- Đang online: 6
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 20016
- Tổng truy cập: 3,370,325
Hoàng Trần Vân – Danh y xứ Nghệ
- 1264 lượt xem
Cụ Hoàng Trần Vân tục gọi là Quyền Uỷ (lấy tên ghép con rể và con gái trưởng là Uỷ) sinh năm Quý Mùi (1883) tại làng Lương Sơn, tổng Đăng Sơn, phù Anh Sơn nay là xã bắc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Gốc họ Mạc, phái hệ Mạc Nhã Đạo, Đô chi huy sứ Kiêm Lộc Hầu, con trai thứ hai Phó Quốc vương Mạc Đăng Lượng
Là con trưởng cụ Hoàng Văn Tính và bà Kế thất Trương Thị Trạch, một gia đình nông dân nghèo nhưng siêng năng cần mẫn lao động kiếm sống; luôn gắn bó thuỷ chung với tông tộc và dân làng. Từ thuở nhỏ, cụ đã trong cảnh nhà khó khăn, lúc bấy giờ ở làng có mở trưởng dạy chữ Hán, cụ là người thong minh ham hiểu biết, xin vào học nhưng không được vì nghèo quá, lấy tiền đâu mà nuôi sống bản thân và chu cấp cho thầy. Nhưng thật may mắn khi đi làm ăn thì gặp được thầy đồ Nhân, người phủ Thanh Chương nổi tiếng là người nhân nghĩa, đã thương cảm, cưu mang cho vào học. Năm 26 tuổi thì cha mất, cảnh nhà càng khó khăn. Cụ phải lao động nhiều để giúp đỡ mẹ bươn chải kiếm ống, nhưng với ý chí và nghị lực phi thường đã vươn lên mọi khó khăn để theo học chữ Hán và học thầy thuốc. Cụ thi đậu Tam trường, chuẩn bị vào Huế thi Cử nhân thì Triều Nguyễn bãi bỏ chế khoá Hán học (1918).
Như vậy, đường công danh theo khoa bảng của cụ cũng lận đận, cảnh nhà càng khó khăn, hoạn nạn diễn ra liên tiếp. Nhưng cụ không nản chí vừa tự tìm thầy học thêm, vừa đi sâu học nghề thầy thuốc nhất là nam dược. Do vậy vườn nhà cụ được trồng nhiều cây thuốc.
Sau này, cụ trở thành người có học ván uyên thâm về Hán học và tinh thông Y – Lý – Số.
Đương thời, cụ đã cùng các chức sắc trong làng chăm lo đến việc mở trường học để nâng cao dân trí. Khi phong trào dạy chữ Quốc ngữ về làng thì cụ đã sớm động viên con cháu họ đi vào học Quốc ngữ .
Cụ là người có khí tiết, giàu nghĩa hiệp, là danh y nổi tiếng trong vùng.
Khi nhân dân bị bệnh tật, thì cụ không kể đường xá xa xoi, đêm hôm khuya khoắt cũng đi tới nơi xem mạch bốc thuốc. Nhân dân các phủ Anh Sơn, phủ Thanh Chương và ở xa như phủ Diễn Châu cũng đến mời cụ tới nhà xem mạch. Có nơi xa phải đi bộ trên 40 km, cụ cũng không ngần ngại. Nhân dân trong vùng suy tôn cụ là Danh sư.
Trong nghề thuốc, cụ là người cẩn trọng, xem mạch vấn hỏi tường tận rồi mới kê đơn bốc thuốc cho người bệnh và hướng dẫn người nhà tìm các vị nam dược gia giảm trong từng thang thuốc. Cụ quan tâm đến người nghèo, bà con trong làng đến chữa bệnh. Cái y đức ấy ngày nay vẫn được truyền tụng là người thầy thuốc hiếm có.
Vợ cụ là bà Nguyễn Thị Doạn quê ở làng Khả Phong, xã Nam Sơn, người cùng huyện. Bà là người phụ nữ đảm đang, tần tảo và phúc hậu. Bà được cụ ông hướng dẫn làm cao đan, hoàn tán và nam dược. Hàng ngày, với gánh thuốc trên vai đi hầu hết các chợ phiên trong vùng để bán thuốc cho nhân dân.
Con trai trưởng của cụ là Hoàng Trần Dũng, tức Mai, từ 14 tuổi đã được cụ dạy bảo, cũng đã thông chữ Hán và cắp tráp theo cụ đi khắp vùng xem mạch, bốc thuốc cho nhân dân. Ông Dũng sau này cũng trở thành người thầy thuốc có uy tín.
Nhờ có học vấn uyên thâm, cụ Vân còn giúp nhân dân trong việc xem phong thuỷ lấy hướng xây từ đường, nhà ở, cổng ngõ và mồ mả. Cụ cũng giúp đỡ các chi họ làm và biết các câu đối ở Từ đường và dòng họ. Về số khi có người cần đến cụ cũng sẵn lòng xem cho. Làm như vậy nhưng cụ là người không mê tín. Ngay từ những năm 1930, cụ Vân cùng cụ Đại và cụ Ân trong làng đã vận động nhân dân và bản thân đã bỏ hủ tục cúng vàng mã mà chỉ hương nhang mà thôi.
Khoảng năm 1929-1930, ông Lý Nhiệp mất, cụ dược dân đưa làm quyền Lý trưởng, nhưng cầm triện được 1 tháng 18 ngày thì bị chính quyền Nam triều cách chức với phán xét liên quan đến hoạt động cộng sản trong vùng.
Thời gian này phong trào cách mạng lên cao, vùng quê Lương Sơn cũng hoạt động khá mạnh. Con trai trưởng của cụ là Hoàng Thị Uỷ, cùng Hoàng Thị Chen, Lê Thị Đại và nhiều phụ nữ ở các làng thuộc tổng Đặng Sơn cầm cờ biểu tình tiến thẳng đến phủ Anh Sơn đưa đơn trao cho tên tri huyện Anh Sơn đòi giảm sưu thuế.
Cách mạng tháng 8 thành công, cụ được bầu vào Hội đồng nhân dân xã Đặng Sơn (bao gồm 3 xã Đặng Sơn, Nam Sơn, Bắc Sơn ngày nay). Cụ là cán bộ tham gia nhiều cuộc vận động lớn như quyên góp vàng, bạc Hũ gạo tiết kiệm, Mùa đông bính sĩ, Công trái, Công phiếu… ủng hộ kháng chiến, được tặng nhiều bằng giấy khen
Cụ là người cương trực, thẳng thắn, trọng chữ cương thường đạo lý, là người luôn quan tâm xây dựng tình đoàn kết thân tộc, đối với anh em cật ruột rất mực thuỷ chung, tình nghĩa; cha mất sớm đã lao động kiếm sống giúp mẹ nuôi em, khi mẹ mất đã gánh vác việc nuôi dạy các em đến trưởng thành. Không những vậy, kho em trai ông là Hoàng Trần Xí, tục gọi là Thàng mất, em dâu đi lấy chồng để lại hai người cháu nhỏ, cụ Vân và cụ Doạn đã cưu mang đùm bọc hai cháu Thường và Thựu lớn khôn, dựng vợ gả chồng cho hai cháu
Đối với dòng họ, cụ là tộc trưởng đầy trách nhiệm mặc dầu thời bấy giờ rất nghèo, nhà tranh vách đất, nhưng một lòng vận động vợ, con, anh em cùng bà con thân tộc hướng về Tổn tiên, ông bà, người có của góp của, kẻ không có của thì góp công nên đã toạ dựng được nhà Thượng và Hạ đường khang trang để tưởng niệm tổ tiên, ông bà, chăm sóc đến sự trưởng tồn và phát triển của dòng họ
Nhờ có truyền thống văn hóa tâm linh, nên chị họ Hoàng Trần ở Lương Sơn vẫn giữ được nếp nhà. Năm 200, chi họ được ủy ban nhân dân huyện Đô Lương tôn vinh và cấp bằng “Dòng họ văn hóa”. Và làng Lương Sơn cũng được công nhận là “làng văn hóa”.
Tại ngôi từ đường này, không những là nơi thờ phụng tổ tiên mà nơi đây trong thời kỳ trước cách mạng la nơi ấn loát tài liệu của Đảng. Sau cách mạng tháng 8 là cơ sở làm việc của trường Bổ túc văn hóa Hoàng Hữu Nam, là điểm đóng quân của Cục quân khí, là kho quân trang của Cục quân nhu, rồi đến bộ đội giải phóng Lào về ở. Tiếp đến là kho tàng của quân đội.
Đó là những đóng góp đáng kể cho cuộc kháng chiến kiến quốc của cụ, một người tộc trưởng đầy trách nhiệm và tâm huyết với dòng họ.
Cụ Hoàng Trần Vân mất ngày 10/11 Quý Mão tức ngày 25/12/1963 hưởng thọ 81 tuổi.
Cụ bà mất ngày 14/01 Nhâm Thìn (1952).
Phần mộ hai cụ được táng tại nghĩa trang dòng họ làng Lương Sơn, xã Bắc Sơn, tỉnh Nghệ An.
Đại tá Hoàng Cao Quý
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ
- FOSBER TÔN VINH 50 PHỤ NỮ ẢNH HƯỞNG NHẤT VIỆT NAM
- HỌ CÙ GỐC MẠC HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- Cụ HOÀNG TRẦN TRỰC VÌ SỰ NGHIỆP CHUNG TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
- Gương sáng dòng họ Hoàng Giáp – Tiến sỹ Nguyễn Đặng Huân
- Mãi mãi ngợi ca “Sự nghiệp trồng người”
- Thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất (1739-1769)
- Phạm Nguyễn Du trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII
- Mạc Thiên Tứ – Người đặt tên cho mười cảnh đẹp ở Hà Tiên
- Dấu ấn tao đàn Chiêu Anh Các
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.