- Đang online: 1
- Hôm qua: 537
- Tuần nay: 16664
- Tổng truy cập: 3,413,609
LỄ CẤT NÓC NHÀ CHÍNH ĐIỆN, HẬU CUNG – GIAI ĐOẠN 1 PHỤC DỰNG ĐIỆN SÙNG ĐỨC – THÁI MIẾU CỦA NHÀ MẠC
- 1177 lượt xem
NGÀY 25/10/2020, NHẰM GIỜ HOÀNG ĐẠO, NGÀY LÀNH 9G17, NGÀY MỒNG 9/9 NĂM CANH TÝ, HĐMT VIỆT NAM, HĐMT TỈNH HẢI DƯƠNG, BQL DI TÍCH ĐỀN LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI ĐÃ LONG TRỌNG TỔ CHỨC LỄ CẤT NÓC NHÀ CHÍNH ĐIỆN, HẬU CUNG – GIAI ĐOẠN 1 PHỤC DỰNG ĐIỆN SÙNG ĐỨC – THÁI MIẾU CỦA NHÀ MẠC
Chân linh thần tượng Thủy tổ Mạc Hiển Tích
Di miếu Điện Sùng Đức
Nhân sự kiện trọng đại, xin lược sử đôi dòng về họ Mạc và Điện Sùng Đức:
Gia phả họ Mạc Việt Nam được ghi chép, lưu giữ bắt đầu từ Cụ Mạc Hiển Tích (chữ Hán: 莫顯績) sinh vào năm 1060, ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương).
Cụ là người đỗ đầu tại khoa thi năm Quảng Hựu thứ 2 (Bính Dần, 1086) thời vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127), được bổ làm Hàn lâm học sĩ, rồi thăng lên đến Thượng thư bộ Lại. Em Cụ là Mạc Kiến Quan cũng thi đỗ Tiến sĩ, làm quan đồng triều. Cụ Mạc Hiển Tích là người rất nổi tiếng, là vị Trạng nguyên thứ hai của Việt Nam, sau Trạng nguyên Lê Văn Thịnh (1075) được ghi trong sách sử, nên đời sau chỉ biết Cụ là Thủy tổ họ Mạc Việt Nam. Trong “HỢP BIÊN THẾ PHẢ HỌ MẠC” cũng ghi chép ngắn gọn từ đời Thủy tổ Mạc Hiển Tích: “Ngài sinh ra cụ Mạc Hiển Đức, cụ Hiển Đức sinh ra cụ Mạc Hiển Tuấn, cụ Mạc Hiển Tuấn sinh ra cụ Mạc Đĩnh Kỳ, cụ Mạc Đĩnh Kỳ sinh ra cụ Mạc Đĩnh Chi” (tức Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1280 – 1346).
Thời Lý (1022) cụ Mạc Hiển Tích đỗ thám hoa và trở thành một lương thần có biệt tài về chính trị của hai triều vua Lý Nhân Tông và Lý Anh Tông. Thời Trần, triều vua Trần Anh Tông cụ Mạc Đĩnh Chi đậu Khôi Nguyên năm 1304, được ấn phong Trạng Nguyên. Mạc Đĩnh Chi – một con người giỏi phú, phẩm chất Trác Việt, có phong thái cao quý của một người khác thường, vượt xa người khác về mọi phương diện, làm quan tới chức Hành khiển, Nhập nội, thanh liêm, trí tài nổi tiếng hai nước.
Cuối triều Trần, Hồ Quý Ly tranh ngôi, do mang nặng chữ trung quân, các con cháu nhà Mạc không hợp tác với nhà Hồ mà có ý giúp nhà Trần giữ cơ nghiệp. Cụ Mạc Đĩnh Giao là con trai cụ Mạc Đĩnh Chi làm quan tới Tư hình Viện Đại phu triều Trần. Bốn con trai cụ Đĩnh Giao là các cụ Mạc Địch, Mạc Thoan, Mạc Thúy và Mạc Đĩnh Viễn, người nào cũng có tài năng nhưng sinh ra vào cuối thời Hồ, vì bất đắc trí không cộng tác với nhà Hồ, cùng giúp nhà Trần chống lại nhà Hồ. Cụ Mạc Thúy làm Tham chính, cụ Mạc Viễn làm Diên thiết sứ, cụ Mạc Địch làm Chỉ huy sứ.
Khi Lê Lợi (Lê Cao Tổ) bình xong nhà Minh, không thu dụng những người chống nhà Hồ, nên anh em cụ Mạc Thúy không ai ra làm quan, mà đều về ở ẩn tại làng Lan Khê, Thanh Hà. Về Lan Khê, cụ Mạc Thúy sinh được cụ Mạc Trung, rồi lại di cư về Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kim Môn, trấn Hải Dương (nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng). Ở Cổ Trai, cụ Mạc Trung sinh ra cụ Mạc Bình, cụ Mạc Bình sinh ra cụ Mạc Hịch. Ba đời cụ Trung – Bình – Hịch không có ai hiển đạt.
Cụ Mạc Hịch lấy con gái cụ Đặng Xuân là cụ Đặng Thị Hiếu cũng người làng Cổ Trai, sinh được ba con trai là: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Đốc và Mạc Đăng Quyết. Các con trai cụ Mạc Hịch lại bắt đầu hiển đạt. Mạc Đăng Dung lúc hai mươi chín tuổi đã làm quan tới chức Phó tướng tả Đô đốc, Mạc Đăng Đốc được phong tước Trào Quận công và Mạc Đăng Quyết tước Đông Quận công thời Lê Chiêu Tông (1516).
