- Đang online: 1
- Hôm qua: 1220
- Tuần nay: 19930
- Tổng truy cập: 3,370,877
HỌP TỔNG KẾT HỘI THẢO “NHÀ MẠC VÀ HẬU DUỆ TRÊN ĐẤT VĨNH PHÚC”
- 204 lượt xem
HỌP TỔNG KẾT HỘI THẢO
“NHÀ MẠC VÀ HẬU DUỆ TRÊN ĐẤT VĨNH PHÚC”
Sáng ngày 18- 10 – 2012, tại UBND huyện Vĩnh Tường đã diễn ra cuộc họp tổng kết hội thảo “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc” (đã tổ chức vào ngày 21- 9 – 2012).
Tham dự cuộc họp, về phía tỉnh Vĩnh Phúc có ông Trần Văn Quang – Giám đốc, Dương Quang Ứng – Phó giám đốc Sở VHTTDL, Bà Nguyễn Thị Diện – Trưởng Ban, bà Hoàng Thị Hồng Lĩnh – Phó Ban Quản lý Di tích và ông Ngô Văn Khoa Phó Chánh Văn phòng Sở VHTTDL Vĩnh Phúc;
Về phí UBND huyện Vĩnh Tường có ông Trịnh Đình Mao – Phó Bí thư huyện ủy, bà Nguyễn Thị Nhung – Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường, ông Lê Nguyễn Thành Trung – Trưởng Phòng và Hoàng Ngọc Thu – Phó trưởng phòng VHTTDL huyện Vĩnh Tường;
Về phía Mạc tộc Việt Nam có GS Phan Đăng Nhật – Chủ tịch, ông Thái Khắc Việt, Mạc Văn Trang, Phó CTHĐMTVN và hai Nghiên cứu viên của HĐMTVN Chu Xuân Giao, Phan Đăng Thuận.
Dường như vẫn còn dư âm thành công tốt đẹp của cuộc hội thảo đã diễn ra hơn một tháng trước nên các đại biểu gặp nhau tay bắt mặt mừng, bước vào cuộc họp với trạng thái vui vẻ phấn chấn.
Ông Trần Văn Quang phát biểu mở đầu cuộc họp
Ông Quang phát biểu đầu tiên, nửa đùa nửa thật: Kết quả trước hết của Hội thảo là anh Lê Minh Thịnh (gốc Mạc), sau hội thảo được thăng chức từ Phó bí thư huyện lên Chủ tịch UBND huyện. Tiếc là hôm nay anh phải họp trên tỉnh. Ông Quang cho biết: tỉnh đã phối hợp cùng các cơ quan trung ương tổ chức hàng chục cuộc hội thảo, nhưng đây là cuộc hội thảo đặc biệt – hội thảo về một dòng họ và cũng thành công đặc biệt. Hội thảo đem lại nhiều điều:
1. Những tư liệu về nhà Mạc và hậu duệ nhà Mạc giới thiệu trong hội thảo làm nhiều người ngỡ ngàng; trước đây “vấn đề nhà Mạc” trên Vĩnh Phúc rất lờ mờ, nay rất nhiều điều làm mọi người phải quan tâm, có nhận thức mới, thái độ mới trong việc nhìn nhận về nhà Mạc và hậu duệ. Đặc biệt hậu duệ nhà Mạc trên đất Vĩnh Phúc rất phấn khởi;
2. Nhiều vấn đề đặt ra cần nghiên cứu tiếp: Nhà Mạc chọn Vĩnh Phúc làm địa bàn chiến lược để mưu khôi phục vương triều hay chỉ là nơi ẩn cư? Nếu chọn làm địa bàn chiến lược thì có những cơ sở gì?
3. Sau khi phát hiện, xác định các di tích nhà Mạc trên dất Vĩnh Phúc, nay bảo tồn và phát huy thế nào?
4. Cần thành lập tổ chức Mạc tộc Vĩnh Phúc để hậu duệ nhà Mạc ở đây liên kết, giúp nhau tìm về cội nguồn và cùng nhau phát huy sức mạnh của dòng tộc trong xây dựng, bảo tồn các di tích và thờ phụng tổ tiên… Ông đề nghị hàng năm lấy ngày giỗ Hoàng đế Mạc Kính Vũ làm ngày tập hợp con cháu Mạc tộc Vĩnh Phúc và dòng tộ các nơi.
5. Có ba việc phải tiếp:
+ Làm hồ sơ xin nâng cấp xếp hạng chùa Tiên Lữ từ cấp tỉnh lên cấp quốc gia;
+ Quy hoach tổng thể và chi tiết khu di tích Diệm Xuân (chùa Trống), trong đó có mộ Hoàng đế Mạc Kính Vũ, mộ công chúa Mạc Chính Lan…;
+ Chỉnh lý và xuất bản cuốn Kỷ yếu hội thảo toàn văn.
GS Phan Đăng Nhật nêu lên những kết quả cho thấy hội thảo thành công:
1. Số người tham dự đông. Ban tổ chức trù tính 250 người dự, nhưng đã có hơn 350 người đến dự, đấy là còn hạn chế bớt. Phải kê thêm hàng trăm ghế vào hội trường mà vẫn thiếu chỗ.
2. Có 41 bản báo cáo tham luận. Nội dung hội thảo phong phú, đa dạng:
– Tập hợp các tư liệu đã có, phát hiện nhiều di tích mới, tư liệu mới về nhà Mạc và hậu duệ trên Vĩnh Phúc;
– Nêu rõ ba vị vua cuối cùng của nhà Mạc (trước đó sử sánh cũ của nước ta chưa rõ), đặc biệt hoàng đế Mạc Kính Vũ liên quan, gắn liền với Vĩnh Phúc;
– Ngưu Quân Khải chuyên gia Trung Quốc chuyên nghiên cứu về nhà Mạc đưa ra khái niệm “thời kỳ hậu Cao Bằng” của nhà Mạc kéo dài cho đến kết thúc cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất…
– Nhiều vấn đề mới về hậu duệ nhà Mạc trên đất Vĩnh Phúc được đề cập…
3. Tổ chức hội thảo và hậu cần rất chu đáo.
4. Phát huy kết quả:
– Từ các hội thảo trước đây cùng với hội thảo tại Vĩnh Phúc và dự kiến một số hội thảo các đia phương nữa sẽ có cơ sở viết lại Lịch sử nhà Mạc, họ Mạc cho khách quan, đầy đủ… (hiện nay rất thiếu và nhiều sai lệch quá);
– Việc bảo tồn, quy hoạch xây dựng các di tích nhà Mạc ở Vĩnh Phúc đồng ý như Giám đốc Quang đã nên, nhưng mộ công chúa Mạc Chính Lan vẫn để nguyên vị trí hiện nay, chứ không di dời về chỗ cũ…;
– Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, như: các chi học Mạc ở Vĩnh Phúc, bổ sung tư liệu làm rõ các di tích, phát huy giá trị các di tích …
Các đại biểu cũng trao đổi rõ thêm về nguyên nhân thành công của hội thảo:
1. Do vấn đề, nội dung hội thảo mới, hấp dẫn, có ý nghĩa nên thu hút được sự quan tâm ủng hộ của tỉnh, huyện, con cháu Mạc tộc ở nhiều nơi, đặc biệt là tại Vĩnh Phúc. Vấn đề mới, hấp dẫn nên thu hút nhiều nhà khoa học từ quốc tế, trung ương, đến địa phương có nhiều báo cáo tâm huyết, có giá trị;
2. Phối hợp các lực lượng nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu hàn lâm đến địa phương và dân gian, chứng nhân lịch sử; phối hợp ba bốn cơ quan nghiên cứu, chỉ đạo trong quá trình triển khai các công việc rất nhịp nhàng, chặt chẽ. Phối hợp tổ chức đưa đón đại biểu, hậu cần… chu đáo;
3. Các lực lượng tham gia đều tận tâm, trách nhiệm với công việc. Tỉnh, huyện nhiệt tình ủng hộ, con cháu Mạc tộc hết lòng hưởng ứng… Vai trò của GS Nhật và Giám đốc Quang là nhân tố rất quan trọng, từ chỉ đạo chung cho đến triển khai các công việc là rất hợp lý, cụ thể nên các thành viên tham gia tin tưởng, làm viêc hiệu quả.
Ông Ứng , bà Nhung, ông Mao, ông Trung… đều phát biểu đánh giá cao thành công của hội thảo, đặc biệt là dư âm sau hội thảo, cán bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã có nhận thức mới, thái độ mới trong nhìn nhận về nhà Mạc và hậu duệ… Các đại biểu đều quan tâm đến việc tôn tạo, bảo tồn, phát huy các giá trị di tích nhà Mạc trên đất Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc…
Cuối cùng ông Trần Văn Quang – Giám đóc Sở VHTTDL đã kết luận hội nghị:
1. Viết báo cáo kết quả hội thảo gửi UBND tỉnh và các cấp liên quan;
2. Viết tin thành công của hội thảo đăng kèm bài tổng kết hội thảo của GS Phan Huy Lê;
3. Hoàn thành bản thảo cuốn kỷ yếu toàn văn (hơn 600 trang) với ảnh tư liệu và ảnh hội thảo để đưa in, xong vào quý1/2013. Kinh phí do Sở VHTTDL chi. Cung cấp cho HĐMT 400 cuốn;
4. Về các di tích:
– Làm văn bản xin xếp hạng hai di tích quốc gia (chùa Tiên Lữ và Diệm Xuân);
– Quy hoạch khu di tích Diệm Xuân: Chùa, mộ hoàng đến Mạc Kính Vũ, mô Công chúa, khu vực phụ cận phục vụ cho khu di tích;
5. Việc thành lập HĐMT Vĩnh Phúc cần triển khai sớm để phát huy vai trò, trách nhiệm của Mạc tộc địa phương trong các công việc trên.
Các công việc trên đều được phân công rõ người chịu trách nhiệm. Một lần nữa Giám đốc Quang cảm ơn UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Vĩnh Tường và các đơn vị phối hợp đã nhiệt tình, trách nhiệm bằng những hành đông hiệu quả nên hội thảo thành công đặc biệt.
Buổi trưa, các đại biểu đã dùng cơm trong không khí vui vẻ, chan hòa thân mật, do UBND huyện Vĩnh Tường chiêu đãi.
Bài và ảnh của PV mactoc.com
Viết bình luận
Tin liên quan
- ĐIỀU LỆ SỐ 01/NQ-HĐMTVN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐMTVN
- NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-HĐMTVN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM KHÓA IV, NHIỆM KỲ 2024 – 2029
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM DIỄN RA THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
- HĐMT HẢI DƯƠNG DỰ LỄ KHÁNH THÀNH HỌ PHẠM GỐC MẠC KIM BẢNG, HÀ NAM
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG QUỸ KHUYẾN HỌC KHUYẾN TÀI MẠC ĐĨNH CHI CHO CÁC CHÁU CÓ THÀNH TÍCH TRONG HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.