- Đang online: 1
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12846
- Tổng truy cập: 3,389,039
DI TÍCH CÁCH MẠNG THỜI KỲ XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH “Đình Phú Nhuận và Nhà thờ Họ Hoàng Trần”
- 1338 lượt xem
UBND TỈNH NGHỆ AN BẢO TÀNG XÔ VIẾT N.T |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
DI TÍCH CÁCH MẠNG THỜI KỲ XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
“Đình Phú Nhuận và Nhà thờ Họ Hoàng Trần”
Xã Đặng Sơn – Huyện Đô Lương – Tỉnh Nghệ An
I/ – TÊN GỌI:
Đình Phú Nhuận thuộc làng Phú Nhuận, nhà thờ Họ Hoàng Trần thuộc làng Đặng Lâm, xã Đặng Sơn, Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An.
– Nhà thờ họ Hoàng Trần ở chòm Đặng lâm nay là xóm Hai xã Đặng sơn huyện Đô lương, Tỉnh Nghệ an.
– Đền Tiên đô ( Tiên đô miếu) là nơi thờ phụng 3 tôn thần- Thánh hoàng làng Họ Mạc- Hoàng ở Xóm Một xã Đặng sơn, huyện Đô lương, tỉnh Nghệ an.
II/ – ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ DI TÍCH, ĐƯỜNG ĐI ĐẾN:
a) Địa điểm phân bố di tích:
Nhìn vào bản đồ hành chính huyện Đô Lương ta thấy xã Đặng Sơn như một hòn đảo nổi lên bởi dòng Sông Lam uốn khúc bao quanh cả 3 phía. (Phía Đông Đông Bắc và phía Nam) còn phía Bắc giáp xã Bắc Sơn, phía Tây Giáp xã Nam Sơn.
Đặng Sơn là một xã đồng màu, nổi tiếng là miếng đất của xứ sở tơ tằm. Chiều dài 4 km, rộng 2,2 km có trên 4.800 nhân khẩu. Nhiều ngành nghề: Làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm, vận tải và chài lưới trên sông.
Xã Đặng Sơn có một vị trí giao thông thủy bộ và quốc phòng rất thuận lợi. Trước mặt là sông, sau lưng là núi, núi sông tựa như một bức tường thành che chở cho Đặng Sơn. Con đường quốc lộ số 7 chạy qua xã thông thương với nước bạn Lào anh em. Thời nào Đặng Sơn cũng được chú ý, được lựa chọn như mảnh đất đứng chân.
b) Đường đi đến:
Từ Vinh theo đường quốc lộ I A ra phía Bắc đến ngã 3 Diễn Châu; theo hướng Tây rẽ lên đường 7, qua phà Đô Lương là đến di tích.
Hoặc du khách có thể đi theo đường thủy, ngược dòng Lam lên bến phà Đô lương là đến đất Đặng Sơn, nơi có di tích cách mạng , với phong cảnh hữu tình của mảnh đất miền tây xứ Nghệ, là cửa ngõ của nước Lào.
III/ – SỰ KIỆN – NHÂN VẬT LỊCH SỬ:
Đặng sơn ngày nay – từ xưa là đất Đô giao, đời đường là đất Hoài Hoan, đời Tiền Lê là đất của Hoan đường.
Sau năm 1535 Mạc Đăng Lượng tự Cát giang tử tức Danh tướng Hoàng Quận công (cháu đời thứ 7 của Mạc Đỉnh Chi là bậc chú của Thái tổ Mạc Đăng Dung) đậu tiến sỹ dưới triều Hậu Lê , sau được phong phó quốc vương triều Mạc? ngày 16/2 năm Đại chính 7 ( 1535) Vâng lệnh vua Thái Tông Mạc Đăng Doanh vào trấn thủ Hoan Châu (Nghệ An) chọn vùng đất Đô Đặng đóng đại bản doanh. Ngài có công chiêu dân lập ấp được 137 hộ ở Tổng Đặng Sơn. Sau này được phong Thượng Thượng Thượng đẳng thần(1) .
Đến thời Thành Thái đất Đặng Sơn thuộc phủ Anh sơn. Ngày 19/ 4/ 1963 theo quyết định số 32CP, Anh sơn được chia làm 2 huyện: Anh sơn và Đô lương. Xã Đặng Sơn thuộc huyện Đô Lương.
Dưới chế độ phong kiến các đình làng và nhà thờ, đền chùa được xây dựng khắp nơi để dùng làm nơi tế lễ, thờ các vị Thánh thần, tướng lĩnh đã lập công lớn trong các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước mà được nhân dân tôn sùng. Đình Phú Nhuận và nhà thờ Họ Hoàng Trần cũng ra đời trong hoàn cảnh chung đó.
Từ ngày xây dựng đến nay, Đình Phú Nhuận cũng như nhà thờ Họ Hoàng Trần đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử đấu tranh của nhân dân Đặng sơn nhất là trong cao trào Xô viết Nghệ tĩnh. Góp phần hình thành nên tư tưởng yêu nước và cách mạng cho thế hệ trẻ ở Đặng sơn mà tiêu biểu là các đồng chí Trần Tố Chấn, Hoàng Trần Thâm, Nguyễn Văn Luyện, Hoàng Trần Liễn và ông Hoàng trần Siêu.
(1) Tộc phả họ Mạc Nghệ Tĩnh in tại Hà Nội 1979 Tr 53
Dưới chế độ thực dân phong kiến nhân dân Đặng sơn đã phải chứng kiến bao cảnh đau lòng. Từng đoàn người đói nghèo xơ xác phải đầy đi phu Cửa rào mà không hy vọng ngày trở lại quê nhà.
Thực dân Pháp đã không từ mọi thủ đoạn vơ vét thật nhiều của cải Lâm thổ sản về làm giàu cho chính quốc…. Tất cả nghịch cảnh diễn ra này, ngày đó đã làm nhức nhối trái tim những người dân Đặng sơn yêu nước.
Lịch sử tự nhiên, điều kiện xã hội, kết hợp với truyền thống ông cha đã hun đúc cho con người Đặng sơn bản chất cần cù, sáng tạo, dám xả thân vì việc nghĩa, bất chấp mọi khó khăn hiểm nghèo. Dựa vào những sự kiện lịch sử đã diễn ra ở di tích Đình Phú Nhuận và nhà thờ Họ Hoàng Trần mà chia thành 3 thời kỳ:
1) Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần là nơi liên kết của các sĩ phu yêu nước trong phong trào Văn thân, Cần vương. Là nơi mở trường dạy học trong phong trào Đông Du. Là địa điểm tập trung thanh niên xuất dương ra nước ngoài hoạt động:
Đặng sơn là một xã có nhiều người phong trào đấu tranh bảo vệ vùng biên cương phía tây nghệ an và phong trào Văn Thân Cần Vương rất mạnh. Đó là những tướng lĩnh, sỹ phu tiêu biểu như: Cụ Hoàng Trần Ích (1705-1786); ( 1735-1740) thi đậu Hương cống; (1750-1770) giữ chức tham tán đại thần binh nhung đại tướng phò tá vua Lê Hiển tông đánh giặc Ai- lao tại Trấn ninh bảo vệ vùng đất biên cương phía tây các tỉnh Thanh hoá – Nghệ an, Sơn la nay là tỉnh Hủa phăn nước Lào: Cụ Hoàng Văn Hoành giữ chức đội trưởng tinh bình. Cụ Hoàng Trần Siêu (1871-1949 ) thi đậu Tú tài khoa BÍnh ngọ ( 1906) được thưởng Hàn lâm viện cung phụng, tham gia phong trào Cần vương rất mạnh và bất hợp tác với giặc, không ra làm quan mà liên hệ với phong trào của cụ Hoàng Hoa Thám, ra Yên thế để giúp sức, giúp của đánh giặc cứu nước. Cụ là người tham gia tích cực trong phong trào Đông Du và các phong trào yêu nước và là bạn của cụ Phan bội châu. Năm 1930 Thực dân Pháp và Chính quyền Nam triều bổ thụ cụ làm bang tá Phủ để đàn áp phong trào Cách mạng nhưng cụ kiên quyết từ chối, cụ Hoạt động cộng sản bí mật đến tháng 8/1931 Thực dân Pháp đã kết án cụ 5 năm tù giam ở nhà lao Vinh vì tham gia hoạt động cộng sản.
Cụ Hoàng Trần Mai thi đậu không ra làm quan, trở về quê làm nghề cắt thuốc chữa bệnh cho dân. Tinh thần yêu nước và căm thù giặc của những con người trong dòng họ Hoàng Trần đã được nhân dân ca ngợi.
Hoàng Trần vang tiếng anh hùng.
Ngoan cường chống lệnh triều đình bỏ quan (1).
Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần là nơi quyên góp sức người, sức của chi viện cho phong trào chống Pháp của cụ Phan Đình Phùng kéo dài trên 10 năm trời ( 1855-1861).
Năm 1890 sau khi đỗ đầu giải nguyên trường Nghệ, Phan Bội Châu đã lên vùng Đặng Sơn để cùng các ông Hoàng Trần Siêu, Hoàng Trần Đài, Trần Sĩ Khoan, Nguyễn Văn Nhiệu….đàm đạo nhân tâm và thế sự tại nhà thờ họ Hoàng Trần để vận động thanh niên xuất dương ra nước ngoài hoạt động.
Sau phong trào bạo động của các ông Đội Quyên, Đội Phấn ở đồn bố Lư thất thủ, thực dân Pháp đã bắt những người tham gia phong trào ra đình Phú Nhuận để tra tấn, hòng uy hiếp tinh thần đấu tranh của nhân dân Đặng Sơn. Chúng đã tuyên án: “Bồ lư đồn tuy thiết lập tại Cát ngạn địa phận, vãng lai chi lộ cất do Đặng Sơn Phó tổng phù khử bất tri, bất năng báo cáo, Thông phỉ tử hình”.
Nghĩa là: Đồn Bồ Lư tuy thiết lập tại địa phận Cát ngạn nhưng đường đi lối lại là từ Đặng Sơn.
Phó Tổng biết sự việc ấy mà dung thứ không chịu báo cáo lên cấp trên, tức thông đồng với giặc, phải tử hình (1).
Sau khi ông Nguyễn Văn Thao, phó tổng của địa phương Đặng sơn qua đời, dân làng đã tưởng nhớ đến công đức của ông, đã lập đền thờ ông tại núi Châu sơn (phía sau làng).
(1) Tộc phả họ Mạc Nghệ Tĩnh – Sách đã dẫn tr 53
(1)Tộc phả họ Nguyễn Văn – tài liệu do ông Trần Nguyên Trinh Giám đốc sở VHTT Nghệ An sưu tầm 1974. Hiện ở kho lưu trữ bảo tàng tổng hợp Nghệ An
Năm 1916 sau khi ông Hồ Bá Kiện hy sinh anh dũng tại nhà tù Lao Bảo. Ông Ngô Quảng đã đưa Hồ Tùng Mậu lên giữ ở nhà thờ họ Hoàng Trần để làm nghề dạy học, chờ đợi thời cơ xuất đương. Hồ Tùng Mậu đã được các ông bạn của bố mình như Hoàng Trần Siêu, Hoàng Trần Đài cùng bà con Đặng Sơn hết lòng giúp đỡ, yêu thương. Anh đã trở thành người thân của dòng họ Hoàng trần và tuổi trẻ Đặng sơn trong đó có Trần Tố Chấn và Hoàng Trần Thâm., Hoàng Trần Liễn.
Năm 1920 ông Ngô Quảng đã đưa Hồ Tùng Mậu và người con trai của mình là Nguyễn Chính Học cùng đi xuất dương với Lê Hồng Sơn.
Sau khi Hồ Tùng Mậu đi xuất dương, cụ Hoàng Trần Siêu (1). Muốn duy trì lớp học học ở nhà thờ họ Hoàng Trần để nhóm lên ngọn lửa yêu nước từ những tấm lòng khát khao làm cách mạng của đoàn con trẻ. Cụ mời thầy Võ Xuân Sướng, quê Diễn Châu là đồ đệ trung thành của cụ Phan về nhà thờ họ Hoàng Trần dạy học.
Năm 1924 Hồ Tùng Mậu được tổ chức cách mạng ở nước ngoài cử về nước mang tài liệu của cụ Phan Bội Châu về tuyên truyền vận động thanh niên xuất dương.
Khi Hồ Tùng Mậu trở về thì Trần Tố Chân đã đi dạy học còn các bạn thanh niên đều đã trưởng thành. Số tài liệu mang về được Trần Tố Chấn bỏ vào cái tráp đi dạy học, mang đi tuyên truyền vận động ở các nơi, số còn lại được cụ Hoàng Trần Siêu cất dấu ở nhà thờ họ Hoàng Trần ở những nơi kín đáo để đưa đi tuyên truyền từng đợt cho đến hết.
Ngày 19-6/1924 tiếng bom sa điện của liệt sỹ Phạm Hồng Thái ở Quảng Châu làm nức lòng mọi người. Tại Đình Phú Nhuận mọi người đã tập trung nghe Hồ Tùng Mậu kể về thân thế và sự nghiệp của Phạm Hồng Thái và kêu gọi những người thanh niên yêu nước ở Đặng Sơn tiếp bước lên đường, xuất dương ra nước ngoài hoạt động.
Hồ Tùng Mậu vội thu xếp chuẩn bị lên đường trở lại Quảng Châu. Trước lúc chia tay anh đã họp các thanh niên hăng hái nhất như Trần Tố Chấn, Nguyễn Văn Luyện, Hoàng Trần Thâm….
(1) Danh nhân Nghệ Tĩnh tập II – NXB nghệ Tĩnh
Tại nhà thờ họ Hoàng Trần, trao đổi, dặn dò kỹ với họ những việc làm sắp tới.
Cụ Hoàng Trần Siêu thay mặt các bậc cha chú dặn dò các con cháu và các chiến sỹ cách mạng trước lúc lên đường vẫn không quên trao lại Hồ Tùng Mậu một gói tay nải tiền lớn mà những ngày qua cụ đã đi vận động được bà con trong họ, trong vùng để gửi cụ Phan Bội Châu chi phí ở Hải ngoại.
Hồ Tùng Mậu đi rồi, số thanh niên ở Đặng Sơn đã thông báo cho nhau và khẩn trương chuẩn bị ngày lên đường. Các bậc cha, chú cũng thấu hiểu được lòng con trẻ, họ cũng lặng lẽ hội kín với nhau và bí mật chuẩn bị cho lớp trẻ những thứ cần thiết cho ngày lên đường.
Cái tết đầu xuân 1925 đã đi vào kỷ niệm của tuổi trẻ Đặng Sơn. Những người thanh niên đã đi thăm bạn bè, bà con làng xóm và cũng là để thông báo cho nhau ngày lên đường, địa điểm tập trung. Họ đã cùng nhau đến nhà thờ họ Hoàng Trần để tạ lễ nơi đã đào tạo, dạy dỗ họ nên người đồng thời để tạ ơn các cụ Hoàng Trần Siêu, Hoàng Trần Đài đã hết lòng dìu dắt lớp trẻ.
Vào một đêm không trăng, trời đầy sao, những người đi xuất dương đã tập trung tại đình Phú Nhuận, tiễn đưa họ còn có các bậc cha, chú và anh em bạn bè thân thích. Đoàn đi xuất dương lần đó có 8 người là con cháu, nội ngoại, học trò của cụ Hoàng trần Siêu đã lần lượt thắp hương làm lễ tuyên thệ tại bàn thờ chính ở Đình Phú Nhuận. Đó là các đồng chí: Hồ Trớc, Trần Tố Chấn, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Văn Liêm. Bùi Văn Thoại, Lê Đắc Giao, Mai Văn Bạt và Hồ Thái. Tám người đã đổi tên theo thứ tự từ người cao tuổi đến người thấp tuổi ghép lại thành một vần với đầy đủ ý nghĩa. Đó là “Việt – Nam – Cách – Mạng – Thành – Công – Vạn – Tuế”.
Trong buổi tiễn đưa. Cụ Hoàng Trần Siêu thay mặt cho các bậc cha, chú và bà con Đặng Sơn căn dặn anh em trong đoàn đôi điều trước lúc họ từ biệt quê hương, nơi chôn rau cắt rốn lên đường mong nối chí ông cha, mưu việc lớn cho nước nhà. Cụ Hoàng Trần Siêu còn trao cho Trần Tố Chấn trưởng đoàn một tay nải tiền mang sang giúp tổ chức cách mạng của cụ Đặng Thúc Hứa ở Trại cày.
Qua bao ngày vất vả trên con đường rừng, đến cuối tháng 2 năm 1925 đoàn đã qua được tỉnh NaKhon về ở nhà ông Võ Trọng Đài (Quê ở Anh Sơn) là cơ sở cách mạng trung thành của Việt Nam. Địa điểm đón tiếp con em từ trong nước xuất dương hoạt động.
Tổ chức cách mạng đã cử anh Nậy từ Tỉnh PhiChít ở Bản Đông ra đưa đoàn về ở trong trại. Tại đây đoàn đã được các cụ Đặng Thúc Hứa, Đặng Quỳnh Anh, Hồ Tùng Mậu và nhiều đồng chí sang trước đón tiếp rất chân thành, không khí ấm cúng, thân mật như trong đại gia đình ở quê nhà nên làm cho anh em mới đến rất phấn khởi, quên cả mệt mỏi của chặng đường gian khổ vừa qua. Đồng chí Trần Tố Chấn đã trao trọn số tiền trong tay nải mà bà con Đặng Sơn đã giành dụm quyên góp được gửi cho đồng chí Đặng Thúc Hứa hoạt động (1).
Năm 1927 đồng chí Nguyễn Sĩ Sách bí thư kỳ bộ Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Trung kỳ đã về nhà thờ họ Hoàng Trần họp cùng các đồng chí Hoàng Trần Thâm, Tôn Quang Duyệt, Trần Lê Hứa, Phan Hoàng Tiêm, Dương Đình Thúy,…để xây dựng cơ sở cách mạng “Đặng sơn là cơ sở phát triển mạnh nhất của phủ Anh Sơn lúc bấy giờ” (LS Đảng bộ huyện Đô Lương trang 29).
Năm 1928 – 1929 Đình Phú Nhuận là địa điểm tập trung của nhân dân đấu tranh giữa phe Hộ và phe Hào, đấu tranh chống bắt lính chống sưu cao thuế nặng.
Tháng 6 – 1929 khi lý trưởng Hoàng Dung Chương đang đôn đốc việc thu thuế đinh, thuế điền tại Đình Phú Nhuận. Y đã cho tay chân đánh đập tàn nhẫn những người dân nghèo không đủ tiền và lúa để nạp. Căm thù trước việc làm bất nhân, tàn bạo đó, các ông Trần Xí, Trần Sĩ Lung, Nguyễn Khắc Kỳ cùng nhiều người khác đã quật lý trưởng và bọn tùy tùng xuống bên đình. Trước sức mạnh áp đảo của quần chúng làm cho bọn lý trưởng có lính hộ tống run sợ phải chuồn khỏi đình không dám ngoảnh cổ lại. Buổi thu thuế bỏ dở, quần chúng vui mừng trước thắng lợi đã đạt được càng tin vào sức mạnh đoàn kết trong tổ chức.Để trả thù nhân dân Đặng sơn đã cứng cổ dám chống lại lệnh thu thuế, bọn lý trưởng, bang tá cùng lính ở 2 đồn Đô Lương và Tri lễ phối hợp kéo về Đặng Sơn lùng bắt những người tham gia đấu tranh hôm trước trói gô lại kéo ra Đình Phú
(1) Số cán bộ xuất dương kể trên sau này đều được Bác Hồ đào tạo và trở thành những hạt giống đỏ của cách mạng. Một số hiện vật và hình ảnh hoạt động ở nước ngoài đang được lưu giữ tại bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh
Nhuận. Bọn chúng đã thi nhau đánh đập, tra tấn các ông Trần Xí, Trần Sĩ Lung và những người cầm đầu cuộc chống thuế hôm trước.
Dân làng Đặng Sơn đang đi làm ngoài đồng, nghe tin lính kéo về bắt bớ, họ đã bỏ cả công việc trẻ, già, trai gái, kéo nhau hò hét vây chặt sân đình chống lệnh bắt người của chúng. Cuộc đấu tranh giải vây đã trở thành một cuộc đấu tranh chính trị của toàn xã.
Đàn áp bằng bạo lực không được chúng lại bày ra cái trò nung dân.Chúng đã bố trí ám sát Nguyễn khắc Niềm quê ở Hương sơn Hà tĩnh về Đình Phú nhuận để dụ dỗ mua chuộc. Biết được âm mưu thâm độc của chúng nhân dân đã đấu tranh chống lại. Biến cuộc tụ họp do chúng triệu tập thành cuộc đấu tranh chính trị toàn xã. Nhân dân la ó, hò hét không chịu nghe, cuộc nói chuyện của chúng hoàn toàn bị thất bại. Thầy trò vội vã khăn áo chồn thẳng khỏi Đình trước sự vui mừng phấn khởi của nhân dân Đặng Sơn.
Những sự kiện lịch sử diễn ra ở Đình Phú Nhuận và Nhà thờ Họ Hoàng Trần từ trước đến nay có các tổ chức của cách mạng do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo đưa đến cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931.
2) Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần là nơi xứ ủy Trung kỳ và tỉnh ủy Nghệ An làm địa điểm hội họp và cất dấu tài liệu của Đảng, là nơi tập trung đấu tranh và cũng là nơi làm việc của chính quyền Xô Viết:
Dựa vào cơ sở cũ của lớp học do người chú ruột là Võ Xuân Sướng trước đây dạy ở nhà thờ họ Hoàng Trần (Đặng Sơn) giữa năm 1929 đồng chí Võ Mai và Trần Văn Cung ban chấp hành xứ ủy Trung kỳ Đông dương cộng sản Đảng đã về Anh Sơn xây dựng cơ sở cách mạng. Đồng chí Võ Mai đã tìm về bắt liên lạc với đồng chí Hoàng Trần Thâm, cụ Hoàng Trần Siêu, Hoàng Trần Đài, Hoàng trần Liễn. Vừa là cơ sở quen biết cũ, vừa cùng chí hướng với nhau nên các đồng chí trong ban chấp hành xứ ủy Đông Dương cộng sản Đảng được che chở, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho các đồng chí hoạt động.
Ít lâu sau, các đồng chí Võ Mai, Hoàng Trần Thâm đã đón đồng chí Nguyễn Phong Sắc trung ương ủy viên Đông dương Cộng sản Đảng bí thư xứ ủy Trung kỳ (quê ở Bạch Mai Hà Nội) về nghỉ tại nhà cụ Hoàng Trần Đài để chỉ đạo phong trào và chọn nhà thờ họ Hoàng Trần làm nơi hội họp.
Tháng 9 – 1929 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Phong Sắc cuộc họp thành lập chi bộ Đông dương cộng sản Đảng gồm 7 người do đồng chí Phan Thái Ất làm bí thư (1).
Dưới sự lãnh đạo của kỳ bộ Đông dương cộng sản đảng, các đồng chí Hoàng Trần Thâm, Phan Thái Ất, Trần Hữu Thiều, Hoàng trần Liễn đã đi các cơ sở vận động quần chúng đấu tranh ủng hộ cách mạng “Công nông binh đoàn kết lại theo gương cách mạng Chính phủ Xô Viết, công nông binh Đông Dương, giao lò máy cho thợ thuyền, giao ruộng đất cho dân cày thực hiện chuyên chính vô sản (2). (Có 206 tờ truyền đơn đuợc rải và treo 8 cờ đỏ búa liềm ở các cây cao cổ thụ).
Tháng 3-1930 một cuộc họp được triệu tập tại nhà thờ họ Hoàng Trần gồm các đồng chí lãnh đạo: Nguyễn Tiềm (tức Quảng sau này được bầu làm bí thư Tỉnh ủy Nghệ An). Đồng chí Liền (Tức Tàng Liên): đồng chí Dụ (tức Thái); đồng chí Nguyễn Văn Tạo (Tức Chỉnh): đồng chí Hoàng Trần Thâm (Tức Công); Hoàng Trần Liễn; đồng chí Dụ được bầu làm bí thư Phủ ủy (3).