Năm 1527, sau khi đăng quang khai sáng Vương triều Mạc, Thái tổ Mạc Đăng Dung cho xây dựng Điện Sùng Đức làm nơi thờ Tổ tiên, các bậc sinh thành ra Ngài – Thái miếu của nhà Mạc.
Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn có chép: “Tháng 6 năm Thống Nguyên thứ 6 (1527), Đăng Dung…truy tôn ông tổ 7 đời là Mạc Đĩnh Chi làm “Kiến thủy Khâm minh Văn hoàng đế”. Đăng Dung dựng lại ngôi điện, gọi là điện Sùng Đức vào nền nhà cũ của Đĩnh Chi ở xã Lũng Động… Lại đắp một gò lớn ở bờ sông, ở phía Bắc mặt trước điện Sùng Đức, làm nơi lễ bái, các quan nhà Mạc qua nơi đây, đều lễ vọng vào điện Sùng Đức. Nay nền điện và gò hãy còn, điện thì ở xã Lũng Động, nơi gần sông, gò thì ở bờ sông xã Đông Đôi, gọi là gò Mả Thảo”.
Do biến cố của lịch sử, Điện Sùng Đức đã bị xóa dấu tích. Năm 2020, sau 493 năm, con cháu họ Mạc, gốc Mạc tiếp nối các bậc tiền nhân, chung tay phục dựng Điện Sùng Đức trên nền xưa, dấu cũ.
Việc phục dựng Điện Sùng Đức là niềm trăn trở, mong mỏi của bao thế hệ họ Mạc, gần đây nhất là Hội thảo Phục dựng Điện Sùng Đức vào ngày mồng 6/9/2015. Đặc biệt, công việc hệ trọng này đã được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Mạc tộc Việt Nam lần thứ III. Để hôm nay đây, như Thiên thời- Địa lợi- Nhân hòa, con cháu hội tụ về nơi đất Tổ làm lễ Thượng lương nhà Chính điện và Hậu cung, được các Ngài hiển linh dẫn chỉ nhằm giờ Hoàng đạo, ngày lành (9g17, ngày 9/9 năm Canh Tý 2020) những cánh tay rắn chắc của trai Mạc, của các bậc cao niên, của các bậc chức sắc nâng đòn dông thì trời đổ mưa. Phải chăng đây là sự linh ứng kỳ diệu, một điềm lành, Tổ tiên ban lộc cho con cháu ngàn đời tiếp nối…500 năm tiếng kèn Nhà Mạc như vang vọng mãi, 500 năm Mạc kỳ tung bay phấp phới trên đất linh của Tổ đường Mạc tộc Việt Nam – Thái miếu của nhà Mạc.
Các hậu duệ họ Mạc, người giàu một bó, người khó một nén, mọi người đoàn kết chung tay xây dựng, chắc chắn Điện Sùng Đức sẽ hoàn thành sớm. Nơi đây sẽ là nơi hội tụ của con cháu họ Mạc, gốc Mạc thành kính dâng nén tâm hương tri ân Tiên tổ, ghi nhớ công đức các bậc Tiền nhân, ghi nhớ cội nguồn dòng tộc. Sẽ là nơi thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên học tập, nghiên cứu về một giai đoạn lịch sử của dân tộc, mà Tổ tiên ta “…đã một thời dầy công với nước – Nặng đức với dân”, làm rạng danh non sông đất nước Đại Việt. Điện Sùng Đức, Đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Lăng mộ của Ngài sẽ tạo thành một cụm di tích đáp ứng nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quê hương đất Tổ, nơi địa linh nhân kiệt, vùng đất phát phúc của dòng họ Mạc Việt Nam.
Sau đây là một số hình ảnh trong ngày lễ:
- Chủ tịch HĐMT Việt Nam, Thái Mạc Khắc Việt phát biểu khai lễ
2. Đại diện HĐMT Việt Nam cùng các chi họ dâng hương Tiên tổ
3. Con cháu dòng họ cùng quý khách nghiêm trang trong tiếng nhạc Mạc ca uy hùng
4. Đại diện các đoàn tặng hoa chúc mừng
5. Hình ảnh Lễ cất nóc
Ghi chú: Do dung lượng bản tin có hạn nên không đăng tải được nhiếu ảnh của buổi lễ, xin cáo lỗi cùng bà con cô bác dòng họ.
Tin: Hoàng Sơn Hiền – CVP HĐMT Hải Phòng
Viết bình luận
Tin liên quan
-
HĐMT TỈNH HẢI DƯƠNG TRÂN TRỌNG GỬI THÔNG BÁO TỚI BÀ CON CÔ BÁC, CON CHÁU HỌ MẠC, GỐC MẠC TRÊN KHẮP MỌI MIỀN TỔ QUỐC HƯỚNG VỀ ĐIỆN SÙNG ĐỨC
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC MẠC TỘC NĂM 2024, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2025
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
-
HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
-
HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
-
TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI CÁC QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU KHÁCH QUÝ, CÙNG BÀ CON CÔ BÁC HỌ MẠC, GỐC MẠC VỀ DỰ ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ THỦY TỔ HỒNG PHÚC ĐẠI VƯƠNG MẠC HIỂN TÍCH 15/11/2024 TẠI ĐIỆN SÙNG ĐỨC( TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM)
-
HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC