- Đang online: 1
- Hôm qua: 773
- Tuần nay: 17111
- Tổng truy cập: 3,412,995
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI DƯƠNG SƠ KẾT HOẠT ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM…
- 190 lượt xem
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI DƯƠNG SƠ KẾT HOẠT ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM…
Sáng nay, tại Nhà Văn hóa thôn Vũ La, TP Hải Dương, HĐMT Hải Dương đã tiến hành hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và bàn công tác 6 tháng cuối năm. Thành phần Hội nghị gồm các UV HĐMT Hải Dương, các Trưởng Chi họ, các đại biểu được mời. Đại diện HĐMT Vịêt Nam có ông Mạc Văn Trang – Phó CT, bà Nguyễn Ngọc Dung Trưởng Ban Tổ chức, ông Vũ Tường Long – Phó Chánh Văn phòng HĐMTVN.
1/ Sau phần thủ tục, khai mạc, ông Nguyễn Kim Tuyến- Phó Chủ tịch thường trực HĐMT HD trình bầy báo cáo. Phần các hoạt động 6 tháng đầu năm 2016, Mạc tộc HD đã rất nỗ lực, vượt qua khó khăn, thực hiện được nhiều công việc quan trọng:
– Tổ chức thành công Lễ tưởng niệm 670 năm mất của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi;
– Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới cách tổ chức điều hành của HĐMT HD;
– Kết nối, phát triển các chi họ, từ 52 chi họ đến nay đã kết nối được thêm 3 chi họ thành 55 chi họ với 4.596 hộ, 22.038 nhân khẩu, trong đó số nam giới là 10.2012 người, nữ 11.846 người…
– Xây dựng lăng mộ, từ đường ở trong tỉnh: Đã có 34 chi họ/55 chi xây dựng xong Từ dường; Việc tu bổ lăng mộ, thờ phụng, cúng giỗ Tổ tiên được tổ chức nền nếp…
– Các hoạt động chúc thọ, hiếu nghĩa được tiến hành chu đáo…
– 6 tháng cuối năm tiếp tục đấy mạnh các hoạt động trên vào nền nếp; đồng thời tập trung vào công việc phục dựng ĐIỆN SÙNG ĐỨC. Hiện nay đã tiến hành được các bước:
+ Xã đã bàn giao 3000m2 cho Dự án phục dựng Điện Sùng đức trên nền đất cũ (hiện có ngôi Miếu nhỏ);
+ Thường vụ huyện ủy huyện Nam Sách đã ra nghị quyết nhất trí chủ trương Xây dựng điện Sùng đức, giao các cơ quan chức năng triển khai (chủ yếu với nguồn vốn xã hội hóa);
+ UBND tỉnh Hải dương đã họp cùng với đại diện HĐMT HD, thống nhât thực hiện dự án xây Điện Sùng đức, giao Sở Văn hóa cùng các cơ quan liên quan chỉ đạo thực hiện…
+ Bản vẽ thiết kế phối cảnh tổng thể Điện Sùng Đức đã vẽ xong, được nhiều người góp ý nhất trí và vẫn đang lấy ý kiến;
+ Tổng số tiền công đức xây dựng Điện Sùng Đức đến tháng 6/2016 mới được gần 300 triệu, chưa đủ tiền đền bù cho giải phóng mặt bằng.
+ Tiếp tục đẩy mạnh tuyền truyền về văn hóa – tâm linh dòng họ, kêu gọi tất cả con cháu họ Mạc, gốc Mạc trong toàn quốc và ở nước ngoài đóng góp xây TỔ ĐƯỜNG – Điện Sùng đức; Vận động công đức từ thập phương, nhất là những người làm ăn thành đạt…
2/ Họi nghị thảo luận. Các ý kiến đều đồng tình với báo cáo, và hiến kế huy động nguồn lực cho việc xây dựng Điện Sùng đức. Các ý kiến đều lưu ý: Sức đến đâu làm dần đến đó, nhưng làm đâu chắc đó để người sau tiếp tục công việc theo quy hoạch nhất quán…
3/ Phó Chủ tịch HĐ Mạc Văn Trang phát biểu, biểu dương những cố gắng của Mạc tộc Hải Dương và nhấn mạnh:
– Việc vận động đóng góp xây dựng Điện Sùng đức cũng như các công trình tâm linh của dòng họ, cần đi vào chiều sâu. Có tuyên truyền giáo dục sâu sắc về lịch sử dòng họ; có hiểu sâu sắc nỗi gian truân, thăng trầm của dòng họ ta, mà Tổ tiên nối tiếp nhiều thế hệ suốt 400 năm vẫn duy trì sự gắn kết, tìm về nguồn cội… mới khơi gợi tình cảm tự nguyện góp công của, tâm sức để gắn kết dòng tộc bền vững. Làm sao các địa phương cũng thống kê được số hộ, số nhân khẩu của các chi họ của từng tỉnh/thành rồi tuyên truyền, giáo dục vận động mỗi con cháu dù ít, nhiều đều đóng góp vào xây dựng Tổ đường để đền đáp công ơn Tiên tổ và để được hưởng phúc cho bản thân, gia đình, dòng họ… Đồng thời tìm hiểu những người làm ăn thành đạt có liên quan đến họ ta, tiếp cận từng trường hợp, khéo vận động để sẵn lòng gia tâm công đức xây dựng công trình nhiều ý nghĩa văn hóa – tâm linh này.
– Sau khi Mạc tộc Hải Dương hoàn thành giai đoạn nền móng, HĐMTVN sẽ thành lập Ban Vận động phục dựng Điện Sùng đức , kêu gọi con cháu Mạc tộc ở cả nước và nước ngoài cùng đóng góp với Mạc tộc Hải dương đẩy mạnh công cuộc xây dựng này.
4/ Bà Nguyễn Ngọc Dung, phát biểu nêu lên những kinh nghiệm cụ thể của việc vận động con cháu Mạc tộc đóng góp, tham gia xây dựng các công trình tâm linh của dòng họ. Từ đó rút kinh nghiệm vận động xậy dựng Điện Sùng đức.
5/ Cuối cùng ông Trần Mạc Đăng Úy đã tổng kết, nói lên quyết tâm và các bước tiến hành cụ thể, xây dựng Điện Sùng Đức từng giai đoạn vững chắc, cho đến thành công…
Buổi trưa, HĐMT HD mời cơm thân mật. Mọi người tiếp tục giao lưu, truyện trò rôm rả, đầy tình đồng tộc ấm cúng, thân thương.
BÁO CÁO
Kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng 6 tháng cuối năm 2016 của HĐMT Hải Dương
( Bài: Nguyễn Mạc Quang Tuyến – Phó Chủ tịch thường trực HĐMT tỉnh Hải Dương báo cáo ngày 3/7/2016 )
———-@———–
Kính thưa: Các quý vị đại biểu khách quý
Kính thưa: Các qúy vị trong HĐMT tỉnh Hải Dương
Phần báo cáo chi tiết đã gửi văn bản đến các đại biểu. Sau đây tôi chỉ báo cáo một số nét chính đã đạt được và triển khai một số nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016
II/ Kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2016:
1/ Tổ chức thành công lễ dâng hương Thủy tổ họ Mạc Việt Nam tại Miếu Sùng Đức, gắn với Đại lễ tưởng niệm 670 năm ngày tạ thế của LQTN Mạc Đĩnh Chi
Đây là năm đầu tiên HĐMT tỉnh Hải Dương đã sáng tạo lồng ghép giữa đại lễ 670 ngày tạ thế của LQTN Mạc Đĩnh Chi, để gắn với lễ dâng hương tại Miếu Sùng Đức. Đồng thời cũng là dịp để tuyên truyền vận động HĐMT Việt Nam và các tỉnh thành, cùng các thế hệ hậu duệ về phát tâm công đức phục dựng Điện Sùng Đức đã thành công tốt đẹp.
Vì hiện nay trải qua 423 năm bị chiến tranh phong kiến (1592-1593 ) tàn phá nặng nề, nên họ ta không còn Tổ đường chung để thờ các cụ Tụy tổ, Thủy tổ, Viễn tổ họ Mạc Việt Nam. Do đó việc phục dựng lại điện Sùng Đức, trước đây đã được Vua Mạc Thái tổ xây dựng, để làm Tổ đường Mạc tộc Việt Nam, là việc làm cần thiết tất yếu khách quan để tri ân tiên tổ. Nhưng thực hiện dự án phải theo quy trình đầu tư của dự án, hồ sơ dự án, thiết kế phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời lộ trình thực hiện dự án, dự kiến trong 5 năm ( 2016-2020) bằng nguồn vốn xã hội hóa của con cháu. và các nhà hảo tâm công đức .
-Trong đó lễ dâng hương tại miếu Sùng Đức ngày 10/2AL đã thu được 105, 8 triệu đồng. Đồng thời lãnh đạo HĐMT tỉnh đã chủ động tích cực đi dự ĐHĐB và dự tổng kết Mạc tộc một số tỉnh, thành để tuyên truyền lịch sử Điện Sùng Đức và vận động công đức phục dựng Điện Sùng Đức. Ngoài ra HĐMT tỉnh Hải Dương còn đi các tỉnh vận động được thêm: 98,5 triệu đồng ( trong đó Hà Nội= 4,5 triệu, Ninh Bình = 5 triệu. Tại ĐHĐB Mạc tộc TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam = 18 triệu, Mạc tộc quốc tế = 2500NDT. Sau đó ngày 25/6/2016 chi hội Mạc tộc Hải Dương tại TP Hồ Chí Minh đã công đức thêm 62 triệu đồng.
-Tổng cộng thu công đức từ cuối năm 2015 chuyển sang và 6 tháng đầu năm 2016 được 300 triệu đồng
–Trong đó đã có những tập thể đã công đức tiêu biểu như: Mạc tộc Hải Dương tại TP Hồ Chí Minh đã công đức 62 triệu đồng. Ban LL Họ Mạc Hà Nội = 14,5 triệu đồng, Chi họ Lều ở Nhị Khê ,Thường Tín Hà Nội = 5,2 triệu đồng. Chi họ Nguyễn gốc Mạc xã Hiệp An Kinh Môn = 5 triệu đồng, Chi họ Nguyễn Trọng gốc Mạc An Bình, Nam Sách = 4,8 triệu đồng. Chi họ Nguyễn Thế gốc Mạc, xã Thúc Kháng Bình Giang = 3,3 triệu đồng, Chi họ Mạc ở thôn Văn Mạc xã Liên Mạc ,Thanh Hà = 2,9 triệu đồng. Chi họ Mạc ở Quỳnh Khê, Kim Xuyên, Kim Thành công đức 2,65 triệu đồng. Chi họ Trần Đăng gốc Mạc xã Hợp Tiến công đức 2,2 triệu đồng. Trong đó có một số cá nhân đã công đức tiêu biểu xuất sắc như: ông Mạc Xuân Kỷ = 10 triệu đồng, Nguyễn Trọng Ngưỡng 15 triệu, Mạc Xuân Hoàng 15 triệu. Đại Đức Khoa Mạc Năng Trình Hải Phòng = 10 triệu đồng; Nguyễn Quốc Anh ở Vi Na Phôn VN = 5 triệu đồng, Mạc Tự Lập ở Đống Đa Hà Nội = 5 triệu, ông Mạc Văn Trang -PCTHĐMT Việt Nam = 5 triệu; Ông Mạc Văn Đề ( con là Hải ở TP HCM) chi họ Mạc thôn Đầu , xã Hợp Tiến, Nam Sách = 5 triệu, Hoàng Văn Linh ( ở Cẩm Xuyên Hà Tĩnh ) hiện ở Nhà Bè TP Hồ Chí Minh = 5 triệu, Hoàng Văn Bình ở Dĩ An Bình Dương = 4 triệu. Ông Phan Đăng Long Hà Nội = 3 triệu đồng, ông Thái Khắc Việt ( BTLCông Binh ) = 3 triệu đồng. Trong đó còn nhiều tập thể và cá nhân khác đã phát tâm công đức từ 1 triệu đồng trở lên.
2/ Tiếp tục đổi mới cách tổ chức và điều hành hoạt động của HĐMT tỉnh
– Thường trực HĐMT tỉnh đã tiếp tục đổi mới công tác tổ chức cán bộ và hội họp của HĐMT tỉnh. Trong đó đã quy định họp lãnh đạo Thường vụ HĐMT tỉnh có số lượng ít sẽ họp tại VP/ HĐMT tỉnh ( Ở Khu Tiền Trung Phường Ái Quốc ). Còn lại họp Thường trực có số lượng đông , sẽ luân phiên họp tại các chi họ đăng cai địa điểm, sẽ thông báo cụ thể từng kỳ họp. Trong đó 6 tháng đầu năm đã 2 lần họp Thường vụ HĐMT tỉnh ở Tiền Trung và 1 lần họp tại Long Động bàn việc đại lễ 670 năm, gắn với dâng hương tại miếu Sùng Đức để phát động công đức phục dựng Điện Sùng Đức. Trong 6 tháng đầu năm Chủ tịch HĐMT tỉnh đã ra quyết định bổ sung 3 người vào BQL phục dựng Điện Sùng Đức là: ông Mạc Phúc Luân giám đốc CTTNHH Lộc Bình ( Thanh Hà), Mạc Văn Dương Kiến trúc Sư ( Kinh Môn), Nguyễn Huy Bằng ( Nam Sách ) Thanh tra nhà nước tỉnh Hải Dương. Đồng thời bổ sung ông Mạc Văn Thơm là UVTTHĐMT tỉnh, kiêm cụm phó cụm Thanh Hà.
Hiện nay Thường trực HĐMT tỉnh có chủ trương để phát huy khả năng sáng tạo, giao quyền tự chủ, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các cụm huyện, sẽ nâng cấp tái cơ cấu lại các cụm huyện, tổ chức thành HĐMT cấp huyện ( và tương đương ). Vì quá trình tổ chức thực hiện để mô hình các cụm huyện từ sau ĐHII đến nay hoạt động còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Mặt khác hiện nay các huyện chưa đủ điều kiện về kinh phí và nhân sự cụ thể để tổ chức ĐHĐB Mạc tộc cấp huyện được. Vì vậy trước mắt Thường trực HĐMT tỉnh có chủ trương chuyển các chức danh từ Cụm trưởng sang Chủ tịch HĐMT cấp huyện ( và tương đương ); từ cụm phó sang Phó chủ tịch, các UVTT và UVHĐMT tỉnh ở Cụm huyện nào sẽ tham gia vào HĐMT cấp huyện làm UVTT và UVHĐMT cấp huyện ở địa phương đó. Trong đó sẽ bổ sung thêm UVHĐMT cấp huyện ở các chi họ mới chưa có người tham gia là UVHĐMT cấp tỉnh và huyện sẽ được cử từ 1-2 người là Trưởng họ ( hoặc Chủ tịch HĐGT) tham gia là UVHĐMT cấp tỉnh, cấp huyện. Đề nghị các các chi họ sau hội nghị sơ kết 6 tháng về lựa chon và đề cử ngưởi tham HĐMT cấp huyện, tỉnh ( là chủ tịch HĐGT, hoặc Trưởng họ ). Trong đó phải lựa chọn những người có đủ sức khỏe nhiệt tình, tích cực, có năng lực tham gia công tác của HĐMT tỉnh, huyện. Đồng thời sẽ phân bổ hợp lý để mỗi chi họ có 1 người là UVHĐMT cấp huyện, và 1 người HĐMT cấp tỉnh. Trong đó chú trọng ở các chi họ có phong trào hoạt động việc họ mạnh, đông con cháu để cử người tham gia vào các chức danh là lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn của HĐMT cấp huyện, cấp tỉnh.
Sau hội nghị sơ kết HĐMT tỉnh từ nay đến tháng 9, đề nghị các cụm huyện tổ chức hội nghị các chi họ trong huyện để kiện toàn nhân sự HĐMT cấp huyện ( và tương đương). Đồng thời sau khi kiện toàn xong HĐMT cấp huyện gửi báo cáo danh sách nhân sự cụ thể về Thường trực HĐMT tỉnh, để Chủ tịch HĐMT tỉnh ra quyết định bổ nhiệm. Trong đợt này nếu có vị nào đang tham gia HĐMT tỉnh, vì lý do sức khỏe yếu ( hoặc các lý do khác …) không tham gia HĐMT cấp tỉnh được nữa mà xin nghỉ, thì chi họ đó được cử người khác để thay thế.
Việc đổi mới về tổ chức và nhân sự để giao quyền chủ động trong hoạt động việc họ ở cơ sở cho các cụm huyện như: Tổ chức khuyến học khuyến tài, mừng thọ, chúc thọ, tôn vinh khen thưởng, các việc hiếu, nghĩa, thờ phụng tổ tiên…vận động công đức kinh phí để phục dựng Điện Sùng Đức và cho các hoạt động khác của HĐMT huyện, tỉnh. Trong đó Chủ tịch HĐMT tỉnh sẽ cấp dấu cho HĐMT các huyện được được sử dụng từ tháng 7 năm 2016 ( Quyết định số 08/2016/QĐ-MTHD ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Chủ tịch HĐMT tỉnh về việc kiện toàn HĐMT cấp huyện và quy định các trường hợp được phép sử dụng con dấu của HĐMT cấp huyện theo quy chế chung của HĐMT tỉnh đã ban hành)
3/ Công tác kết nối thêm các chi họ và kiện toàn HĐGT các chi họ Mạc, gốc Mạc ở các huyện.
-Sau ĐHĐBNKII, các Cụm huyện tiếp tục kết nối các chi họ Mạc, gốc Mạc trong tỉnh đến nay đã có: 55 chi họ đã tham gia sinh hoạt trong HĐMT tỉnh ( trước đây là 52 chi họ). Đến ngày 31/12/2015 trong HĐMT tỉnh có: 4596 hộ, 22.038 nhân khẩu, trong đó có 10.212 Nam, nữ 11.846 người. Trong đó phân bố ở các cụm huyện như sau: Nam Sách = 22 chi họ, Kinh Môn = 12 chi họ, Thanh Hà = 5 chi họ, Chí Linh = 5 chi họ, Kim Thành = 4 chi họ, Thành phố Hải Dương và các huyện còn lại = 7 chi họ.( Trong số 55 chi họ trong HĐMT tỉnh có: 35 chi họ Mạc, 14 chi họ Nguyễn gốc Mạc, 4 chi họ Hoàng gốc Mạc, 1 chi họ Đặng gốc Mạc, 1 chi họ Trần gốc Mạc ). Việc kết nối hiện nay còn chậm, trong đó có một số chi họ đã tham gia sinh hoạt trong HĐMT tỉnh nhưng nhiệt tình.
+ Số còn lại đã phát hiện thêm 15 chi họ ở các cụm huyện, nhưng chưa kết nối tham gia sinh hoạt chung với HĐMT tỉnh được gồm: 5 chi họ Mạc, 3 chi họ Nguyễn gốc Mạc, 3 chi họ Hoàng gốc Mạc, 1 chi họ Phạm gốc Mạc, 1 chi họ Bùi gốc Mạc, 1 chi họ Đặng gốc Mạc, 1 chi họ Phương gốc Mạc ( Trong đó Kinh Môn có 5 chi họ là: Chi họ Mạc thôn Lưu Hạ-thị trấn Kinh Môn, chi họ Mạc thị trấn Phú Thứ, Chi họ Mạc thôn Trần Xá, xã Lạc Long, chi họ Đặng gốc Mạc thôn Đích Sơn, xã Thượng Quận. chi họ Hoàng gốc Mạc thôn Đích Sơn, xã Hiệp Hòa. Kim Thành có 2 chi họ là: Chi họ Hoàng gốc Mạc ở thôn Đông, xã Cổ Dũng và Chi họ Nguyễn gốc Mạc xã Kim Anh. Gia lộc còn 1 chi họ Nguyễn Kim gốc Mạc ở thôn Hội Xuyên, thị trấn Gia Lộc. Tứ Kỳ còn 1 chi họ Hoàng gốc Mạc ở thôn Đông Phong, xã Bĩnh Lãng. Thanh Hà còn 2 chi họ là: chi họ Nguyễn gốc Mạc ở Xóm Gạo,xã Thanh Bình, chi họ Phạm gốc Mạc ở Xóm gạo, xã Thanh Bình. Bình Giang còn 1 chi họ Phương ở xã Hùng Thắng. Thanh Miện còn 1 chi họ Bùi Hữu ở thôn Phù Tải, xã Thanh Giang )
-Từ đầu nhiệm kỳ II đến nay HĐMT tỉnh đã chỉ đạo các chi họ trong tỉnh tiếp tục kiện toàn HĐGT có đủ các thế hệ kế tiếp theo nhiệm kỳ mới ( 2014-2019). Sau khi kiện toàn HĐGT, đề nghị các chi họ gửi báo cáo danh sách HĐGT về HĐMT tỉnh, để Chủ tịch HĐMT tỉnh ra quyết định công nhận HĐGT của chi họ theo đúng Điều lệ tổ chức và hoạt động của HĐMT Việt Nam và Quy chế hoạt động của HĐMT tỉnh Hải Dương đã quy định thống nhất.
4/ Xây dựng Từ đường, Lăng Mộ tổ ở các chi họ trong HĐMT tỉnh
-Theo báo cáo các chi họ đang xây dựng thêm 2 từ đường là: Từ đường chi họ ông Mạc Kết – thôn Long Động, Nam Tân, Nam Sách ( có diện tích khoảng 60m2 và vốn đầu tư khoảng 600 triệu đồng ) và Từ đường chi họ ông Mạc Văn Công ở thôn Vàng Xá, xã Quyết Thắng, Thanh Hà ( có diện tích khoảng 50m2, có vôn đầu tư khoảng 500 triệu đồng ) do con cháu trong họ đóng góp kinh phí . Dự kiến đến cuối năm sẽ hoàn thiện xong 2 từ đường của 2 chi họ kể trên.
– Đến nay đã có 34 chi họ/55 chi họ ( đạt 61,8%) đã có từ đường riêng để thờ phụng tiên tổ. Đề nghị các chi họ còn lại cố gắng vận động con cháu người góp của, góp công, để xây dựng từ đường riêng của chi họ mình thờ phụng tiên tổ, cho tổ tiên được ấm lòng, con cháu hậu duệ được đoàn kết sum họp và tổ tiên linh ứng phù hộ cho con cháu được mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc, công thành danh toại, dòng họ được phát triển bền vững.
5/ Các hoạt động Chúc thọ, mừng thọ và hiếu, nghĩa ở các chi họ trong tỉnh:
-Nhân dịp đầu xuân Bính thân HĐMT tỉnh đã tặng bằng chúc thọ tuổi cao gương sáng cho 55 cụ từ 90 đến 105 tuổi. Trong đó các huyện như sau: Nam Sách =22 cụ, Kinh Môn = 24 cụ; Hải Dương và các huyện = 3 cụ; Kim Thành = 1 cụ, Thanh Hà = 5 cụ. ( cao tuổi nhất là: cụ Vũ Thị Mừng 105 tuổi, ở chi họ Mạc thôn Tống Xá , xã Thanh Quang, Nam Sách, và cụ Mạc Thị Ảm -90 tuổi là mẹ VNAH ở chi họ Mạc, thôn Đồng Ngọ, phường Nam Đồng, TP Hải Dương )
Ngoài các cụ từ 90 tuổi trở lên được HĐMT tỉnh tặng bằng chúc thọ. Nhiều chi họ trong HĐMT tỉnh đã tổ chức tặng bằng chúc thọ, và quà mừng thọ cho các cụ tuổi từ 80-85 của chi họ mình như: Chi họ Nguyễn (gốc Mạc) xã Hiệp An, Kinh Môn và tặng bằng chúc thọ cho 28 cụ tuổi cao từ 80-89 tuổi ( trong đó mỗi cụ 1 xuất quà mừng thọ là 100.000 đồng/ 1 người). Chi họ Đặng gốc Mạc Xã Cộng Hòa Nam Sách tặng bằng chúc thọ cho 22 cụ tuổi từ 80-89 tuổi. Chi họ Mạc thôn Vũ La chúc thọ 5 cụ từ 75-80 tuổi. Chi họ Nguyễn Thế gốc Mạc thôn Tào Khê chúc thọ 5 cụ từ 75-80 tuổi. Chi họ Mạc thôn Đích sơn, xã Hiệp Hòa chúc thọ cho 4 cụ tuổi 70-80. Chi họ Mạc thôn Huệ trì chúc thọ cho 12 cụ tuổi 70-80. Trong đó còn nhiều chi họ khác nữa đã tặng bằng chúc thọ tuổi cao gương sáng từ 70-89 tuổi và quà mừng thọ (100.000-200.000 đồng/ 1người ) nhưng do chi họ đó chưa có báo cáo 6 tháng gửi về Thường trực HĐMT tỉnh, nên chưa có số liệu ở đây. ( quy định gửi báo cáo sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về HĐMT tỉnh, thực hiện theo Quy chế HĐMT tỉnh đã ban hành )
Mặt khác nhiều chi họ còn tổ chức các hoạt động tình nghĩa khác như: Xây dựng quỹ hiếu nghĩa, quỹ khuyến học, khuyến tài của dòng họ với quỹ vốn hàng chục triệu đồng. Đồng thời duy trì việc thăm hỏi ốm đau ( đi viện 1cân đường, 1 hộp sữa hoặc 100.000 đồng/ 1 người ) thăm viếng khi qua đời cho các họ viên trong chi họ ( 1 vòng hoa và lễ viếng của tập thể chi họ là: 100.000 -200.000 đồng/ 1 người qua đời ). Trong đó có một số chi họ đã dùng quỹ vốn của họ để giúp người có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt như: Cho vay vốn của họ với lãi xuất thấp, hỗ trợ con giống, công cụ trong sản xuất và nhiều cách làm hay khác v.v… Trong dịp tết nguyên đán Bính Thân một số chi họ đã tặng hàng chục xuất quà tết ( định mức 100.000-150.000 đồng/ 1 xuất ) cho các cụ cao tuổi 80-100 tuổi trở lên có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn. Mặt khác một số chi họ đã làm tốt việc khen thưởng người tốt, việc tốt trong họ vào dịp giỗ tổ, để báo công và tri ơn với tiên tổ, nhằm thúc đẩy phong trào xây dựng dòng họ ngày càng phát triển bền vững.
6/ Các hoạt động giỗ tổ theo chỉ đạo chung của HĐMT tỉnh
-Nhân dịp ngày 10 tháng 2 AL Bính Thân, các chi họ trong HĐMT tỉnh đã cử hàng trăm con cháu: “ hướng về cội nguồn, tri ơn tiên tổ ” về dâng hương, và dự đại lễ tưởng niệm 670 năm ngày mất của LQTN Mạc Đĩnh Chi tại thôn Long Động, xã Nam Tân. Mặt khác Thường trực HĐMT tỉnh còn cử đại biểu đi dự giỗ tổ một số chi họ để tăng cường kết nối các chi họ Mạc, gốc Mạc ở trong và ngoài tỉnh. Trong đó cũng là dịp để HĐMT tỉnh tích cực tuyên truyền lịch sử Điện Sùng Đức và vận động công đức kinh phí cho dự án. Mặt khác HĐMT tỉnh còn chỉ đạo chi họ trong tỉnh duy trì giỗ tổ thường niên của chi họ mình, gắn kết với giới thiệu lịch sử truyền thống họ Mạc Việt Nam nói chung và chi họ nói riêng, để giáo dục, động viên con cháu cùng chung tay góp sức, để xây dựng MTHD và MTVN ngày càng phát triển bền vững.
+ Đánh giá chung: Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm của HĐMT tỉnh là to lớn, có bước phát triển mới cả về số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động việc họ. Trong đó đã có nhiều tập thể và cá nhân xuất sắc, rất đáng được biểu dương khen thưởng như: Chi họ Mạc thôn Vũ La, Nam Đồng, Chi họ Nguyễn gốc Mạc xã Hiệp An, Kinh Môn. Chi họ Đặng gốc Mạc thôn Chi Đoan, xã Cộng Hòa, 2 chi họ Mạc thôn Long Động, Nam Tân, Chi họ Nguyễn Trọng xã An Bình, Chi họ Mạc thôn Đầu, chi họ Trần Đăng gốc Mạc xã Hợp Tiến, Chi họ Mạc thôn Tống Xá, xã Thanh Quang Nam Sách. Chi họ Nguyễn gốc Mạc thôn Thanh Liên, xã Cộng Hòa, Kim Thành, Chi họ Mạc xã Quỳnh Khê Kim Thành, Chi họ Nguyễn Thế gốc Mạc, xã Thúc Kháng Bình Giang, Chi họ Mạc thôn Văn Mạc- xã Liên Mạc, chi họ Mạc thôn Vàng Xá, xã Quyết Thắng,Thanh Hà . Đây là những bó hoa đẹp trong rừng hoa người tốt, việc tốt của HĐMT tỉnh. Đề nghị toàn thể hội nghị chúc mừng thành tích của các tập thể chi họ và cá nhân tiêu biểu đã đạt được kế trên.
+Trong đó một số bài học kinh nghiệm là: Để thực hiện tốt việc họ trước hết từ lãnh đạo đến UVHĐ phải thực sự là những hạt nhân tiêu biểu gương mẫu trong họ, miệng nói, tay làm, là trung tâm đoàn kết để xây dựng dòng họ. Đồng thời từ lãnh đạo đến các UVHĐ khi đã tham gia việc họ phải có: Sức khỏe tốt, tâm trong sáng, có lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao, có trí tuệ, hiểu biết và khẳ năng vận động thuyết phục dòng họ, để quy tụ kết nối xây dựng dòng họ phát triển bền vững. Đồng thời phải có nguồn lực về kinh tế đỡ khó khăn thì mới phục vụ gia đình, phục vụ dòng họ và xã hội được tốt hơn. Vì vai trò công tác cán bộ của người chủ trì rất quan trọng, kể cả việc ngoài xã hội, cũng như việc họ, rất cần những người thực sự đầu tàu gương mẫu. Trong khi đó làm việc họ là làm không có lương, chỉ có trái tim nhiệt tình, và ý thức trách nhiệm cao, cùng cái đầu sáng suốt, mát mẻ để làm việc họ.
+ Yếu điểm: Hoạt động của một số chi họ cơ sở chưa đều, HĐGT của một số chi họ vẫn chưa được kiện toàn, đủ về số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động. Đồng thời phương pháp tuyên truyền vận động ở chi họ cơ sở chưa thấu đáo, đến mọi người, nên chưa thu hút được các con cháu nhiệt tình tích cực tham gia việc họ. Một số chi họ đã tham gia sinh hoạt với HĐMT tỉnh, nhưng sự gắn kết với cộng đồng tập thể HĐMT tỉnh chưa cao, tham gia sinh hoạt, hội họp chưa đều. Trong đó còn có cá biệt là lãnh đạo và UVHĐMT tỉnh chưa nhiệt tình, còn so sánh thiệt hơn, mới tham gia vào HĐMT tỉnh được hơn 1 năm đã xin nghỉ việc. Đồng thời một số UVTT và UVHĐMT tỉnh có nhiều buổi họp triệu tập thành phần dự họp của tỉnh, hoặc họp ở cụm huyện còn vắng mặt ( không có lý do), nên các thông tin tuyên truyền từ HĐMT tỉnh xuống đến các chi họ chưa đầy đủ, kịp thời. Trong đó còn có cá biệt một số chi họ trong HĐMT tỉnh chưa nộp hội phí năm 2015 ( Quy chế HĐMT tỉnh thu niên phí hàng năm tham gia sinh hoạt chung với HĐMT tỉnh từ 200.000-300.000đ/1 chi họ/ năm; tùy theo chi họ đó có số xuất đinh từ 18 tuổi trở lên ít, hay nhiều…) . Số còn lại một số chi họ chưa nộp hội phí năm 2016 để tham gia sinh hoạt chung của HĐMT tỉnh. Trong đó có một số chi họ ở các cụm huyện đến nay vẫn chưa tham gia công đức kinh phí để phục dựng Điện Sùng Đức – Tổ đường Mạc tộc Việt Nam và ủng hộ kinh phí cho các hoạt động chung của HĐMT tỉnh.
-Trong lễ dâng hương tại Điện Sùng Đức là năm đầu tiên có mời HĐMT các tỉnh thành và các chi họ Mạc, gốc Mạc các tỉnh về dự, nên công tác chuẩn bị chưa chu đáo, phân công người chưa cụ thể để thực hiện các công việc như: Chuẩn bị loa đài, băng Mạc ca chưa chủ động, không có người trao biển công đức cho tập thể và cá nhân tiêu biểu để chụp ảnh làm tư liệu. Việc này cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm cho những năm sau. Vì đây là bộ mặt của HĐMT tỉnh, là nơi gốc Tổ họ Mạc Việt Nam đã có từ hàng ngàn năm, nơi có bề dày truyền thống văn hóa lịch sử, khoa bảng, trong đó có 3 cụ tổ họ Mạc là Trạng nguyên nổi tiếng thời Lý -Trần…
III/ Phương hướng hoạt động của HĐMT tỉnh 6 tháng cuối năm 2016
-Tiếp tục tuyên truyền vận động công đức kinh phí đợt 2/ năm 2016 để phục dựng Điện Sùng Đức đến các chi họ và con cháu hậu duệ trong và ngoài tỉnh Hải Dương.
– Tích cực quan hệ với các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện để xin đât cho dự án. Đồng thời hoàn chỉnh quy hoạch dự án, hồ sơ thiết kế để báo cáo TVHĐMT Việt Nam cho ý kiến chỉ đạo, sau đó trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở đó đề nghị các cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng và quyết định cấp đất trong phạm vi quy hoạch 3000 m2 để phục dựng Điện Sùng Đức. Dự kiến nếu thuận lợi sẽ khởi công động thổ công trình vào dịp cúng giỗ Thủy tổ họ Mạc Việt Nam ( Giỗ cụ Thủy tổ Hồng Phúc đại vương Mạc Hiển Tích vào thứ 3 ngày 15/11 Âm lịch năm Bính Thân – 13/12/2016 ). Mặt khác sau khi có dự án được duyệt và có quyết định cấp đất để xây dựng Tổ đường MTVN. Đề nghị HĐMT Việt Nam thành lập Ban chỉ đạo toàn quốc để vận động công đức kinh phí cho xây dựng công trình.
+ Về mặt tổ chức: Tiếp tục kiện toàn HĐMT cấp huyện, và giao quyền tự chủ cho cấp huyện hoạt động việc họ sao cho có hiệu quả, thiết thực nhất. Đồng thời đến khi nào có đủ điều kiện sẽ tổ chức ĐHĐB Mạc tộc cấp huyện sau ( dự kiến sang NKIII ).
-Thường trực HĐMT tỉnh sẽ tăng cường cử người đi xuống các huyện, và các chi họ vận động công đức kinh phí để phục dựng Điện Sùng Đức. HĐMT tỉnh sẽ chỉ đạo các chi họ thành lập Ban vận động thuộc HĐGT các chi họ, để tuyên truyền phục dựng Điện Sùng Đức tới toàn thể con cháu người có của, người góp công, người công đức vật chất để xây dựng công trình.
– Tiếp tục chỉ đạo kiện toàn HĐGT các chi họ, theo hướng có đủ các thế hệ, lứa tuổi kế cận để cho hoạt động của HĐGT của chi họ được năng động và có chất lượng, hiệu quả hơn, thực hiện theo đúng tinh thần: “ Hướng về cội nguồn, Tri ân tiên tổ, nề nếp kỷ cương, phát triển bền vững ” .
– Tiếp tục chỉ đạo HĐGT các chi họ tùy theo điều kiện cụ thể của từng chi họ, làm tốt việc giỗ tổ thường niên của chi họ mình đi vào nề nếp bài bản theo đúng văn hóa tâm linh. Trong đó chỉ đạo các chi họ khi giỗ tổ của chi họ mình, nên tổ chức mời các chi họ anh em trong phạm vi cụm huyện, để giao lưu tăng thêm tình cảm ruột thịt . Đồng thời để học tập, trao đổi kinh nghiệm hay, việc làm tốt, giữa các chi họ với nhau.
-Tiếp tục hướng dẫn HĐGT các chi họ cơ sở tiếp tục nắm chắc số nhân khẩu, hộ khẩu và nguồn gốc lịch sử của chi họ và các danh nhân tiêu biểu xuất sắc của chi họ để xây dựng quy ước dòng họ, biên soạn bổ sung gia phả thời kỳ mới. Trong đó cung cấp tư liệu cho đề tài khoa học lịch sử nhà Mạc và họ Mạc trên đất Hải Dương, cũng như đề tài khoa học lịch sử nhà Mạc và họ Mạc Việt Nam. Đồng thời cung cấp bổ sung tư liệu của các chi họ để tái bản cuốn Hợp biên Thế phả họ Mạc,
– Tiếp tục nghiên cứu bổ sung các mẫu bằng thi đua như: Tôn vinh danh hiệu Mạc tộc tinh hoa cấp tỉnh, giấy khen của HĐMT cấp huyện, bằng chúc thọ, khuyến học, khuyến tài Mạc Đĩnh Chi và các khen thưởng khác để thống nhất thực hiện trong HĐMT tỉnh.
-Mặt khác cử đại biểu đi dự Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ của HĐMT Việt Nam tại Nghệ An. Đi dự Hội nghị sơ, tổng kết HĐMT các tỉnh, thành để tuyên truyền vận động kinh phí phục dựng Điện Sùng Đức.
-Đón tiếp đoàn đại biểu Mạc tộc quốc tế về thăm và dâng hương tại Đền thờ LQTN Mạc Đĩnh Chi và dâng hương tại miếu Sùng Đức ( nhân dịp đại lễ 475 năm giỗ cụ Mạc Thái Tổ từ ngày 20-22/8AL-tức ngày 20-22/9/ 2016).
– Chỉ đạo HĐGT và con cháu các chi họ trong tỉnh đi dự giỗ cụ Tổ bà Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn ( ngày 14-15/6AL- tức ngày 17-18/7/2016 ) và đại lễ 475 năm giỗ cụ Mạc Thái Tổ ( ngày 21-22/8ÂL tức ngày 21-22/9/2016 ) ở Cổ Trai.
Trên đây là báo cáo một số kết quả 6 tháng đầu năm và phương hướng 6 tháng cuối năm . Kính mong HĐMT Việt Nam, và các cơ quan có liên quan, tiếp tục giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, trong đó trọng tâm ưu tiên dự án Phục dựng Điện Sùng Đức là mục tiêu số 1 của Mạc tộc Việt Nam để giúp cho HĐMT tỉnh Hải Dương làm tốt các việc họ, để xây dựng dòng họ ngày càng phát triển tốt đẹp bền vững, xứng danh con cháu một dòng họ văn – võ song toàn, trí dũng- nhân hiền…..
Thay mặt lãnh đạo HĐMT tỉnh Hải Dương xin kính chúc các đại biểu khách quý và toàn thể hội nghị mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Xin trân trọng cảm ơn!
PV mactoc.com
Viết bình luận
Tin liên quan
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
-
HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
-
HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
-
HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁNH MẪU MẠC TRIỀU
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC