- Đang online: 2
- Hôm qua: 730
- Tuần nay: 16901
- Tổng truy cập: 3,369,329
KỶ NIỆM 520 NĂM NGÀY SINH TRÌNH QUỐC CÔNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- 356 lượt xem
(Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm) (Đền thờ NGuyễn Bỉnh Khiêm)
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngôi sao khuê trên bầu trời đất Việt. Ông sinh ngày mùng 6 tháng 4 âm lịch – 1491, tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ông đỗ Trạng Nguyên khoa Ất Mùi năm 1535, dưới triều vua Mạc Đăng Doanh; đoạt thủ khoa tất cả các khoa thi ông dự và là vị Trạng nguyên thứ 32 trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam. Vua Mạc phong ông tước quan Trình Tuyền hầu. Trước khi ông mất, vua đã phong ông tước Trình Quốc Công, ghi nhận tài trí và công đức của ông trong những năm ông ra tay giúp vua trị vì đất nước.
Suốt cuộc đời ông, cho đến khi tuổi ngoại tứ tuần, ông vẫn quyết định không ra ứng thi, do không chịu cộng tác với nhà Lê, vì thiếu thời (cuối triều Lê Sơ), ông đã chứng kiến những ông “vua quỷ, vua lợn” chỉ biết tà dâm, quên nước, hại dân, bất nhân, bất hiếu … như Lê Uy Mục giết cả bà nội của mình. Ông không chấp nhận bất cứ việc gì của nhà Lê, nhưng cuối cùng ông đã chọn triều Mạc là minh chủ của mình. Ông thực sự tin tưởng vào chính sách canh tân và những tiến bộ của triều Mạc (Đương kim Hoàng Đế Mạc Đăng Doanh), đã đem lại cho dân đời sống ấm no, xã hội thanh bình và thịnh trị. Ông đã quyết định ra phục vụ triều Mạc, coi đây là sự lựa chọn đúng đắn của bậc trượng phu, của người quân tử. Tâm nguyện này ông đã từng bày tỏ cả trong thơ của mình:
“…Mừng thấy thời vần đời mở trị,
Thái bình thiên tử, thái bình dân.
Quân tử mới hay nơi xuất xứ,
Trượng phu cũng có chí anh hùng !”.
Mừng kỷ niệm lần thứ 520, ngày sinh Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (6/4 âm lịcl 1491 – 6/4 âm lịch 2011), ngày 22/4/2011, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã tổ chức Lễ động thổ Đền Song Thân (nơi thờ cụ ông Nguyễn Văn Định và cụ bà Nhữ Thị Thục, thân sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm) tại Khu tưởng niệm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
Ảnh 1: Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cùng PCT UBND TP. Hải Phòng Hoàng Văn Kể, dự Lễ động thổ Đền Song Thân tại Khu tưởng niệm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ảnh 2: Lư hương trung thiên trước tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bốc hoả dưới mưa.
Tin và ảnh: Hoàng Sơn Hiền – có sử dụng tư liệu của đồng nghiệp.
TÌM HIỂU THÊM VỀ NGUYỄN BÌNH KHIÊM
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585) được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê–Mạc phân tranh cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Mục lục[ẩn] |
[sửa] Tiểu sử
Ông sinh năm Tân Hợi đời vua Lê Thánh Tông, tức năm Hồng Đức thứ 22 (1491) tại làng Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là làng Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định; thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lân, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã tiếp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương.
Ông khôi ngô, tuấn tú, tư chất khác thường, một tuổi ông đã nói sõi, lên năm tuổi được mẹ dạy cho kinh sách, truyền miệng cho thơ văn chữ Nôm, ông học đâu nhớ đấy, không quên chữ nào.
Lớn lên ông theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Ông sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên được thầy rất khen ngợi.
Thời bấy giờ trong nước biến loạn, ông không muốn xuất đầu, lộ diện, đành ở ẩn một nơi. Năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời vua Mạc Đăng Doanh lúc 45 tuổi, ông mới đi thi và đậu Trạng nguyên. Vua Mạc cất ông lên làm Tả Thị lang Đông các Học sĩ. Vì ông đỗ Trạng nguyên và được phong tước Trình Tuyền hầu nên dân gian gọi ông là Trạng Trình.
Làm quan được bảy năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan năm 1542.
Khi về trí sĩ, ông dựng am Bạch Vân và lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học cạnh sông Tuyết, do đó học trò gọi ông là “Tuyết giang Phu tử”. Bạn của ông là những tài danh lỗi lạc một thời như Bảng nhãn Bùi Doãn Đốc, Thám hoa Nguyễn Thừa Hưu, Thư Quốc công Thương thư Trạng nguyên Nguyễn Thiến. Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Dữ– tác giả Truyền kỳ mạn lục, Thượng thư Bộ Lễ Lương Hữu Khánh,Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Quốc công Nguyễn Quyện, Thượng thư Bộ Hộ Trạng nguyên Giáp Hải, Tiến sĩ Trương Thời Cử, Tiến sĩ Đinh Thời Trung, Hàn Giang Phu tử Nguyễn Văn Chính …
Ông mất năm Ất Dậu (1586) hưởng thọ 95 tuổi. Lễ tang ông có quan phụ chính triều đình là Ứng vương Mạc Đôn Nhượng dẫn đầu các quan đại thần về viếng. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang nói lên sự trân trọng rất lớn của nhà Mạc với Trạng Trình. Trong buổi lễ tang ấy, Ứng vương đã thay mặt vua truy phong Nguyễn Bỉnh Khiêm tước Thái phó Trình Quốc công.
[sửa] Tác phẩm văn chương
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như tập thơ Bạch Vân, gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán (còn lưu lại) và hai tập Trình Quốc công Bạch vân thi tập và Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi, (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm) hiện còn lưu lại được một quyển của Bạch Vân thi tập gồm 100 bài và 23 bài thơ trong tập Bạch Vân Gia Huấn mang nhiều chất hiện thực và triết lý sâu xa, thể hiện đạo lý đối nhân xử thế lấy đức bao trùm lên tất cả, mục đích để răn dạy đời.
[sửa] Tiên tri
Khi theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, ông được truyền cho quyển Thái Ất thần kinh từ đó ông tinh thông về lý học, tướng số… Sau này, dù Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn làm quan nhưng vua Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) vẫn phong cho ông tước Trình Tuyền hầu vào năm Giáp Thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn ngành lý học, giống như Trình Y Xuyên, Trình Minh Đạo bên Trung Hoa. Sau đó được thăng chức Thượng thư bộ Lại tước hiệu Trình quốc công.
Nhờ học tính theo Thái Ất, ông tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau này. Người Trung Hoa khen Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là “An Nam lý số hữu Trình Tuyền”. Ông tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam. Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình“.
Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê. Khi Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm giết, ông khuyên nên xin về phía nam với câu “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (có tài liệu viết là “khả dĩ dung thân”) nghĩa là “Một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài”. Nguyễn Hoàng nghe theo và lập được nghiệp lớn, truyền cho con cháu từ đất Thuận Hoá. Lúc nhà Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc “Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể” (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa. Đối với Lê – Trịnh, khi vua Lê Trung Tông chết không có con nối, Trịnh Kiểm định thay ngôi nhà Lê nhưng còn sợ dư luận nên sai người đến hỏi ông. Ông nói với chú tiểu, nhưng thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản” (ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn). Trịnh Kiểm nghe theo, sai người tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là vua Lê Anh Tông. Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Bởi thế còn có câu: “Lê tồn Trịnh tại”.
[sửa] Nhận xét
Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương lọai chí: “Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở”.
La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp khi về thăm đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bài thơ Quá Trình tuyền mục tự (Qua thăm đền cũ Trình tuyền) đã xem Trình tuyền là người có tài “Huyền cơ tham tạo hóa” (nắm được huyền vi xen vào công việc của tạo hóa).
Tiến sĩ thời nhà Hậu Lê Vũ Khâm Lân đã làm bia ở đền Trạng Trình và nói rằng danh tiếng Trạng
- Như núi Thái sơn, sao Bắc Đẩu
- Nghìn năm sau như vẫn một ngày.
[sửa] Giai thoại
Tương truyền thuở nhỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên là Văn Đạt. Mẹ ông là Nhữ thị vốn tinh thông tướng số và có ước vọng là lấy chồng làm vua hoặc có con làm vua. Do đó trong quá trình dạy dỗ, bà đã truyền cho ông mơ ước ấy rồi.
Một hôm khi bà đi vắng, ông Định ở nhà với con và tình cờ hát:
- “Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung”.
Không ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh nhảu ứng đối lại ngay:
- “Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung”.
Khi bà về đến nhà, ông rất tâm đắc kể lại chuyện ấy thì bị bà trách nuôi con mong làm vua làm chúa cớ sao lại mong làm bầy tôi (nguyệt chỉ bầy tôi).
Lại một lần khác bà dạy Nguyễn Bỉnh Khiêm câu hát
- “Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con tựa ngai vàng”.
Ông Định hoảng sợ vì nếu triều đình hay được sẽ mất đầu về tội khi quân nên sửa lại:
- “Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con vịn ngai vàng”.
Nhiều lần như vậy, bà rất bất bình nên bỏ đi. Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên chỉ được ở cạnh bố.
Tương truyền sau đó bà lấy một người họ Phùng và sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Sau chính Khắc Khoan trở thành học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bà Nhữ Thị vẫn không thoả chí vì họ Phùng không có chí làm vua.
Mãi sau này bà Nhữ tình cờ gặp một trang nam nhi làng chài đang kéo lưới mà bà tiếc nuối vì cho rằng người này có số làm vua, còn tuổi mình đã cao. Người đó chính là Mạc Đăng Dung, vị vua khai triều của nhà Mạc.
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM DIỄN RA THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
- HĐMT HẢI DƯƠNG DỰ LỄ KHÁNH THÀNH HỌ PHẠM GỐC MẠC KIM BẢNG, HÀ NAM
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG QUỸ KHUYẾN HỌC KHUYẾN TÀI MẠC ĐĨNH CHI CHO CÁC CHÁU CÓ THÀNH TÍCH TRONG HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- ĐẠI LỄ HÚY KỴ – KỶ NIỆM ĐỨC MẠC THÁI TỔ – QUÝ MÃO 2023
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.