- Đang online: 1
- Hôm qua: 599
- Tuần nay: 15280
- Tổng truy cập: 3,411,820
ĐỀ TÀI “HỌ MẠC VÀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CON CHÁU Ở NGHỆ AN” ĐƯỢC NGHIỆM THU XUẤT SẮC
- 249 lượt xem
ĐỀ TÀI “HỌ MẠC VÀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CON CHÁU Ở NGHỆ AN” ĐƯỢC NGHIỆM THU XUẤT SẮC.
1.Tên gọi dầy đủ của đề tài là “Nghiên cứu về họ Mạc ở Nghệ An và sự đóng góp của con cháu gốc Mạc trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương”.
Nhóm đề tài gồm:
-Chủ nhiệm: GS.TSKH Phan Đăng Nhật
-Phó chủ nhiệm: TS. Trần Thị Thanh Vân
-Thư ký khoa học: Ths Phan Đăng Thuận.
-Ủy viên: PGS.TS. Đinh Khắc Thuân
ThS. Nguyễn Thị Trang Nhung
2.Quá trình
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đề tài đã:
-Đi điền dã:
+Ở Nghệ An, 34 điểm
+Ngoài Nghệ An, 7 tỉnh
-Điều tra bằng phiếu, 1190 phiếu, mỗi phiếu có 30 câu hỏi.
-Viết chuyên đề, 10 chuyên đề
-Nghiệm thu cơ sở, ngày 25-7-2014
-Ths Phan đăng Thuận đã in được ba bài tạp chí
-Tổ chức hội thảo, ngày 19-7-2014
Nhận xét của hội thảo ngày 19-7:
– Đã thực hiện đúng quy trình, nghiêm túc và tâm huyết
– Đã huy động được tri thức từ nhiều năm trước, có khi cả cuộc đời
– Làm sáng tỏ nhiều vấn đề mới so với các tài liệu trước đây
– Lý giải tại sao họ Mạc tập hợp, quy tụ đông ở Nghệ An là hợp lý
– Tập hợp được nhiều tư liệu về di tích nhà Mạc ở Nghệ An
(ý kiến của ông Phó giám đốc Sở KH & Công nghệ Nghệ An: Phạm Xuân Cần)
3 Nghiệm thu cấp tỉnh
-Hội đồng nghiệm thu
Hội nghị nghiệm thu cấp tỉnh đã tiến hành ở T/P Vinh ngày 22 tháng 8 năm 2014. Hội đồng gồm 9 nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh, có đại diện và thành viên của các cơ quan như:
– Sở Khoa học và Công nghệ (P Giám đốc & Trưởng phòng quản lý KH),
-Ban Tuyên giáo tỉnh ủy,
-Khoa lịch sử trường Đại học Vinh,
-Hội Khoa học lịch sử Nghệ An,
-Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng phả học Việt Nam,
-Trung tâm KHXH & NV Nghệ An (Giám đốc),
-Bảo tàng Nghệ An (Giám đốc)
-Xét đánh giá: xuất sắc
-Kết luận
Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, Phạm Xuân Cần kết luận:
– Đề tài góp phần làm chính xác vai trò họ Mạc ở Nghệ An
– Làm sáng tỏ cơ bản nguồn gốc quá trình hình thành các phái hệ họ Mạc ở Nghệ An.
– Làm sáng tỏ hơn gia phong họ Mạc ở Nghệ An
– Kiểm kê đánh giá lại các di tích văn hóa lịch sử họ Mạc ở Nghệ An và đề xuất trùng tu Tiên Đô miếu và đền Tán Sơn.
– Đưa ra một số tiêu chí và kinh nghiệm xác minh những chi họ Mạc đang tồn nghi
-Kiến nghị, kỳ vọng
Tiếp tục ý kiến của chủ tich Hội đồng Phạm Xuân Cần:
.Viết kỹ hơn mục “Một số phái hệ khác”, hiện nay chưa đầy một trang (tr. 53)
.Bổ sung thêm một số nhân vật tiêu biểu của họ Mạc thế kỷ 17, 18, 19.
.Viết rõ thêm về gia phong họ Mạc như ý kiến GS Nhật đã phát biểu
.Điều chỉnh một số chương mục
.Sửa các sai sót về niên đại, tư liệu, dịch thuật,…
.Văn phong khách quan hơn
.Đề nghị Hội Đồng xuất bản sách Nghệ An tài trợ xuất bản
-Ý kiến HĐMT Nghệ Tĩnh
Đại diện của các chi họ Mạc ở Nghệ Tĩnh đã phấn khởi đến dự, khoảng 20 người. Trong số đó có chủ tịch HĐMT Nghệ An, Thái Doãn Đệ và phó chủ tịch, Thái Khắc Đạt. Ngoài các vị ở gần, còn có nhiều vị ở xa (như Quỳ Châu , Nghĩa Đàn, Cửa Lò,) cũng đến dự.
Kết thúc hội nghị nghiệm thu, bác chủ tich Thái Doãn Đệ thay mặt HĐMT Nghệ Tĩnh phát biểu chân thành và nồng nhiệt cám ơn Hội Đồng, hoan nghênh sự cố gắng rất cao cuả nhóm biên soạn.
BÁO CÁO TẠI HỘI NGHỊ NGHIỆM THU CẤP TỈNH
(Ngày 22-8-2014)
T/M nhóm đề tài: GS.TSKH Phan Đăng Nhật
“Công minh lịch sử” đem đến cho con em trăm họ niềm vui, lòng quý trọng và tình thương yêu nhau . |
MỞ ĐẦU
Đề tài “Họ Mạc và sự đóng góp của con cháu…..ở Nghệ An” là một bộ phận quan trọng trong nhiệm vụ nghiên cứu và biên soạn lịch sử nhà Mạc và họ Mạc toàn quốc.
–Các sử gia của các triều đại trước đây đã có công lao rất lớn trong việc biên soạn và truyền lại những hiểu biết về lịch sử nước nhà để cho “Dân ta được/phải biết sử ta” (Hồ Chí Minh). Tuy nhiên điều không thể tránh khỏi, các văn bản lịch sử ấy mới là lịch sử các vương triều (royal hístory), chưa phải là lịch sử xã hội (social history)- là điều mà chúng ta mong đợi.
–Đối với lịch sử nhà Mạc, hơn nữa, lại còn là lịch sử của vương triều đối địch, theo như cố GS Trần Quốc vượng thì: “…Không nên chỉ nhìn nhận và đánh giá sự nghiệp nhà Mạc qua những gì sử thần nhà Lê viết. Triều đình Lê-Trịnh đối địch với triều Mạc từ đầu đến cuối thế kỷ XVI, và còn tiếp tục đối địch với triều Mạc thu nhỏ ở Cao Bằng ba đời nữa cho đến hết nửa đầu thế kỷ XVII; do vậy sử thần nhà Lê-Trịnh bôi xấu triều Mạc là chuyện tất nhiên. “Yêu nên tốt, ghét nên xấu” là chuyện thường tình…Ta cần bổ sung bằng các tư liệu điền dã trong nước, tư liệu nước ngoài để “hiểu” về nhà Mạc ngày càng cụ thể, sâu sắc hơn…”
Vì những lý do trên, hơn ai hết lịch sử nhà Mạc phải được viết lại, chân thực khách quan, “bảo đảm công minh lịch sử”. Muốn vậy, phải tập hợp tư liệu từ các địa phương, các chi họ trên toàn quốc.
Theo phương hướng trên đây, Hội đồng họ Mạc Việt Nam đã sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn lịch sử nhà Mạc và họ Mạc ở các địa phương như: nhà Mạc ở Cao Bằng, nhà Mạc và họ Mạc ở Vĩnh Phúc, vua Mạc Toàn ở Hải Dương; đang chuẩn bị tích cực đề tài nhà Mạc và họ Mạc ở Thái Bình, thủ lĩnh Hoàng (Mạc) Công Chất ở Sơn Nam Hạ, Hưng Hóa-Tây Bắc.
Đề tài nhà Mạc và họ Mạc ở Nghệ An là một đề tài trọng yếu trong hệ thống các đề tài chuyển hướng về địa phương như đã trình bày trên.
Tất cả nhằm tiến tới phục vụ cho một đề tài lớn, chung “Nhà Mạc và họ Mạc trong lịch sử dân tộc” ở tầm cấp mới và cao hơn trước.
I.Lý do chọn đề tài
Chọn họ Mạc vì 4 lý do chính:
1.Nhà Mạc là một trong những dòng họ có công lao với lịch sử dân tộc: “Nói tóm lại, với 65 năm tồn tại và phát triển, nhà Mạc đã có cống hiến nhất định vào lịch sử dân tộc. Công lao sự nghiệp của Mạc Đăng Dung đối với nhà Mạc là lớn lao và sự nghiệp dựng nước của nhà Mạc đã được sử sách ghi nhận. Hậu thế chúng ta cần trân trọng và phát huy”. (GS Văn Tạo)
2.Nhà Mạc có nhiều cách tân , đổi mới, toàn diện: kinh tế, chính trị, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa,… so với các triều đại phong kiến đương thời; đặc biệt là về tư tưởng, ý thức hệ như GS Phan Huy Lê đã nhận định: “Bây giờ chúng ta nhận thức nhà Mạc không chỉ là một vương triều chính thống như tất cả các vương triều khác, mà rõ ràng vương triều Mạc có nhiều công lao đối với phát triển đất nước, một vương triều có tư tưởng có thể nói là hợp thời hơn phóng khoáng hơn, so với tư tưởng Nho giáo nhất là tư tưởng Tống Nho của thế kỷ 15.”
3.Nhà Mạc có vị trí trí trong lịch sử dân tộc, đã trải qua ba thời kỳ lịch sử (thời kỳ Thăng Long, thời kỳ Cao Bằng và thời kỳ Hậu Cao Bằng) nối dài trong 212 năm, với 12 đời vua .
4.Hậu duệ nhà Mạc ở Nghệ An có những đặc điểm riêng:
+một lực lượng tương đối hùng hậu, trong đó có hậu duệ của các vị thủy tổ chính như: phó vương Mạc Đăng Lựơng, Tán Quốc công Mạc Đăng Bình, sư biểu tư văn Ngũ Phương tiên sinh, hoàng đế Mạc kính Vũ,…
+đã định cư lâu dài ở Nghệ An, từ 1535.
+trong thời kỳ cận hiện đại đã đóng góp đáng kể cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Đây là một nghiên cứu trường hợp (cas study) về nhà Mạc và họ Mạc toàn quốc; mà là một trường hợp điển hình và đặc sắc về các phương diện:
.số lượng chi họ lớn: gần 200 chi
.sức sống mãnh liệt
.hoạt động các chi họ địa phương nhiệt tình, sôi nổi và đa dạng, có cả các cấp làng, xã, huyện liên huyện và tỉnh.
.sinh hoạt chặt chẽ
.nghi lễ nghiêm túc
+giữ gìn được nhiều di tích
(nhận xét của hội thảo ngày 19-7-2014)
II.Tóm tắt quá trình thực hiện
-Đi điền dã:
+Ở Nghệ An, 34 điểm
+Ngoài Nghệ An, 7 tỉnh
-Điều tra bằng phiếu, 1190 phiếu, mỗi phiếu có 30 câu hỏi.
-Viết chuyên đề, 10 chuyên đề
-Tổ chức hội thảo, ngày 19-7-2014
-Nghiệm thu cơ sở, ngày 25-7-2014
Nhận xét của hội thảo ngày 17-7:
-Đã thực hiện đúng quy trình, nghiêm túc và tâm huyết
-Đã huy động được tri thức từ nhiều năm trước, có khi cả cuộc đời
-Làm sáng tỏ nhiều vấn đề mới so với các tài liệu trước đây
-Lý giải tại sao họ Mạc tập hợp, quy tụ đông ở Nghệ An là hợp lý
-Tập hợp được nhiều tư liệu về di tích nhà Mạc ở Nghệ An
III.Kết quả đạt được và đóng góp chính
1.Về sản phẩm
–Biên soạn được đủ 10 chuyên đề theo như hợp đồng
– Hoàn thiện bản thảo đề tài gồm 250 trang bao gồm 30 trang phụ lục là danh sách các chi họ Mạc, gốc Mạc ở Nghệ An và tư liệu hình ảnh của một số chi họ Mạc, gốc Mạc ở Nghệ An.
–1 190 phiếu điều tra
– 60 sắc phong mang niên đại từ năm Chính Hòa thứ 14 (1693) đến thời Bảo Đại
-Công bố ba bài Tạp chí
2.Đóng góp về khoa học
Có 6 điểm chính:
2.1. Khái quát được đại cương toàn cảnh của họ Mạc ở Nghệ An gồm:
– Số chi họ và địa bàn cư trú: hiện nay ở Nghệ An có gần 200 chi họ Mạc và gốc Mạc sinh sống. Các chi họ Mạc và gốc Mạc chủ yếu tập trung tại các huyện như Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Hưng Nguyên…Ở các huyện miền núi phía Tây Nghệ An như Tương Dương, Quế Phong, Kỳ Sơn,…các chi họ Mạc sinh sống ở đây tương đối ít. Đặc biệt, các chi họ này vẫn còn giữ nguyên được tên họ Mạc mà không phải đổi họ như ở các huyện đồng bằng Nghệ An.
2.2. Chỉ ra sự di chuyển của con cháu họ Mạc vào Nghệ An trải qua suốt ba thời kỳ lịch sử của nhà Mạc:
- Thời kỳ Thăng Long-Dương Kinh (1527-1592): Phó Quốc vương Mạc Đăng Lượng theo lệnh của Thái tông Mạc Đăng Doanh vào trấn thủ Nghệ An và hình thành nên chi phái họ Mạc đầu tiên ở Nghệ An (năm 1535)
- Thời kỳ Cao Bằng (1592-1683): Một số con cháu họ Mạc như Tán Quốc công Mạc Đăng Bình, Ngũ Phương địa sư đã chạy vào Nghệ An và hình thành nên hai chi phái họ Mạc ở đây.
- Thời kỳ Hậu Cao Bằng (1683-…..): Hậu duệ của vua Mạc Kính Vũ là Mạc Văn Khánh cũng đã tìm đường vào Nghệ An.
Theo các cột mốc thời gian này sẽ có thể góp phần xác định phái hệ của các chi họ Mạc và gốc Mạc ở Nghệ An.
Điều này cũng góp phần giải thích tại sao họ Mạc ở Nghệ An lại nhiều chi họ như vậy
2.3. Đề tài chỉ rõ những đóng góp của dòng họ Mạc ở Nghệ An trên các phương diện: xây dựng xóm làng, phát triển kinh tế, văn hoá giữ gìn phát huy các truyền thống văn hoá, nề nếp gia phong, chống ngoại xâm góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc…
Qua đề tài, chúng ta biết được tấm màn quá khứ đã che phủ khiến chúng ta không phân biệt được bà con gốc Mạc, do họ phải thay tên đổi họ, để tránh sự truy sát khủng khiếp của phong kiến Lê-Trịnh
Vén được tấm màn đó, chúng ta biết được họ Mạc ngày nay có công lao đáng kể cho đất nước. Tiêu biểu cho công lao đó là các bậc anh hùng liệt sỹ mà lâu nay có khi thường phải dấu họ như: Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Sơn, Phan Đăng Lưu, Hoàng Hanh, Hoàng Kiện,…
Đồng thời hàng nghìn vạn con cháu họ Mạc hy sinh xương máu trong khi vẫn mang họ mượn, ví dụ như: họ Hoàng Mạc ở Đông Sơn, 38 liệt sỹ và 1 bà mẹ Việt Nam anh hùng; họ Phan Mạc ở Hoa Thành, Yên Thành 14 liệt sỹ và 2 bà mẹ Việt Nam anh hùng,….
Về các nhà lãnh đạo tỉnh Nghệ An có: Đồng chí Phạm (Mạc) Xuân Tùy, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; Đồng chí Hoàng (Mạc) Trần Ky, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An…
Về khoa học có các nhà khoa học nổi tiếng như: GS.TSKH Thái (Mạc ) Duy Tuyên, GS. NGND Hoàng (Mạc) Xuân Lượng, GS.TS Phan (Mạc) Sỹ An, GS.TSKH Phan (Mạc) Đăng Nhật…
Về kinh doanh, có nhiều doanh nhân thành đạt như bà Thái (Mạc) Hương, ông Thái (Mạc) Doãn Đệ, ông Tô (Mạc) Duy Hinh, v.v……
2.4. Thống kê và vẽ được bản đồ ban đầu về địa bàn cư trú của họ Mạc ở Nghệ An.
2.5. Thống kê các di tích lịch sử văn hóa của họ Mạc ở Nghệ An.
2.6.Bổ sung các phương pháp và kinh nghiệm lần tìm cội nguồn họ Mạc:
-qua lời nguyền “khử túc, bất khủ thủ”
-qua truyền thuyết: chiếc đĩa cắt ba, cắt tư, ba quân cờ xe, pháo, mã, v.v….
-qua văn tự: câu đối hoành phi “tiên tổ vị hoàng”, giải mã chiết tự (chữ PHẠM), v.v….
IV.Kiến nghị
Có 4 điểm:
1.Đề nghị Hội đồng xuất bản tỉnh tài trợ xuất bản sản phẩm của đề tài
2.Tăng cường hoạt động truyền thông về họ Mạc ở Nghệ An
3.Đưa vào giảng dạy theo chương trình lịch sử địa phương
4.Xin trùng tu tôn tạo các di tích, trước hết là Tiên Đô miếu và Tán Sơn .
(Trên đây cũng là ý kiến hội thảo ngày 19-7-2014).
*
Đến nay đề tài khoa học “Họ Mạc và sự đóng góp của con cháu …..ở Nghệ An” đã gần kết thúc thắng lợi. Được như vậy là nhờ công lao to lớn của Tỉnh ủy, UBND, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng họ Mạc Nghệ tĩnh và bà con các các chi họ trong tỉnh.
Tôi xin chân thành và trân trọng cám ơn:
-Đ/c Phan Đình Trạc
-Bác Phạm Xuân Tùy
-đ/c Giám đốc Sơ KH-Công nghệ, Trần Quốc Thành
-đ/c Phạm Xuân Cần, Phó giam đốc, cùng toàn thể hội đồng nghiệm thu
-đ/c Hoàng Nghĩa Nhạc
-Bác Thái Khắc Đạt, bác Thái Doãn Đệ, ông Phạm Hữu Cậy, ông Phạm NgọcThìn,….
-Bà con các chi họ Mạc
Trân trọng cám ơn sự theo dõi.
Hà Nội-Vinh, ngày 22-8-2014.
P.Đ.N.
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
- HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
- HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
- HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
- LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
- HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁNH MẪU MẠC TRIỀU
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC