- Đang online: 1
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12656
- Tổng truy cập: 3,388,959
Họ Nguyễn gốc Mạc ở xã Tiên Lữ và truyền ngôn của Tổ tiên.
- 1055 lượt xem
Họ Nguyễn gốc Mạc ở xã Tiên Lữ
và truyền ngôn của Tổ tiên.
Nguyễn Hữu Hạnh
Trưởng Tộc họ Nguyễn gốc Mạc ở Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc
… “Các cụ truyền lại rằng: Khi nghe tin thất thủ Cao Bằng tại thôn Chùa xã Tiên Lữ ngày nay có một cụ bà ngửa mặt lên trời than khóc ba ngày ba đêm rồi chạy thẳng ra bờ sông thuộc làng Đông Mật (xã Sơn Đông) nhảy xuống sông tự vẫn để tỏ rõ khí tiết và thanh danh của nhà Mạc. Điều này có thể khẳng định rằng các cụ nhà tôi về đây trước khi thất thủ Cao Bằng (trước năm 1677 hoặc năm 1685)”.
Không rõ cụ Nguyễn Hữu Pháp về Tiên Lữ từ năm nào, chỉ biết cụ có 4 người con trai.
– Con trai trưởng là Nguyễn Hữu Kiên ở xã Tiên Lữ, Lập Thạch, Vĩnh Phúc để tiếp tục sự nghiệp của Tổ Tiên;
– Con trai thứ hai là Nguyễn Hữu Kính, lánh cư sang Chùa Sùng Lâm (Sùng Lâm Tự) tại thôn Sa Sơn xã Văn Quán, Lập Thạch, Vĩnh Phúc;
– Con trai thứ ba là Nguyễn Hữu Khắc lánh cư vào Chùa Đông Minh Tự, làng Đông Mật xã Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc;
– Cụ con trai thứ tư là Nguyễn Hữu Nhẫn ở lại Chùa Trống (Xuân Sơn Tự) tại làng Diệm Xuân xã Việt Xuân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, để trông coi mồ mả của Tổ Tiên được an táng tại nơi này;
Từ đó đến nay (4 năm 2012) con cháu của cụ Tổ Nguyễn Hữu Pháp đã trải qua 11 đời, có 345 hộ với 1.391 khẩu, trong đó: 674 Nam, 717 Nữ.
Các cụ có di huấn rằng:
Họ Nguyễn gốc Mạc nhà ta
Cùng chung một gốc một nguồn mà ra
Tiên, Văn, Sơn(1), Việt(2) một nhà
Nhớ ngày giỗ Tổ cùng ra thôn Chùa (3)
(1) Xã: Tiên Lữ, Văn Quán, Sơn Đông, huyện Lập Thạch
(2) Xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường
(3) Thôn Chùa: Chi trưởng ở Tiên Lữ, Lập Thạch.
“- Tổ tiên Di Huấn lại rằng: Chúng ta đây là con cháu của cụ Mạc Kính Vũ (chứ không nói là Vua như ngày nay), bên Chùa Trống có 3 ngôi mộ quý hàng năm các cụ vẫn sang đắp mộ (chứ không nói rõ là mộ cụ nào) phải chăng đó là sợ bị lộ nên các cụ không nói rõ.”
“- Tổ tiên còn Di huấn rằng: Khi cụ Nguyễn Hữu Pháp từ Cao Bằng về có đem theo nhiều báu vật của triều đình nhà Mạc: Dấu ấn, áo Long Bào của Vua, y môn thờ (tức là Cửu long tranh châu), phả hệ truyền ngôi của các đời vua, lá trầu quả cau bằng vàng, 1 viên ngọc, bát đũa của nhà Vua và nhiều đồ thờ của Triều đình nhà Mạc, nhưng đến nay đã bị thất truyền không còn lưu giữ được”.
“- Tổ tiên còn truyền ngôn lại rằng: Khi Cao Bằng thất thủ vua Mạc Kính Vũ cắt 1 cái đĩa ra làm 4 mảnh chia cho 4 người con trai mỗi người đi một nơi khác nhau. Khi nào hết binh đao loạn lạc anh em gặp nhau lấy đó làm vật chứng. Người con trưởng là Nguyễn Hữu Pháp cầm 1 mảnh về Tiên Lữ, nhưng đến năm 1965 Bộ Văn hóa đã về xin lại để đưa vào bảo tàng lịch sử Việt Nam”.
“Đối chiếu với lịch sử nhà Mạc khi mất Cao Bằng với những Di Huấn của Tổ Tiên và nhất là bia đá còn lưu giữ được tại chùa xã Tiên Lữ. Tững Di Huấn của Tổ Tiên n Lữ , cụ Tổ Nguyễn Hữu Pháp sau khi ổn định cuộc sôi khẳng định Vua Mạc Kính Vũ cùng các con và gia quyến về tại chùa Trống, thôn Diệm Xuân xã Việt Xuân huyện Vĩnh Tường và thôn Chùa xã Tiên Lữ huyện Lập Thạch là hoàn toàn chính xác”..
(Mạc Văn Trang trích lược)
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.