- Đang online: 4
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 19578
- Tổng truy cập: 3,370,200
Cụ tổ một làng nghề
- 1275 lượt xem
Cụ tổ họ Thạch (gốc Mạc) được nhân dân làng Công Đình, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm – Hà Nội tôn thờ là tổ sư một nghề từ nhiều thế kỷ nay
Cụ tổ xuất thân trong dòng họ Thạch Văn – Phù Ninh lấy vợ thụoc dòng họ Nguyễn Công Đình rồi nhập cư luôn ở đó. Với tư chất thông minh lại siêng năng nên ngoài việc làm ruộng, Cụ đã học và làm nhiều nghề phụ khác nhất là chăn nuôi gia súc. Nhà cụ nuôi nhiều nhưng lại bị dịch thiệt hại lớn cho công sức và tiền của. Lợn và trâu bò khi lớn hay phá phách chuồng trại, tốn sức tốn của săn đuổi sửa chữa. Do vậy, thu nhập chẳng được là bao. Làm nghề nông kết hợp với chăn nuôi gia súc là một quy trình sản xuất hợp lý, khoa học nên cụ kiên trì tìm tòi học hỏi rồi tìm ra phương pháp phòng chữa bệnh cho gia súc đồng thời biết hoạn lợn, trâu bò, gà chó… nhằm thuần dưỡng chúng hay ăn chóng lớn. Nhờ đó, sau này nhà Cụ chăn nuôi có lợi nhuận kinh tế rất cao lại kết hợp với làm ruộng nên nhanh chóng là một gia đình khá giả. Dân làng biết, nhiều người đến học hỏi, Cụ đều vui vẻ chỉ bảo cho. Từ việc chăn nuôi gia súc ở làng phát triển nhanh hơn. Kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi gia súc của cụ được lan truyền rộng rãi trong dân làng và truyền lại từ đời này sang đời khác đến nay đã qua bảy tám thế hệ .
Giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trai đinh làng theo nghề cụ thuỷ tổ họ Thạch ngày càng đông. Khi nông nhàn, họ đi khắp các tỉnh lân cận để hành nghề. Hầu hết những gia đình theo nghề của Cụ kinh tế đều khá hoặc giàu lên: Làm được nhà ngói, tâu trâu bò, ruộng đất.
“Nước nổi bèo nổi” nhờ có nghề chăn nuôi mà nền kinh tế của làng khá lên nhiều. Nhà nhà thuận hoà, người người phấn khởi mừng vui. Trong những ngày lễ hội, tuần tiết, giỗ chạp, già trẻ, gái trai rộn vui tiếng hát câu cười khắp cùng xóm ngõ. Do nghề phát triển nên “phường hội” cũng lập ra có tổ chức, quy định chặt chẽ và được các quan viên chức sắc trong làng xã ghi nhận bảo vệ. Ai vi phạm quy định của “phường hội” đều bị phạt và lễ phạt cũng rất nghiêm minh
Kinh tế đã sung túc và với sự đóng góp lớn của các gia đình “phường hội”, quan viên đã khởi xướng xây dựng tu bổ nhiều cơ sở hạ tầng của làng như: Đình chùa, đền miếu, 2 cổng làng; nhiều cổng và điếm xóm; giếng khơi; đường làng xóm từng bước lát gạch hoặc đá rất sạch đẹp…
Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, họ Thạch cùng với “phường hội” đóng góp công sức, tiền của xây ngôi Từ đường bằng gạch ngói và toàn bộ gỗ lim ở giữa làng năm 1919 để thờ phụng cụ thuỷ tổ họ Thạch tự Phú Trung. Nhà Từ đường cũng là nơi tụ hội của dòng họ, của “phường hội” nhân các ngày giỗ chạp, tuần tiết đồng thời còn để ca tụng, ghi sâu công đức to lớn việc truyền nghề của cụ. Đây cũng là ngôi Từ đường duy nhất của một xã 10.000 dân với trên 40 dòng họ lớn nhỏ. Tại đây có đôi câu đối do Cụ Tiến sĩ – Hàn lâm viện Nguyễn Phương Khanh tu soạn như
1. Sao thuật truyền chân tiêm mặc khế
Hậu nhân trường ngưỡng thiện vi sư
Nghĩa là:
Sao chép trao truyền lòng thành thực làm tin
Người sau mãi trông điều thiện làm thầy
2. Hệ tòng Thạch thị gia truyền phả
Mạch dẫn Tùng Đình thế dụ khanh
Nghĩa là:
Thường theo họ Thạch nhà truyền khắp
Mạch dẫn Tùng Đình đời giàu thịnh
3. Kỷ tổ công hưng Tùng Đình thiên cổ
Thành từ vũ tự phụng sự chí kim
Nghĩa là:
Chép công lai Tổ nổi lên Tùng Đình ngàn xưa
Dựng lên Từ vũ từ đó phụng sự đến nay
Hàng năm vào ngày Kỵ Tổ mồng 2 tháng 10 âm lịch, mọi gia đình co người theo nghề cụ đều đem lễ vật đến nhà Từ đường họ Thạch làm lễ tế Tổ ngày 1 tháng 10 và làm cỗ mời anh em con cháy đến ăn. Có nhà làm đến hàng chục mâm cỗ. Cũng tối ngày 1 họ Thạch và “phường hội” thường mời đoàn tuồng đến Từ đường hát thờ các tổ. Đôi khi còn biểu diễn tại Đình cho dân làng và khách thập phương đến xem. Nhờ nghề Tổ, trai đinh làng đi làm ăn ở khắp nơi nên quen biết nhiều “bàn dân thiên hạ”, nhân dịp giỗ Tổ phường nghề họ mời về nhà cùng chia sẻ niềm vui với gia đình làng xóm nhằm thắt chặt hơn mối quan hệ bạn bè gần xa
Có thể nói lễ nghi ngày giỗ Tổ họ Thạch – Công Đình nhằm tôn kính ghi công sâu sắc công lao cụ tổ một nghề phổ biến ở làng nên được tổ chức trang trọng, mang tính cộng đồng rộng rãi là từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 70 của thế kỷ XX
Cuộc đời và sự nghiệp của thuỷ tổ Thạch Quí Công tự Phúc Trung, làng Công Đình đã tạo dựng nên một dòng tộc đông đúc, giàu có và góp phần to lớn xây dựng làng xóm ngày càng thịnh vượng. Đúng như lời ca
“Thuỷ tổ Thạch gia đến đất này
Chân tâm truyền lại một nghề hay
Mãi mãi lưu danh cho hậu thế
Người người tôn kính Đức – Công thầy”
T.T.K
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ
- FOSBER TÔN VINH 50 PHỤ NỮ ẢNH HƯỞNG NHẤT VIỆT NAM
- HỌ CÙ GỐC MẠC HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- Cụ HOÀNG TRẦN TRỰC VÌ SỰ NGHIỆP CHUNG TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
- Gương sáng dòng họ Hoàng Giáp – Tiến sỹ Nguyễn Đặng Huân
- Mãi mãi ngợi ca “Sự nghiệp trồng người”
- Thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất (1739-1769)
- Phạm Nguyễn Du trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII
- Mạc Thiên Tứ – Người đặt tên cho mười cảnh đẹp ở Hà Tiên
- Dấu ấn tao đàn Chiêu Anh Các
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.