- Đang online: 1
- Hôm qua: 481
- Tuần nay: 14215
- Tổng truy cập: 3,391,180
TỌA ĐÀM VỀ HAI BIA ĐÁ TÌM THẤY TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, TP. HẢI PHÒNG
- 2570 lượt xem
Số phận “lận đận” của 2 bia đá cổ được tìm thấy tại Hải Phòng
LĐO | 28/05/2020 | 16:31
Sau khi được tìm thấy, hai bia đá cổ đã bị cho là bia trôi nổi, không rõ nguồn gốc, bị chính quyền yêu cầu không được nghiên cứu tiếp. Nhưng sau 2 năm, hai bia đá tiếp tục được công nhận, được phép nghiên cứu, xác định lại.
Sáng ngày 28.5, tại Đồ Sơn, Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Tọa đàm khoa học về 2 bia đá được tìm thấy ở thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng.
Đến dự Tọa đàm gồm có:,
- PGS.TS. TỐNG TRUNG TÍN, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học;
- PGS.TS. ĐẶNG VĂN BÀI, PCT Thường trực Hội Di sản Việt Nam;
- GS.TS. ĐINH KHẮC THUÂN, Viện Hán Nôm;
- PGS.TS. BÙI VĂN LIÊM, TBT Báo Khảo cổ, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ Việt Nam;
- Ông CUNG KHẮC LƯỢC, Viện Hán Nôm;
- Dịch giả TRẦN ĐÌNH HIẾN
- TS. NGUYỄN VĂN VỊNH, nhóm nghiên cứu độc lập;
- Ông NGUYỄN VĂN PHƯƠNG, Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng;
- Ông NGÔ ĐĂNG LỢI, nguyên Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng;
- Ông LÊ THIÊN LÝ, Giám đốc Trung tâm Thư pháp, Câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng;
- Nhà nghiên cứu NGUYỄN GỘI, nguyên PBT Thường trực Huyện ủy huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng; nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hải Phòng; nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học Kinh tế Hải Phòng;
- Ông VŨ MINH ĐỨC, Chủ tịch CLB Hải Phòng học, nguyên Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng,
13. Nhà nghiên cứu Hán ngữ HOÀNG PHAN
Và cùng nhiều các nhà nghiên cứu khác có liên quan cùng dự.
Qua Tọa đàm cho thấy: Hai bia đá này được nhóm Nghiên cứu độc lập do tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh đứng đầu tìm thấy tại bãi sông, triền đê, cạnh cống Cá, thuộc thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng vào tháng 5.2018. Cả hai bia này được cho là có liên quan đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, được một số học giả nhận xét là có giá trị trong nghiên cứu khoa học lịch sử, trên bia ghi chữ “Di ngôn chí”- được dịch nghĩa là “lời chỉ bảo cho hậu thế”.
Tuy nhiên, ngay sau khi bia được tìm thấy, Sở Văn hóa, Thể thao Hải Phòng đã có văn bản gửi UBND TP Hải Phòng báo cáo, cho rằng nhóm nghiên cứu độc lập đưa 2 bia đá lên là sai quy định pháp luật, đồng thời đề nghị UBND TP Hải Phòng không cho nhóm nghiên cứu tiếp vì cho rằng 2 bia đá là hiện vật trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không có giá trị.
Sau đó, trước các ý kiến của Cục Di sản văn hóa đề nghị Hải Phòng kiểm tra thực tế, tiếp nhận quản lý hiện vật theo quy định, cùng với các ý kiến phản đối của giới khoa học trí thức Hải Phòng, tháng 11.2018, UBND TP Hải Phòng đồng ý cho các tổ chức khoa học, chuyên gia được nghiên cứu 2 bia đá trên. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí nên Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng cũng chưa tổ chức các bước tiếp theo để nghiên cứu hai bia đá được.
Sự việc dừng đến năm 2019, các nhà khoa học đã tiếp tục khảo sát thực tế và có nhiều bài viết, báo cáo được gửi về Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, nhưng mọi việc vẫn rơi vào im lặng.
Đến ngày 19/3/2020, Văn phòng Chính phủ có Văn bản 2120/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, giao cho UBND TP Hải Phòng phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thu thập thông tin về quá trình phát hiện hiện vật, tổ chức nghiên cứu, đánh giá để có kết luận chính xác về giá trị của các di vật, hiện vật phát hiện theo quy định về di sản văn hóa, đồng thời yêu cầu các đơn vị có giải pháp phù hợp để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, địa điểm khảo cổ và các di vật khảo cổ.
Sau khi có ý kiến của Văn phòng Chính phủ, UBND TP Hải Phòng giao Sở Văn hóa Thể thao chủ trì, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng.
Tại buổi tọa đàm sáng ngày 28/5, các đại biểu tham gia tọa đàm gồm các nhà sử học, khảo cổ, thư pháp… đánh giá hai bia đá trên là bia đá cổ, song chưa khẳng định chính xác thuộc niên đại nào vì cần phải có thiết bị công nghệ hiện đại kiểm chứng. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số học giả tại tọa đàm, “bia đá này tương tự các bia thời Mạc, vào khoảng thế kỉ XVI”.
Sau tọa đàm, các cơ quan quản lý sẽ cùng với các học giả, nhà khoa học tổ chức tiếp tục nghiên cứu về 2 bia đá, hiện đang được niêm phong tại UBND xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng.
Mai Chi
Một số hình ảnh trong buổi tọa đàm:
1. TS. HOÀNG VĂN KỂ, Chủ tịch Liên hiệp Các Hội Khoa học, Kỹ thuật Hải Phòng
2. TS. NGUYỄN VĂN VỊNH, nhóm nghiên cứu độc lập;
3. PGS.TS. ĐẶNG VĂN BÀI, PCT Thường trực Hội Di sản Việt Nam;
4. PGS.TS. TỐNG TRUNG TÍN, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học;
5. GS.TS. ĐINH KHẮC THUÂN, Viện Hán Nôm;
6. PGS.TS. BÙI VĂN LIÊM, TBT Báo Khảo cổ, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ Việt Nam;
7. Ông CUNG KHẮC LƯỢC, Viện Hán Nôm;
8. Ông LÊ THIÊN LÝ, Giám đốc Trung tâm Thư pháp, Câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng;
9. Nhà nghiên cứu NGUYỄN GỘI, nguyên PBT Thường trực Huyện ủy huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng; nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hải Phòng; nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học Kinh tế Hải Phòng;
10. Ông VŨ MINH ĐỨC, Chủ tịch CLB Hải Phòng học, nguyên Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng;
11. Nhà nghiên cứu Hán ngữ HOÀNG PHAN
12. Ông NGÔ ĐĂNG LỢI, nguyên Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng.
Sưu tầm từ nguồn Báo Laodong.vn: Hoàng Sơn Hiền
Ảnh và danh sách dự Tọa đàm: BTC Tọa đàm.
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
- HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
- LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
- HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
- TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI CÁC QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU KHÁCH QUÝ, CÙNG BÀ CON CÔ BÁC HỌ MẠC, GỐC MẠC VỀ DỰ ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ THỦY TỔ HỒNG PHÚC ĐẠI VƯƠNG MẠC HIỂN TÍCH 15/11/2024 TẠI ĐIỆN SÙNG ĐỨC( TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM)
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- ĐẠI HỘI MẠC TỘC VIỆT NAM KHOÁ IV ĐANG ĐƯỢC HĐMT VIỆT NAM, HĐMT TỈNH HẢI DƯƠNG TÍCH CỰC CHUẨN BỊ ĐỂ ĐÓN TIẾP CÁC ĐẠI BIỂU, CON CHÁU VỀ DỰ ĐẠI HỘI
- DANH SÁCH ỦNG HỘ ĐẠI HỘI MẠC TỘC VIỆT NAM LẦN THỨ IV NHIỆM KỲ 2024- 2029
- HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TRIỂN KHAI, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO CÁC THÀNH VIÊN PHỤC VỤ ĐẠI HỘI MẠC TỘC VIỆT NAM KHOÁ IV NHIỆM KỲ 2024- 2029 TẠI ĐIỆN SÙNG ĐỨC ( TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM)
- THÔNG BÁO HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH MẠC TỘC VIỆT NAM KHÓA III – Nhiệm kỳ 2019-2024.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.