Sau khi Phủ ủy được thành lập, ban chấp hành Tổng ủy cũng được ra đời để chỉ đạo phong trào. Các đồng chí cán bộ Tổng ủy như Nguyễn Văn Tung, Hoàng Trần Liễn, Nguyễn Dung Mậu, Nguyễn Công Vĩ, đã dựa vào dân xây dựng phong trào theo vết dầu loang địa bàn hoạt động cách mạng ngày càng được mở rộng, liên kết từ làng này đến làng khác. Đình Phú Nhuận được chọn làm địa điểm tập trung nhân dân nghe diễn thuyết, mít tinh…Phong trào quần chúng phát triển mạnh mẽ là hậu thuẫn cho sự ra đời của chi bộ Đảng ở Đặng Sơn vào tháng 3/1930. Trong cuộc họp thành lập chi bộ, đồng chí Hoàng Trần Thâm tỉnh ủy viên được cử về tham dự và công nhận sự ra đời của chi bộ. Để thuận lợi cho việc lãnh đạo từng khu vực Tổng ủy đã nhất trí tách chi bộ Đảng ra làm 3 chi bộ. Đó là chi bộ Bạch Linh, Bạch thược và Bạch truật dưới sự chỉ đạo của Tổng ủy Đặng Sơn.
Việc in ấn báo chí, truyền đơn tuyên truyền trong giai đoạn này rất cần thiết mà kinh phí hoạt động của đảng hết sức khó khăn. Ông Hoàng Trần Đài đã không do dự, đem bán đi 3 sào ruộng tốt nhất của mình để lấy tiền đưa cho con
trai là Hoàng Trần Thâm hoạt động cho Đảng.
(1-2 ) Lịch sử đảng bộ huyện Đô Lương trang 33 + 34)
(3) LS đảng bộ Đô lương Tr 36.
Chi bộ đảng đã họp tại nhà thờ họ Hoàng Trần để kiện toàn các tổ chức quần chúng. Bầu ra người phụ trách từng tổ chức: Tổ chức tự vệ có gần 550 hội viên tham gia do đồng chí Hoàng Trần Tưu phụ trách. Tổ chức thanh niên do đồng chí Hoàng Trần Phô. Tổ chức phụ nữ do chị Lê Thị Lơng ( Bà Nhung), tổ chức tán trợ do cụ Hoàng Trần Siêu . Cụ đã quy định mỗi tháng nạp tiền vào 2 kỳ vào tối 14 và tối 30 (âm lịch) tại nhà thờ họ Hoàng Trần (ngụy trang là những người đi thắp hương tại nhà thờ) mức đóng góp tùy theo kinh tế gia đình khá, trung bình, và nghèo. ( Các cụ Hoàng trần Siêu, Lê phi Quát tán trợ một hàng tháng đóng 15 đồng, Tán trợ hai cụ Bàng Phiên 10 Đồng, tán trợ ba cụ Bùi nguyên Bái 5 đồng, bạc Đông Dương lúc đó 70 đồng mua được 1 tạ gạo). Với tấm lòng thiết tha làm cách mạng của nhân dân Đặng Sơn, với sự phân mức đóng góp theo khả năng của từng gia đình nên nhà nào cũng được tham gia góp phần vào tán trợ. Số tiền này cụ Hoàng Trần Siêu thu được rất lớn, dùng chi phí cho mọi hoạt động của Đảng, của các đồng chí trong xứ ủy và tỉnh ủy trong những ngày về Đặng Sơn họp và chỉ đạo phong trào.
Để bảo vệ cán bộ của xứ ủy, tỉnh ủy khi về đây hội họp và chỉ đạo phong trào, lực lượng tự vệ ở Đặng Sơn hoạt động rất mạnh, trực tiếp bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng. Để dễ bề hoạt động, tự vệ đã chia ra mỗi làng có 1 đội, có bầu đội trưởng chỉ đạo luyện tập, cả Tổng có 12 đội, lấy vườn Cố Nhật ở Đặng Lâm làm nơi huấn luyện cho các đội trưởng, chỉ tính riêng 2 đội tự vệ ở làng Đặng Lâm và Phú cường (ở Đình Phú Nhuận đã có gần 150 đội viên, lực lượng tự vệ đã đóng một vai trò rất quan trọng trong bất cứ hoàn cảnh nào (bảo vệ cán bộ canh gác hội họp, đi rải truyền đơn, in ấn tài liệu, bảo vệ các cuộc đấu tranh trấn áp bọn phản động, lấy lúa địa chủ chia cho dân nghèo…
Để giúp đội tự vệ có thêm vũ khí hoạt động anh Chất Nhiên (người ở Đức Thọ) ra Đặng sơn mở lò rèn làm nghề sinh sống đã tích cực rèn nhiều vũ khí cho tự vệ mà không lấy tiền. Anh coi như đó là việc làm mà anh được góp phần đóng góp cho phong trào cách mạng ở Đặng Sơn (1).
Đội tự vệ Đặng sơn hoạt động mạnh đã làm cho kẻ thù hoang mang lo sợ, bọn tay sai ở địa phương thì không dám báo lên cấp trên sợ bị mất đầu, không chỉ có sức mạnh tại vùng Đặng sơn mà đội tự vệ còn đưa quân đi đánh ở các đồn địch mà báo chí phần sau sẽ nhắc đến.
(1) Các loại vũ khí như gươm, giáo, dùi, ngạch do anh Chắt Nhiên rèn nay đang trung bày tại nhà BT-XVNT và nhà truyền thống Đặng Sơn.
Từ những chủ trương của đảng thông qua các cuộc họp tại nhà thờ họ Hoàng Trần đã được triển khai xuống tận người dân. Đây là giai đoạn Đảng đã chuẩn bị mọi điều kiện để phát động quần chúng vùng lên đấu tranh giành những thắng lợi mới có tính chất quyết định cho Xô Viết Nghệ tĩnh ra đời.
Phủ ủy Anh sơn quyết định tổ chức một cuộc đấu tranh mạnh mẽ với quy mô trong toàn phủ để ủng hộ cuộc đấu tranh ngày 1/5 của công nông Vinh Bến thủy và Thanh chương.
Đêm 30/ 5 trước ngày nổ ra cuộc đấu tranh, tự vệ đã phân công cho các đồng chí Trần Đức Nhuệ, Nguyễn Văn Hoan và Phạm Hiền, là những người trong đội cảm tử treo cờ đỏ búa liềm trên các chỗ cao như cây bàng ở Trung thịnh, cây gạo ở Bến phà Đô Lương, cây đa lòi Cháng…(1).
Ngoài ra tự vệ còn phân công nhau đi rải truyền đơn ở khắp nới (nhất là những địa điểm đông người) với nội dung:
– Bãi bỏ thuế chợ thuế đò.
– Trả những người bị bắt trong các cuộc đấu tranh.
– Bồi thường cho những người bị bắn chết trong ngày 1/5 ở Vinh Bến thủy.
– Yêu cầu hoãn thuế đến tháng 10 ….
Mới sáng tinh mơ ngày 1/6/1930 khắp mọi làng đã rộn vang tiếng trống, mõ, chiêng và loa gọi làm náo động lòng người. Quần chúng từ các ngã đường làng kéo đến Đình Phú Nhuận tập trung nghe đồng chí Hoàng Trần Thâm tỉnh ủy viên diễn thuyết: “Quần chúng hãy vùng lên đoàn kết nhau lại làm cách mạng, để lật đổ đế quốc Pháp và phong kiến Nam Triều thành lập chính phủ Xô Viết…”.
Những người tham gia đi biểu tình còn chuẩn bị cả cơm nắm, thức ăn, nước uống mang theo để đấu tranh liên tục trong 2 ngày. Bà Hoàng Thị Ủy thay mặt cho đoàn biểu tình đưa yêu sách cho Tri Phủ Hà Xuân Hải. Hoảng sợ trước sức mạnh tổng hợp của nhiều mũi tiến công, buộc Tri phủ phải cùng 5 tên lính hộ tống ra tận cửa phủ ký vào những yêu sách của đoàn biểu tình.
Cuộc đấu tranh trong 2 ngày mồng 1 và 2 tháng 6 thắng lợi làm nức lòng mọi người, chính kẻ địch cũng phải thừa nhận những thất bại thảm hại của chúng.
(1) Trống cờ đỏ búa liềm, chiêng… làm hiệu lệnh tập hợp phong trào đấu tranh ở Đặng sơn đang trưng bày tại nhà BT XVNT và nhà truyền thống ở Đặng Sơn.
“…. Một bọn biểu tình chừng hơn 1000 tên tổ chức ra một cuộc biểu tình yên lặng…. bọn biểu tình đòi bỏ tất cả các thứ thuế…” (1).
Cuộc đấu tranh trong 2 ngày 1 + 2 tháng 6 thắng lợi đã cổ vũ đảng bộ và nhân dân xã Đặng Sơn tiếp tục đấu tranh trong các tháng 6,7,8 và đỉnh cao nhất là tháng 9/1930. Phong trào đấu tranh của nhân dân Đặng sơn đã có tác dụng thu hút lôi kéo phong trào ở các địa phương khác trong toàn phủ. Đảng đã biết lấy điển hình từ ngọn cờ đấu tranh của Tổng Đặng sơn để chỉ đạo các tổng khác trong toàn phủ như: Lãng điền, Yên Lãng, Bạch hà, Thuần trung, Đô Lương, Dương xuân….
Ngày 8-9 một cuộc đấu tranh mới được chuẩn bị rất chu đáo nổ ra trong toàn phủ dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy kết hợp với Phủ ủy do đồng chí Hoàng Trần Thâm tỉnh ủy viên thường vụ tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo kết hợp chặt chẽ với Ban chấp hành phủ ủy Anh sơn. Sáng 8 tháng 9 năm 1930 cả Tổng Đặng sơn trống rập cờ bay, người đi kín đường kéo về Đình Phú Nhuận. Sau khi nghe đồng chí Hoàng Trần Thâm UVTV tỉnh ủy viên diễn thuyết, đoàn người xếp hàng từ Đình phú Nhuận kéo về phủ Anh sơn. Người đi đầu cầm cờ là đồng chí Nguyễn Văn Niệm, hai bên và phía sau đoàn người đi biểu tình là lực lượng tự vệ có vũ khí mang theo.
Trên đường đi, đoàn biểu tình đã gặp bọn lính lệ đi tuần tra ban đêm về, tự vệ đuổi theo bắt trói lại giải đi luôn cùng đoàn người biểu tình. Tiếp đó một số tự vệ đã kéo vào phá nhà tên cai tổng Nguyễn Trọng Khoan vì tên này thường hay dựa vào bọn quan thầy để nhũng nhiễu nhân dân. Với khí thế rầm rộ của lực lượng 8000 người tham gia, đoàn biểu tình đã kéo thẳng xuống bãi cát Đặng lâm với ý định dùng thuyền vượt sông để phối hợp với các Tổng Lãng điền sang, Yên lãng, Bạch hà, Thuần trung hợp với tổng Đô lương bao vây chặt phủ lỵ.
Nhìn thấy được nguy cơ có thể mất phủ ly thực dân Pháp ở trong phủ hoảng hốt xin máy bay cầu viện, máy bay địch đã đến uy hiếp để giải tán cuộc biểu tình với 5 mũi tiến công. Chúng đã ném bom dữ dội xuống đoàn người đi biểu tình ở Truông Cồn Đọi và Cầu Hai Quai làm chết tại chỗ 9 người và hàng chục người bị thương nặng.
(1) Theo báo Thanh Nghệ tĩnh tên văn ánh Dúng thực nghiệp dân báo ra ngày 13/6/1930 đã đưa tin, lưu tại BT XNVT.
Cùng thời điểm đó lính trong phủ và đồn Đô lương có máy bay yểm trợ đã lấy lại được tinh thần chúng tập trung ra phía đông bờ sông Lam để ngăn chặn đoàn người biểu tình của tổng Đặng Sơn đang vượt sông, chúng đã nổ súng vào đoàn người vượt sông đi đầu làm anh Nguyễn Văn Thát 30 tuổi hy sinh và nhiều người khác bị thương (1).
Để củng cố tinh thần cho nhân dân sau cuộc đấu tranh bị khủng bố, đồng chí Hoàng Trần Thâm đã kịp thời triệu tập một cuộc họp mở rộng các liên chi bộ gồm toàn thể ban chấp hành tại nhà thờ họ Hoàng Trần.
Nội dung bàn về việc tổ chức làm lễ truy điệu cho các đồng chí hy sinh, giúp đỡ các đồng chí bị thương và gia đình hoạn nạn, hoạt động tiếp các phong trào đấu tranh mới.
Thực hiện chỉ thị của ban chấp hành phủ ủy, đêm 10-9-1930 tổng ủy Đặng sơn đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại Đình Phú Nhuận tiến hành các chương trình như hội nghị hôm trước đã bàn. Đảng đã chủ trương cho tổ chức tán trợ kết hợp với nông hội đỏ phát động toàn dân quyên góp giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ. Sau bài diễn thuyết của đồng chí Hoàng Trần Thâm vừa rõ ràng và đi sâu vào lòng người, đồng chí phân Tích tình hình trong tỉnh, các huyện và tình hình địa phương về mọi mặt thuận lợi và khó khăn. Sau cùng đồng chí kết luận bằng một câu đanh gọn. “Đấu tranh là vấn đề sống chết của toàn dân chúng ta”. Đồng chí kêu gọi mọi người hãy đoàn kết lại thành một khối tiếp tục đấu tranh, bắt kẻ thù phải thực hiện bằng được những yêu cầu mà chúng đã hứa trước đây, có làm như thế trước là để tự cứu lấy dân ta, sau là để không hổ thẹn, không phụ lòng của những người đã hy sinh vừa qua trong cuộc đấu tranh.
Sau lời phát biểu của đồng chí Hoàng Trần Thâm tinh thần mọi người phấn chấn hẳn lên. Mặt khác sau cuộc đấu tranh ngày 5-8 Đảng đã kịp thời tăng cường cán bộ về đây hoạt động như các chị: Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Xân, Nguyễn Thị Nhuận, Nguyễn Thị Tuyết, Hoàng Thị Thu, Cao Thị Nhân….
(1) Cuộc đấu tranh đã được báo lao khổ của xứ ủy Trung kỳ ra ngày 11/9 đưa tin. Báo hiện trưng bày tại BT XVNT. Và sách LSĐD Huyện Đô lương viết thường thuật. Tr 43 : 44.
Để giữ bí mật đảng đã chọn gia đình đồng chí Hoàng Trần Đậu là một đảng viên kiên cường, có vợ là chị Lê Thị Lơng ( Bà Nhung) phụ trách phụ nữ, gần nhà thờ họ Hoàng Trần để làm nơi liên lạc.
Quần chúng là tai mắt bảo vệ và nuôi dưỡng cho đảng hoạt động, nếu có kẻ lạ khả nghi đến thì lập tức sẽ có mật báo ngay cho tự vệ để tùy cách đối phó. Bọn tay chân của thực dân Pháp và phong kiến ở đây rất sợ cái tài của tự vệ Đặng sơn “Khắc ẩn, khắc hiện” như chúng thường rỉ tai cho nhau hay, bởi vậy chúng biết mà cứ lờ đi, không dám báo lên cấp trên. Vì chúng sợ rằng khi báo xong, chưa kịp được lĩnh thưởng thì cái đầu của chúng lại phải chịu số phận bị bỏ sọ trôi sông như nhiều tên mật thám khác mà tự vệ Đặng sơn đã trừng trị trước đây.
Nhờ biết vận động quần chúng, đảng đã bám sát dân để chỉ đạo phong trào, nên trong suốt cả thời gian dài, mặc dù bị đàn áp khủng bố và cả mua chuộc về vật chất nữa, song bọn thực dân phong kiến cũng chưa một lần nào thu được kết quả. Trong bất cứ hoàn cảnh nào Đặng sơn cũng luôn xứng đáng với niềm tin của đảng.
Bên cạnh việc chọn thêm các cơ sở liên lạc thì đảng lại chọn nhà đồng chí Trần Văn Phùng làm nơi in ấn tài liệu cho đảng. Truyền đơn, chỉ thị của Đảng in ra được đồng chí Hoàng trần Liễn, Hoàng Trần Phô, Hoàng Trần Tưu và một số đồng chí khác mang chuyển đi các địa phương. Số chưa phân phát xong thì tạm thời phân tán cất dấu tại nhà thờ họ Hoàng Trần do cụ Hoàng Trần Siêu và Hoàng Trần Đài bảo quản (1).
Kẻ thù vô cùng hoang mang khi chúng nhặt được các tờ truyền đơn cộng sản:
Theo công văn mật số 2608 ngày 18-11-1931 chúng viết:
– Kính gửi ông Giám đốc chính trị và Liêm phóng Đông dương ở Hà Nội.
– Đồng kính gửi ông thủ hiến liêm phóng cấp kỳ ở Hà Nội và Sài gòn:
Trong một cuộc tuần tra do viên chánh quản lính tuần sai tiến hành vào đầu tháng 10-1931 trong địa hạt tổng Đặng sơn phủ Anh sơn (Nghệ an) viên ấy đã tìm thấy tại làng Xuân – Trường – Hạ những tang vật sau đây:
(1) Di tích nhà bà Phùng, nhà bà Lơn ( Bà Nhung) và truyền đơn cất dấu tại nhà thờ họ Hoàng Trần nay vẫn còn lưu giữ. Trưng bày tại BTXVNT và nhà truyền thống xã Đặng sơn.
A – Tại nhà tên Hoàng Văn Quê 8 tờ truyền đơn, 1 sơ đồ về tổ chức cộng sản, 1 tiểu sử của Lê nin.
B – Trong một ngôi đền gần làng, 7 gói truyền đơn, các loại tài liệu cộng sản mà ngành liêm phòng đã từng thấy và một bộ đồ in có đầy đủ các dụng cụ cần thiết và 1 máy inlinô.
Đính sau đây bản dịch những tờ truyền đơn tìm thấy tại Nhà Hoàng Văn Quê.
`Thủ hiến sở Liêm phóng Trung kỳ – ký tên – Songuy (1).
Còn đây – Theo công văn số 2745 ngày 8-12- 1931 của Ty Liêm Phóng Vinh báo cáo:
– Kính gửi ông Giám đốc chính trị và Liêm phóng Đông dương ở Hà nội – đồng:
– Kính gửi các ông thủ hiến các Sở Liêm phóng; Bắc kỳ ở Hà Nội; Nam kỳ ở Sài gòn, Ty liêm phóng Vinh.
“Trong dịp kỷ niệm Quảng châu công xã. Đảng cộng sản mở đợt tuyên truyền tích cực để tổ chức các cuộc biểu tình, rải truyền đơn và cắm cờ đỏ trong toàn tỉnh, Vinh, các huyện Anh sơn, Nam đàn là những trọng điểm.
Mấy ngày gần đây ta đã tịch thu được nhiều tài liệu trong phủ Anh sơn – ký tên: Martin (2).
Từ tháng 9/1930 trở lại trước sức mạnh đoàn kết đấu tranh của nhân dân Đặng sơn đã làm cho bọn cường hào, lý trưởng, địa chủ bất lực, tê liệt. Bọn Chánh tổng phải co vòi và bị cách mạng khống chế. Các xã bộ nông, đoàn thể lên nắm quyền lãnh đạo điều hành xã hội.
Đình Phú Nhuận lại trở thành nơi mít tinh làm việc, hội họp cũng như học chữ quốc ngữ ban đêm của chính quyền Xô Viết.
Lực lượng tự vệ ngày đêm hăng say luyện tập, trấn áp kẻ thù và bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng mới dành được. Cao hơn thế, lực lượng tự vệ còn tổ chức các đội chọn lọc kéo đến vây phá đồn địch ở Đô lương, Tri lễ, đồn Dừa….
“…. Tự vệ và nhân dân các làng Đặng sơn phủ Anh sơn
Vây phá đồn dừa và đồn Yên phúc……..(3).
(1 + 2) Sưu tầm tại Cục lưu trữ 2 Sài gòn.
(3) LS công an nhân dân – NXBNT – 1985 – tr 21.
Tình hình chính trị ở đây không ổn định, buộc chúng luôn phải thay đổi những tên cai trị, điều Ombe nguyên chánh mật thám Hà tĩnh ra Nghệ an thay Biô. Điều kylixi về phụ trách Đô Lương (1).
Riêng về quan lại chúng liên tục thay đổi sau từng giai đoạn đấu tranh. Chúng đã điều Hà Xuân Hải đi, đưa Nguyễn Xuân Trị về với hy vọng cứu vãn tình thế. Nhưng rồi Nguyễn Xuân Trị cũng phải hạ bệ vì không có thể dẹp được cộng sản như lời hứa. Đến lượt chúng lại đưa Hà Văn Ngoạn về thay thế Trị. Nhưng rồi Hà Văn Ngoạn cũng bị phế truất. Việc chúng thay thầy đổi chủ hay “Thay ngựa giữa dòng” cũng không giúp chúng cứu vãn được tình thế ở Đặng sơn nói riêng và ở Anh sơn nói chung.
Chính quyền địch bất lực, bọn tay sai co vòi hoặc bị khống chế – xã bộ nông lên nắm chính quyền điều hành mọi hoạt động của xã hội. Đình Phú Nhuận trở thành địa điểm làm việc của bộ nông, trực tiếp giải quyết mọi công việc trong xã. Về kinh tế – thực hiện chỉ thị của Đảng “phá kho thóc của địa chủ chia cho dân nghèo”.
Ngày 25-1/1931 (âm lịch) phủ ủy đã chỉ đạo tổng ủy họp tại nhà thờ họ Hoàng Trần để phổ biến chủ trương và bàn biện pháp thực hiện. Thay mặt tỉnh ủy đồng chí Hoàng Trần Thâm dự họp. Cuộc họp đã đồng ý với chủ trương của cấp trên nhưng về pháp thì căn cứ vào tình hình thực tế là địa chủ ở Đặng sơn giàu điển hình là Cửu Ới. Nhưng lại không ác, không có nợ máu với nhân dân. Mặt khác để tránh đụng độ khi địch ở các đồn kéo về đàn áp nên chủ trương của tổng ủy có mềm dẻo hơn. Dùng từ vay và có viết đơn, có sắm lễ vật như hoa quả, rượu, cau trầu mang đi kèm theo lá đơn viết sẵn là xin vay.
Quả thật nhờ có sự chuẩn bị chu đáo trên nên sang ngày thứ 2 thì bang tá Hòe cùng 12 lính từ đồn về định gây sự. Khi đồng chí Nhâm và đồng chí Lải (đảng viên) mang lễ vật và lá đơn ra trình bày, chúng thất lý đành bỏ đi.
Nhân dân phá kho thóc của địa chủ Cửu ới (2).
Lấy lúa gánh về đổ đầy Đình Phú Nhuận được trên 200 tạ và 300 quan tiền. Sáng ngày 4 tháng 2 mới lập danh sách chia cho dân nghèo. Chia xong lúa và tiền, xã bộ nông lại chia tiếp 4 nậu 5 sào ruộng tịch thu được trong cuộc đấu tranh giữa phe Hộ và phe Hào trước đây đang bỏ vào ruộng công nay đưa chia
(1) Báo tiếng dân số 503 ra ngày 13-1-1932 (Cục lưu trữ 2 S gòn)
(2) Địa chủ Cửu Ới có 11 dãy nhà kho, nay còn 1 nhà nguyên vẹn dân được chia đang ở (có ảnh chụp).
cho các gia đình nghèo và những gia đình gặp khó khăn do các cuộc đấu tranh vừa qua thiệt hại (1).
– Về văn hóa: Xã Bộ Nông đã tổ chức cho nhân dân đi học chữ quốc ngữ, người biết nhiều dạy cho người biết ít, Đặng sơn là mảnh đất hiếu học, có nhiều người đậu đạt, trong giai đoạn 1930-1931 phong trào học quốc ngữ lại là nơi dẫn đầu trong cả phủ. Đình Phú Nhuận, Đình Đặng Lâm và các gia đình có chỗ rộng đều trở thành lớp học.
Xã Bộ nông còn vận động nhân dân xây giếng khơi để có nước trong làng mà dùng. (Giếng nước Trung thịnh) nay vẫn còn di tích là một điển hình. Mặt khác các cụ đồ nho yêu nước còn sáng tác ra một bài thơ để vận động phong trào đào giếng. Bài thơ đào giếng đầy ý nghĩa ở Đặng sơn được đưa vào chương trình học tập của bà con trong lớp học chữ quốc ngữ và là một bài thơ hay trong phần thơ văn thời kỳ Xô viết Nghệ tĩnh.
Ngày 12-4-1931 một sự kiện đau lòng đến với nhân dân Đặng sơn. Đó là việc đồng chí Hoàng Trần Thâm người con yêu quí của dòng họ Hoàng Trần nói riêng và của cả tổng Đặng sơn cũng như phủ Anh sơn nói chung, người UVTV tỉnh ủy viên kiên cường bất khuất đã hy sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng trước hàng ngàn người ở Hạnh lâm huyện Thanh chương.
Kẻ thù đã hèn nhát bắn lén anh khi anh mới tròn 23 xuân xanh. Đồng bào, đồng chí đã đưa anh về quê tổ chức truy điệu Cho anh. Buổi truy điệu do Phủ ủy, Tổng ủy tổ chức có hàng ngàn người tham dự, biến đau thương thành hành động, bà con Đặng sơn quyết noi gương anh và trả thù cho anh.
Cụ Hoàng Trần Đài đã lấy cái khung ảnh do 2 đồng chí Trần Hữu Doánh (tỉnh ủy viên) và Đinh Xuân Giai tặng anh để ngụy trang cất dấu tài liệu bí mật của đảng ở phía sau làm bài vị cho anh (2).
Sau khi anh mất phủ ủy có đăng tin buồn trên báo cờ giải phóng với nội dung:
“Đồng chí Hoàng Trần Thâm tức Công Tức Hứa, Tức Bá đã vì cách mạng mà hy sinh, vĩnh biệt đồng chí, những người cách mạng sẽ noi gương đồng chí và trả thù cho đồng chí….”. (3).Anh An nghỉ ngàn thu tại Nghĩa trang Liệt sỹ Huyện Đô Lương. Phong trào đấu tranh của nhân dân Đặng sơn trong cao trào Xô viết Nghệ tĩnh có sự đóng góp xứng đáng của Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần. Kế thừa những truyền thống tốt đẹp đó, nó còn được phát huy tiếp tục trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
(1) LS đảng bộ Đô lương – tr 55.
(2) Kỷ vật này nay vẫn còn tại nhà thờ họ Hoàng Trần.
(3) Tờ báo cờ giải phóng của phủ ủy Anh sơn ra ngày 19-4/1931.
của dân tộc ta cho đến ngày toàn thắng.
3) Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần là trụ sở làm việc của ban Biên chính Việt Lào, của Ủy ban kháng chiến Liên khu 4, là kho chứa vũ khí phục vụ cho các chiến trường trong 2 cuộc chiến tranh:
Phong trào Xô Viết Nghệ tĩnh tuy bị đàn áp khủng bố dã man nhưng không hề làm lay chuyển tinh thần cách mạng và niềm tin vào đảng của nhân dân Đặng sơn. Tinh thần đó lại có dịp thổi bùng lên trong thời kỳ mặt trận Việt minh và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến ngày toàn thắng. Các di tích như Đình Phú Nhuận hay nhà thờ họ Hoàng Trần vẫn được nhân dân phát huy với hiệu quả cao nhất trong công cuộc cách mạng của dân tộc.
Sau hơn 20 năm bôn ba hoạt động ở Hải ngoại. Sau khi Nước nhà đã giành được độc lập. Đồng chí Trần Tố Chấn từ nước ngoài trở về, tiếp tục góp công sức của mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ gian khổ của dân tộc ta. “….Đầu năm 1946 đồng chí Chấn được trung ương điều động về giữ chức trưởng phòng biên chính liên khu IV….” (1).
Đồng chí Chấn đã nghiên cứu kỹ địa hình và xét mọi điều kiện của vùng đất Đặng sơn. Nó nằm trên đường quốc lộ nối liền 2 nước Việt Lào. Là trung tâm của vùng tiền phương, nhân dân ở Đặng sơn từ trước tới nay vốn có truyền thống đoàn kết, hết lòng giúp đỡ cán bộ…. xét mọi điều kiện thuận lợi nên đã chọn Đình Phú Nhuận làm trụ sở làm việc của Tư lệnh liên khu và Ban biên chính Việt Lào (2).
(1)Trích – BCH Tỉnh ủy Nghệ An – số 32 CNTU ngày 2-4-1993 do đồng chí Bạch Hưng Đào ký.
(2) Võ Thúc Đồng – ĐV 30-31- Trung ương ủy viên – bí thư tỉnh ủy Nghệ an, người đã cùng hoạt động với đồng chí Trần tố Chấn ghi lại ( Trang 2 phụ lục) Trích hồi ký “… Trong một cuộc họp thường vụ khu uỷ ở Đô lương (N.A) lúc này Hoàng Văn Hoan đã thay đồng chí Hoàng Quốc Việt làm bí thư khu ủy, đồng chí Hồ Tùng Mậu có báo cáo tóm tắt về lý lịch của đồng chí Ngô Văn Anh: “Tôi đã điện xin ý kiến cụ Hồ, vì đồng chí Ngô Văn Anh trước là 1 cán bộ cao cấp hoạt động trong trung ương ĐCS Xiêm và là người cụ Hồ biết rất rõ. Cụ Hồ đã trả lời: “Chú sắp xếp 1 việc gì thích hợp cho chú Tăng làm” và đồng chí Hồ Tùng Mậu đề nghị giao đồng chí Ngô Văn Anh làm trưởng ban biên chính liên khu 4 lo việc giúp đỡ cách mạng Lào. Thường vụ khu ủy lúc đó chỉ có Hoàng Văn Hoan, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Sơn đều tỏ ý trọng tài đồng chí Ngô Văn Anh và tán thành đề nghị trên về công tác của đ/c Anh và cũng do đồng chí Hồ Tùng Mậu trực tiếp phụ trách”….
Những đồng chí lãnh đạo trong khu ủy và ủy ban kháng chiến khu. Ban biên chính thường hay hội họp làm việc ở Đình Phú Nhuận lúc bầy giờ gồm các đồng chí:
– Hoàng Quốc Việt (bí thư khu ủy).
– Hồ Tùng Mậu (chủ tịch ủy ban kháng chiến khu).
– Hoàng Văn Hoan, Trần Đức Vịnh (đại diện bộ quốc phòng bên cạnh quân khu 4).
– Nguyễn Trọng Nha (ủy viên thường vụ trung ương đảng năm 1930) được điều về làm chánh văn phòng UBKC khu).
– Ngoài ra còn có các đồng chí Nguyễn Sơn thường vụ khu ủy.
– Võ Thúc Đồng – chánh văn phòng khu ủy 4.
– Điều Nguyễn Tài (phó chủ tịch Nghệ an) sang giúp đồng chí Trần Tố Chấn và nhiều đồng chí khác….
Trong quá trình công tác làm trưởng phòng (sau đổi là ban) biên chính, đồng chí Trần Tố Chấn đã đưa ra được một bản đề án hoạt động cụ thể được trình báo cáo trong cuộc họp của cán bộ khu ủy mở rộng và đã được hội nghị nhất trí với các nội dung chính:
– Lấy tên là phòng biên chính, nhưng nội dung là giúp cách mạng Lào.
– Tóm tắt phương hướng hoạt động sâu vào nội địa Lào.
– Tổ chức những tổ vũ trang tuyên truyền gồm người Việt, người Lào đi sâu vào nội địa Lào….
– Tổ chức hoạt động ở các tỉnh biên giới khu 4 trọng tâm là tỉnh Xiêng Khoảng.
Những cuộc họp tại Đình Phú Nhuận về phía Chính phủ pha thét Lào thường có: Chủ tịch XuphaNuVông, NuHắc, PhuNiVôngMiChít, BunUm, KhămTâyBuPha, NuHắcPhonXaVẳn… Các đồng chí lãnh đạo của chính phủ Pha Thét Lào đã thấy hết vị trí quan trọng của Đình Phú Nhuận trên trục đường 7 xuyên Lào, nên đã thường xuyên có bộ phận thường trực sát cánh cùng ban biên chính Việt Lào do đồng chí Trần Tố Chấn làm trưởng ban, hợp lực cùng nhau chỉ đạo phong trào cách mạng Lào. Đình Phú Nhuận được coi như trụ sở làm việc của chính phủ pha thét Lào và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của nước Lào thường ở lại Đặng sơn để dự các cuộc họp quan trọng, trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Lào.
Thời kỳ làm việc, đồng chí Trần Tố Chấn đã đem bộ tràng kỷ bằng lim của ông Trần Sĩ Lung ra đình để ngồi hội họp và làm việc (Bộ tràng kỷ này nay trưng bày tại nhà truyền thống xã).
