Yên Quảng ( Quảng Ninh) rồi đổ quân cướp phá các vùng xung quanh, về sau đánh cướp sang cả đất nhà Minh (Trung Quốc).
Năm 1551, Kính Điển đánh dẹp thành công quân Tử Nghi, Chính Trung. Tử Nghi bị bắt, đem ra chém, còn Mạc Chính Trung bỏ chạy và chết bên nhà Minh.
Một năm trước đó, tức năm 1550, Thái Tể Lê Bá Ly ỷ quyền thế quá lớn nên hống hách. Khi các đại thần cùng Vua Mạc Tuyên Tông muốn vây bắt, thì y liền cùng thông gia là Nguyễn Thiến mang theo gia quyến, gồm các tướng Nguyễn Quyện, Nguyễn Khải Khang, Lê Khắc Thận chạy vào Thanh Hóa, theo hàng nhà Lê (Trung Hưng).
Nhà Mạc bị tổn thất nặng về nhân sự, nhân tâm dao động, thái sư nhà Lê lúc này là Trịnh Kiểm thừa cơ hợp binh với tướng cát cứ ở Tuyên Quang là Vũ Văn Mật tiến đánh Đông Kinh.
Khi đó bá quan nhà Mạc rụng rời chân tay, nhân tâm hoảng loạn. Riêng chỉ có mỗi Mạc Kính Điển là tận tụy, trung thành phò tá vua Mạc. Ông giúp Vua mang xa giá rời kinh thành sang sông, chạy đến Kim Thành (Hải Dương).
Vua chạy nhưng Kính Điển thì ở lại. Ông đích thân đốc suất quan binh chống cự. Sĩ khí quân Mạc tăng cao, ra sức chiến đấu, khiến quân Lê công thành nhiều lần mà không qua được. Trịnh Kiểm thấy thực lực nhà Mạc hãy còn mạnh, nhân tâm chưa hẳn hướng về nhà Lê, bèn lui quân về.
Sau khi con Nguyễn Thiến là Nguyễn Quyện quay về, đầu quân lại cho nhà Mạc, thì tình thế quân Mạc đã phấn chấn hơn, liên tiếp đánh lui được các đợt tấn công của quân Lê.
Năm 1562, sau khi ở ngôi mười lăm năm Mạc Tuyên Tông bị bệnh đậu mùa rồi mất, con ông là Mạc Mậu Hợp lên nối ngôi khi mới hai tuổi. Vua còn quá nhỏ, Khiêm Vương Mạc Kính Điển lần thứ hai ra làm phụ chính giúp Vua. Ông cử người em út là Mạc Đôn Nhượng (mất năm 1593) làm nội phụ chính để lo đỡ việc bên trong. Còn ông tập trung lo việc quân cơ bên ngoài. Xong, quyền quyết định các sự vụ thực chất đều do Khiêm Vương quyết.
Năm 1570, thái sư nhà Lê là Trịnh Kiểm chết, hai con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng đánh nhau tranh ngôi. Mạc Kính Điển thừa cơ mang đại quân vào đánh Thanh Hoá.
Trịnh Cối bị kẹp giữa hai bên địch quân nên phải hàng nhà Mạc. Kính Điển tiếp tục thúc quân đánh nhiều tháng, nhưng cuối cùng vẫn không thắng được quân Trịnh Tùng.
Trịnh Tùng là nhân tài xuất chúng, xứng đáng thay thế Trịnh Kiểm. Ông đã giúp nhà Lê duy trì được thế cân bằng với nhà Mạc, tiếp tục đưa cuộc chiến vào thế giằng co.
Nhà Lê tuy đứng vững nhưng chỉ chủ yếu trên địa bàn Thanh Hóa. Mạc Kính Điển nhiều lần đánh Thanh Hóa không thắng. Nhưng khi đốc suất thủy quân vào đánh Nghệ An, nhờ sức tướng Nguyễn Quyện và Hoàng Quận công Mạc Đăng Lượng, lần nào cũng thắng, nên vùng đất từ sông Lam vào tới Bình Định lại theo hàng nhà Mạc.
Nhưng vì xa cách không thể ứng cứu, nên các vùng đất phía Nam của nhà Mạc bị mất dần. Đỉnh điểm là tướng Mạc Lập Bạo gặp phải địch thủ lớn là Nguyễn Hoàng bị thua trận chết. Mặc dù Nguyễn Quyện và Hoàng quận công Mạc Đăng Lượng đánh thắng quân Lê nhiều lần ở Nghệ An nhưng vì địa thế cách trở, xa Đông Kinh ở Bắc Bộ, không tiếp ứng được nên cuối cùng quân chủ lực của nhà Mạc buộc phải rút đi. Từ đây nhà Mạc mất hẳn phía nam và chỉ còn kiểm soát Bắc Hà.
Những năm sau đó Mạc Kính Điển tiếp tục vào đánh Thanh Hóa vài lần nhưng vẫn không đánh bại được quân Lê-Trịnh.
Tháng 10 năm 1580, Khiêm Vương Mạc Kính Điển qua đời sau ba mươi bốn năm phụ chính cho các ấu chúa nhà Mạc.
Kính Điển mất, không ai thay thế được ông để giúp chống đỡ nhà Mạc. Mười hai năm sau (1592) quân Lê Trịnh thành công chiếm được Đông Kinh, kết thúc 66 năm Nam Bắc Triều.
Lê Quý Đôn nhận xét về Khiêm Vương Mạc Kính Điển như sau: “Kính Điển là người nhân hậu, linh mẫn, dũng cảm có thừa. Ông tiếp đãi quan liêu có lễ độ, đối với quân sĩ có ân nghĩa, từng trải qua biết bao sự gian hiểm, mà vẫn cần lao trung thành, thời bấy giờ tựa vào ông làm trọng. khi ông chết, lòng người trong nước đều dao động!”.
Mạc Kính Điển là người tài năng, đức độ. Ông chính là trụ cột lớn nhất đã chống đỡ vương triều nhà Mạc sau khi Thái Tổ Mạc Đăng Dung mất, nhưng ông cũng là trụ cột cuối cùng.
*Áo Giáp phỏng và chế theo Tượng Kim Cang Thủ mặc Khải Giáp tại chùa Sùng Phác Tự xây cất thời Nhà Mạc 1527~1592 và trùng tu thời đầu Nhà Lê Trung Hưng 1533~1789.
* Mũ trụ phỏng và chế theo Tượng Tướng Sĩ đặt tại Lăng Tướng Công Lê Trung Nghĩa (Tk16-17).
Thực hiện bởi Đề Hồ Hầu.
– The Siege – Viết chơi vẽ bậy –
BTT Mactoc.com
Viết bình luận
Tin liên quan
-
Việt Nam sẽ có thêm một Di tích quốc gia đặc biệt: Lưu giữ thanh đao từng theo Thái tổ Mạc Đăng Dung chinh chiến, là kinh đô thứ hai của nhà Mạc
-
Ngôi đền cổ thờ Lưỡng Quốc Trạng Nguyên ở Hải Dương
-
Trạng nguyên Việt Nam nào đã đánh bại thần cờ của Trung Hoa?
-
Dấu tích kinh đô hướng biển của nhà Mạc
-
Di tích đặc biệt ghi dấu ấn Vương triều Mạc tại Hải Phòng
-
Ông vua nhà Mạc lên ngôi mùng 1 Tết
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
-
Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
-
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
-
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
Mạc kỳ - Mạc ca
Fanpage Facebook
Bài viết xem nhiều nhất
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC