- Đang online: 2
- Hôm qua: 1234
- Tuần nay: 45293
- Tổng truy cập: 3,473,182
Ghi nhận từ một dòng họ tiêu biểu về an ninh trật tự của huyện Quỳnh Lưu
- 224 lượt xem
Ghi nhận từ một dòng họ tiêu biểu về an ninh trật tự của huyện Quỳnh Lưu
Nằm cách trung tâm huyện lỵ Quỳnh Lưu chừng 10 km về phía Tây, có một ngôi làng nhỏ nhưng tươi đẹp trải dài dưới chân dãy núi có cái tên cổ xưa Linh Nguyên Bào Đột, đó là thôn 10 xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Vùng đất này trước đây nổi tiếng là vùng rừng thiêng nước độc, có nhiều thú dữ nên nhân dân ở thưa thớt, dần dà bỏ đi hết, để lại vùng đất bán sơn địa hoang vu chìm trong giấc ngủ. Mãi đến năm 1962, khi huyện ủy có chủ trương đưa một số hộ dân ven biển lên khai hoang lập làng quê mới. Trong số hàng trăm hộ dân đầu tiên có 5 hộ của chi 3 họ Phạm Duy gốc Mạc Thanh Sơn ( nay là xã Sơn Hải).
Công cuộc vỡ hoang thuở đầu biết bao gian khó, cơm không đủ ăn, áo chăn không đủ ấm, lại phải chống chọi với mưa rừng, sốt rét, các loài thú dữ như hổ báo, lợn lòi…nhưng không một ai lùi bước trước mọi khó khăn. Những đôi chân trần ngày ngày vẫn dẫm lên gai góc, những lát cuốc ngập sâu bẩy gốc sim mua để có những luống cày làm nên những vụ mùa tươi tốt.
Thời gian cứ trôi dần theo dòng lịch sử. Cùng với các họ, tộc chi 3 họ Phạm Duy hình thành từ đó. Hơn 50 năm trước, 5 gia đình đến nay có 26 hộ trên tổng số 64 hộ của toàn chi ( gồm Sơn Hải, Nghĩa Đàn, thành phố Vinh) với 126 đinh nhà nào cũng có cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Các thế hệ cháu con luôn có sự quan tâm giáo dục đạo đức lối sống và truyền thống của họ tộc các thế hên ông cha, chăm lo học hành đến nơi đến chốn.
Là chi họ có bề dày truyền thống cách mạng đóng góp nhiều sức người, sức của cho 2 cuộc chiến tranh vệ quôc vĩ đại của dân tộc Việt Nam, hàng chục người con của chi họ lên đường cầm súng bước vào cuộc chiến. Nhiều thế hệ ông cha đi dân công hỏa tuyến, hàng chục người tham gia lực lượng thanh niên xung phong. Nhiều người tham gia công tác địa phương trở thành đảng viên cán bộ lão thành.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Tổ quốc thống nhất. Trong thời khắc hân hoan nhất của nhiều gia đình, họ tộc dang rộng vòng tay ôm những đứa con chiến thắng trở về…thì chi 3 họ Phạm Duy có 6 người không về với Mẹ, với họ tộc quê hương. Tên của các Anh đã thành tên Đất Nước. Nhiều người để lại một phần thân thể của mình trên các chiến trường khốc liệt, trở thành những thương bệnh binh. Sự mất mát đau thương không gì bù đắp nổi nhưng cũng rất đỗi tự hào về công lao đóng góp cùng cả nước đánh thắng hai đế quốc to là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Tự hào về sự hy sinh của các thế hệ cha anh đã tạo tiền đề cho thế hệ kế tiếp phát huy giá trị truyền thống của chi họ, trưởng thành trên nhiều lĩnh vực. Nhiều người trở thành sỹ quan Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Nhiều con em học hành thành danh, thành đạt.
Một số người sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về tiếp tục tham gia công tác địa phương, được phân công giữ các chức vụ chủ chốt như Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch MTTQ, Trưởng Công an xã, Ủy viên văn hóa xã hội …
Điều đáng nói là: Hơn nửa thế kỷ lên Bào Đột khai phá rừng hoang, con cháu trong chi họ đã gom góp tiền của công sức, người hiến đất, kẻ góp công xây dựng nhà Tổ đường, Nhà bia tưởng niệm Liệt sỹ linh thiêng, tạo không gian tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo phong tục văn hóa dân gian, vừa tâm linh, vừa hiện thực, một ngôi nhà chung lưu giữ linh hồn các bậc tiền nhân và các thế hệ nối tiếp.
Để nhà Tổ đường trở thành địa chỉ đỏ cho con cháu xa gần hàng năm về chiêm bái tổ tiên, tri ân Liệt sỹ. Với quan điểm họ tộc không chỉ là ruột thịt mà còn là một tổ chức có tính nhân văn xã hội. Chi họ đã thành lập Hội đồng gia tộc, Ban tổ chức, Lễ nghi khánh tiết, thành lập các Tiểu ban như Hậu cần, Văn hóa văn nghệ, Môi trường. Xây dựng quy chế hoạt động theo hướng dẫn của MTTQ các cấp, xây dựng phong trào tự quản về ANTT, phong trào xây dựng đời sống văn hóa, dòng họ tiêu biểu, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ thăm hỏi khi trong chi họ có người đau ốm đi bệnh viện và chúc thọ người cao tuổi.
Để hoạt động có hiệu quả, chi họ lấy khẩu hiệu “ Hướng về cội nguồn: Kỷ cương – Đoàn kết – Phát triển”, trong đó đặt kỷ cương hàng đầu để quản lý và lãnh đạo chi họ, đưa các phong trào đã đề ra đi vào cuộc sống của từng hộ gia đình, lấy văn hóa văn nghệ làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nhờ vậy mà hàng chục năm qua, toàn chi họ đã phát triển về mọi mặt: chỉ có hộ khá và giàu, không có hộ nghèo đói, không có người mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Các sinh hoạt của chi họ luôn có trên 90% con cháu tham gia. Hàng năm có 80 – 90% gia đình được công nhận Gia đình Văn hóa. Riêng chi họ nhiều năm liền được công nhân là dòng họ tiêu biểu của huyện, xã. Năm 2014 được Hội đồng Mạc tộc Nghệ tĩnh tặng Bằng khen. Được bình chọn là chi họ tiêu biểu về tự quản An ninh trật tự của huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2010 – 2015.
Năm 2015, được Đảng và nhà nước truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh Hùng cho Bà Vương Thị Năm, mẹ của 2 Liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nhân dịp Tết Bính thân 2016, chi họ được Thường trực MTTQ, Ban Chỉ huy Công an huyện Quỳnh Lưu lên dâng hương, tặng quà, chúc Tết, chiêm bái tổ tiên tại nhà Tổ đường họ Phạm Duy gốc Mạc chi 3, một vinh dự thật lớn lao đối với con dân trong họ.
Hơn 50 năm những dấu chân đầu tiên in lên vùng núi được coi là có đi không về của ngàn năm trước để mở đất lập làng Thanh Sơn mới, thời gian chưa phải là dài, nhưng những gì có được hôm nay quả là một kỳ tích.
Để tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống của chi họ, tiếp tục xây dựng chi họ bền vững, phát triển kể cả nguồn lực dân trí và kinh tế xã hội, chi họ tiếp tục lấy kỷ cương, đoàn kết làm sức mạnh cho sự phát triển đi lên về mọi mặt, nguyện mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã chọn, cũng các chi họ trong xã Ngọc Sơn đi lên cùng đất nước, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh trong thời kỳ đổi mới hội nhập, xứng danh con cháu họ Phạm Duy( Gốc Mạc ).
Ngọc Sơn, Ngày 21 Tháng Giêng Bính Thân 2016
PHẠM MẠC THẾ KỶ
Hình ảnh kèm theo:
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH
Viết bình luận
Tin liên quan
-
SỞ CÔNG THƯƠNG HỌP TRIỂN KHAI CHỈ ĐẠO CỦA UBND THÀNH PHỐ VỀ TỔ CHỨC CHỢ QUÊ THỜI MẠC 2025 VÀ CÁC SỰ KIỆN LIÊN QUAN:
-
THĂM LẠI DẤU XƯA, DÂNG HƯƠNG TIÊN TỔ NƠI LƯU THỜ LONG ĐAO CỦA MẠC THÁI TỔ
-
MỞ HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ – 2025
-
HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ 2025:
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
-
HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
-
HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC