- Đang online: 3
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12276
- Tổng truy cập: 3,388,790
Kinh ngạc những lời tiên tri về chiến lược bảo vệ biển Đông
- 1351 lượt xem
Kinh ngạc những lời tiên tri về chiến lược bảo vệ biển Đông
Thứ năm, 14/04/2016, 07:40 (GMT+7)
(An Ninh Quốc Phòng) – Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đô đốc Giáp Văn Cương… là những người đã đưa ra dự báo chính xác về chiến lược bảo vệ biển Đông.
Lời tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Đậu Trạng nguyên rồi làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công, nên dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.
Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ảnh: Nam Điện – Panoramio.com
Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam, đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông, và gọi chung là “Sấm Trạng Trình”.
Trong bối cảnh tình hình hình an ninh ở biển Đông diễn biến phức tạp thời gian gần đây, giới nghiên cứu ở Việt Nam đã nhiều lần nhắc đến hai câu thơ mang tính dự báo thiên tài của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Hai câu thơ này được trích từ bài “Cự Ngao Đới Sơn” trong “Bạch Vân Am Thi Tập” của ông.
Nguyên văn bài thơ:
Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh,
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,
Trước cước trào vô quyển địa thanh.
Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành.
Dịch nghĩa:
Con rùa lớn đội núi
Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.
Ta nay muốn thi thố sức phù nguy,
Lấy lại quan hà, thành xưa của nhà vua).
Dịch thơ:
Con rùa lớn đội núi
Núi tiên biển biếc nước trong xanh,
Rùa lớn đội lên non nước thành.
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá,
Dầm chân đất sóng vỗ an lành.
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình.
Chí những phù nguy xin gắng sức,
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.
(Bản dịch của Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai)
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam, bài thơ trên có tuổi đã 5 thế kỷ mà bây giờ càng đọc càng thấy rất thời sự, tưởng như cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay. Bài thơ nguyên là để nói cái chí của cụ Trạng Trình, nhưng lại “đọng trong đó một tư tưởng chiến lược một dự báo thiên tài: “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Ông Mai cho rằng, hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược bảo vệ Biển Đông của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn cái tâm thức biển đảo của người Việt.
Tự ngàn xưa, dân Việt đã là cư dân của văn hóa biển – đảo. Vạn dặm biển Đông phải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như vậy, mà phải làm được như vậy – làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời, đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao.
Đọc lại bài thơ với hai câu dự báo chiến lược thiên tài, chúng ta càng khâm phục cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tầm nhìn biển đảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những dự báo, tiên tri chính xác trước hàng chục năm về những sự kiện lớn mang tính quyết định của cách mạng Việt Nam. Người cũng đưa ra những lời căn dặn thể hiện tầm nhìn sáng suốt về vai trò Biển Đông với tương lai đất nước.
Theo ấn phẩm “Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử”, tháng 3/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi công tác về vùng biên giới, hải đảo, cùng những người cộng sự, cán bộ địa phương, chiến sĩ bộ đội Hải quân vào hang Đầu Gỗ, đảo nhỏ thuộc Vịnh Hạ Long. Nơi đây xưa kia là công binh xưởng của đội quân tinh nhuệ nhà Trần, họ đã vót hàng nghìn cọc gỗ cắm trên sông Bạch Đằng đánh thắng quân Nguyên Mông. Người chỉ rõ: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục trao trọng trách: “Bờ biển nước ta có vị trí rất quan trọng. Vì vậy nhiệm vụ của hải quân trước mắt cũng như lâu dài rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Phải biết tìm ra cách đánh phù hợp với điều kiện con người, địa hình bờ biển nước ta và vũ khí trang bị mình có. Hải quân ta phải học tập kinh nghiệm chiến đấu hiện đại nhưng không được quên truyền thống đánh giặc xa xưa của tổ tiên”
Ngày 09/5/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục cuộc hành trình đến các đảo vùng Đông Bắc Tổ quốc, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) – giữ vị trí chiến lược vô cùng quan trọng – được Bác đến thăm và căn dặn bà con, chính quyền các cấp: “Thủ đô Hà Nội tuy xa các đảo, nhưng Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết, cố gắng và tiến bộ”.
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cô Tô.
Kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân, chính quyền huyện đảo Cô Tô xin được dựng tượng để luôn nhớ tới tấm lòng của Người với đồng bào vùng Biển đảo quê hương. Được sự chấp thuận của Bác, sau thời gian chuẩn bị kỹ, ngày 22/5/1968, công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành trên huyện đảo Cô Tô. Đây là pho tượng duy nhất được dựng tại vùng biển đảo khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống.
Ngày nay tượng đài vẫn đứng sững sững như thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Bác, khẳng định giá trị vĩnh hằng về văn hóa, nhân văn và lịch sử, hiên ngang trụ vững, luôn nhắc nhở chúng ta và các thế hệ con cháu hướng tâm, dồn trí nhìn ra Biển Đông, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới, giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng mà vài trăm năm nay con dân nước Việt đổ biết bao máu xương để khai thác nguồn lợi biển và khẳng định chủ quyền trên mảnh đất máu thịt ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu của Tổ quốc.
Dự báo chiến lược của Đô đốc Giáp Văn Cương
Thượng tướng Giáp Văn Cương (1921 – 1990), là anh hùng lực lượng vũ trang và là Đô đốc đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ông được mệnh danh là “vị tướng của Trường Sa” hay “Tư lệnh Trường Sa 1988” vì tầm nhìn chiến lược và những quyết định táo bạo giúp bảo vệ chủ quyền Trường Sa của Việt Nam.
Năm 1984, do tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, Tướng Giáp Văn Cương được Bộ Quốc phòng điều động về làm Tư lệnh Hải quân lần thứ hai (lần đầu từ năm 1977-1980).
Trên cương vị mới, ông dự báo: “Trong tương lai gần, vùng biển khu vực Trường Sa không được bình yên và sẽ là chiến trường chính của Hải quân Việt Nam”.
Do vậy, trong 2 năm 1986-1987, một mặt ông yêu cầu bộ phận Tác chiến soạn thảo gấp kế hoạch và phương án phòng thủ Trường Sa, mặt khác ông chủ động và kiên trì đề xuất với Bộ Chính trị và Đảng ủy Quân sự Trung ương, chấp thuận kế hoạch bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và thềm lục địa phía Nam. Kế hoạch đó được chấp thuận.
Đô đốc Giáp Văn Cương trong chiến dịch CQ-88. Ảnh: Nhà báo Nguyễn Viết Thái.
Ông ra lệnh: “Nhanh chóng dốc toàn lực, đặc biệt là Công binh, ra Trường Sa để tăng cường, củng cố tất cả đảo nổi đảo chìm mà quân dân Việt Nam đang đồn trú và sinh sống bao đời nay”.
Đối với những đảo chìm thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng chưa có quân đồn trú, ông yêu cầu “Kiên quyết đóng nhanh, đóng đồng thời tất cả các đảo, nếu cần có thể dùng mọi loại tàu để ủi bãi”.
Và chính từ mệnh lệnh này, sáng 14/3/1988, con tàu HQ-505 anh hùng đã lao nhanh giữa những làn đạn đại bác, ủi thẳng lên đảo Cô Lin, khẳng định chủ quyền Việt Nam, trước khi lính Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo.
“Nếu không có tầm nhìn và sự quyết đoán trong hành động của đô đốc Giáp Văn Cương, Trường Sa có thể khó khăn hơn bây giờ, không toàn vẹn như vậy giờ” -Thiếu tướng Lê Kế Lâm (nguyên Tham mưu phó Tác chiến Quân chủng Hải quân) đã khẳng định như vậy.
(Theo Kiến Thức)
Sưu tầm: Hoàng trần Hòa
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.