Từ năm 1947 – 1954 tại Đình Phú Nhuận đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của tư lệnh liên khu chuẩn bị lực lượng đáp ứng kịp thời cho các chiến trường như đồng bằng Bắc bộ, Tây bắc, liên khu 5 và các chiến dịch Hạ lào, Trung lào, Thượng lào…. (1).
Ngoài trụ sở hội họp tại Đình Phú Nhuận ra, các gia đình xung quanh đều được chọn làm cơ sở cho các bộ phận làm việc của Bộ tư lệnh liên khu 4 và ủy ban kháng chiến liên khu. Đó là các gia đình ông Trần Sỹ Lung, Trần Sỹ Viện, Trần Khắc Hiên, Trần Văn Phi, Trần Văn Tiễn, Trần Văn Dục….
– Bộ phận công an làm việc tại nhà đồng chí Hoàng Duy Quảng
– Bộ phận văn phòng: Khu ủy đóng tại nhà bà Lãng.
– Bếp ăn đặt tại nhà ông Trần Khắc Trường ….(2).
Tháng 10/1946 ủy ban quân giải phóng Lào thành lập lực Lượng của đại đội 385 do đồng chí Bính chỉ huy và đồng chí Phay (ủy viên ban giải phóng Đông Lào lãnh đạo) đã có sự liên kết với Ban Biên chính Việt Lào. Đồng chí Ngô Văn Anh (tức Chấn) làm trưởng ban, còn 2 đồng chí Nguyễn Tài và Đào Việt Hưng làm ủy viên đã không ngừng hoạt động để tăng cường quân phối hợp chặt chẽ với lực lượng của đại đội 385 của đồng chí Bính và đồng chí Bảo chỉ huy trên đất Lào.
Hai đội vũ trang tuyên truyền mới là C216 và C217 hoạt động tích cực của khu Bắc, Nam của đường 7…. Cũng như sau này Trung đoàn 57, Trung đoàn Đội Cung, tiểu đoàn 2 của Pha thét Lào… đều được tổ chức huấn luyện và học tập chính trị tại Đình Phú Nhuận. Cũng trên trục đường 7 này, hàng ngàn
(1) Theo lời kể của cụ Võ Thúc Đồng – ĐV 1930-1931-Ủy viên TwĐ bí thư tỉnh ủy N.A. Thời kỳ đó là chánh văn phòng Liên khu 4.
(2) Tư liệu được xác minh thông qua cuộc họp các lão thành và các bộ địa phương ngày 20-4-1994 tại xã Đặng sơn Huyện Đô lương.
dân công hỏa tuyến phục vụ cho các chiến dịch Hạ Lào, Trung lào, Thượng lào và đỉnh cao nhất là chiến dịch thu đông 1953-1954 đều dừng chân ở Đình Phú Nhuận để nghe phổ biến các chủ trương chính sách mới, đồng thời chuẩn bị tinh thần mới trước lúc ra quân.
Trong điều kiện phục vụ tiền tuyến, Đính Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần tuy hai mà là một, tùy theo từng giai đoạn cách mạng yêu cầu. Khi thì làm trụ sở hội họp, làm việc của Liên khu 4 và ủy ban kháng chiến Liên khu, nhưng cũng có thời gian dùng làm kho đựng vũ khí, quân trang phục vụ cho các chiến trường.
Để ghi nhận công lao đóng góp của nhân dân Đặng sơn trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, 11 gia đình và cá nhân đã được Chính phủ tặng bằng có công với nước. Đó là các gia đình tiêu biểu như gia đình Hoàng Trần Siêu, Hoàng Thị Bá, Hoàng Trần Đài, Trần Sỹ Lung….
Ngày nay nhân dân Đặng sơn và con cháu dòng họ Hoàng trần và Phái hệ Mạc Đăng Lượng & Binh nhung Đại tướng Hoàng trần Ích đang noi gương truyền thống ông cha, lập công xuất sắc trên các lĩnh vực chiến đấu và xây dựng, đã trở thành những người anh hùng trong lao động như đồng chí Hoàng Hanh và nhiều giáo sư tiến sỹ, nhà báo, nhà thơ, cán bộ quân đội… đã phấn đấu không biết mệt mỏi, trên lĩnh vực khoa học cũng như mọi hoạt động khác để ghi tiếp chiến công, làm rạng rỡ cho mảnh đất Đặng sơn có chiều dày lịch sử.
IV- Loại hình di tích:
Di tích Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần thuộc loại hình di tích cách mạng trong phong trào Xô Viết Nghệ tĩnh. Nó đã góp phần hình thành nên tư tưởng yêu nước và cách mạng cho thế hệ trẻ Đặng Sơn-là nơi tập trung thanh niên đi xuất dương.
– Là địa điểm hội họp các đồng chí Xứ ủy, Tỉnh ủy, Phủ ủy và cũng là nơi cất dấu tài liệu bí mật của Đảng- Nơi tập trung các cuộc đấu tranh ,đồng thời là trụ sở làm việc của chính quyền xô viết.
– Là trụ sở làm việc của chính phủ Pha thét Lào, chỉ đạo phong trào cách mạng Lào trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
V – KHẢO TẢ DI TÍCH:
a) Đình Phú Nhuận:
Đình Phú Nhuận do nhân dân địa phương đóng góp và xây dựng vào năm Tự đức lạc niên (1854). Nằm cạnh đường quốc lộ 7, ngoảnh mặt ra đường.
Từ ngoài đường quốc lộ 7 đi vào cổng tam cấp và tường xây kín đáo. Xung quanh Đình có hành lang rộng 4m, sân Đình có chiều dài 11,7m, rộng 8m 20. Đình 2 phía Đông và Tây (chạy dài theo chiều dọc nhà), sân đình có chiều dài phía tây 25 m, Đông 20m, nền đình láng xi măng, mái lợp ngói âm dương. Đình được làm bằng gỗ lim, có 2 hàng cột chính, mỗi cột cao 4,1 m và 2 dãy cột phụ mỗi cột cao 3m. Tất cả các cột đều được kê bằng đá tảng to có gò chắc đẹp.
Đình được làm theo kiểu tứ trụ, mái đình cong vuốt xà hạ bẩy được chạm trổ hoa văn tinh xảo. Trên nóc đình có rồng ngậm hạt ngọc, các đường xà to có chạm trổ lưỡng long chầu nguyệt, long ly qui phượng. Các đường hạ bầy chạm trổ kiểu guốt trốc ly hay kiểu lá lật.
Phía ngoài cửa chính bước vào trên đường hạ có hàng chữ hán kẻ to “Phú Hữu Nhật Tân” nghĩa là ngày mới giàu có.
– Phía trong các đường hạ có dòng chữ: “Thành dinh nguyệt tam quí dậu”, nghĩa là chọn đất móng ở đây làm đình là tốt, nhân dân phát triển làm ăn thịnh vượng.
– Trong hậu cung có đề dòng chữ: “Khải Định nhị niên tam nguyệt trùng tu”, nghĩa là trùng tu vào tháng 3 năm Khải Định thứ 2.
– Phía trên của đường xà có đề: “Thượng tuần công hoàn, Đinh Tỵ hạ lục nguyệt”, nghĩa là đình được hoàn thành vào tháng 6 năm Đinh Tỵ (1923).
– Đình chia làm 3 gian – gian ngoài 3 m 4, gian giữa dài 4,1 m, gian cuối dài 3,2 m.
– Gian ngoài để cho nhân dân ngồi cùng tế và dự việc làng trong các ngày lễ chung.
– Gian giữa (chính án) đặt lễ vật tế trong các ngày lễ.
– Cung đình lập bàn thờ sát Hải Đại vương
Đình được xây dựng vào vị trí trung tâm của làng xung quanh có trồng các cây cổ thụ rợp bóng mát, phía trước là đường suốt ngày người và xe cộ qua lại nhộn nhịp. Đình Phú Nhuận là trung tâm của cả một quần thể di tích lịch sử của miền đất Đô Đặng.
b) Nhà thờ họ Hoàng Trần:
Nhà thờ họ Hoàng Trần được khởi công xây dựng lại vào năm Giáp Thân 1884 theo hướng Nam chung sân với dòng Thừa tự Thế tôn. Do tấm lòng thành kính của gia đình Trưởng chi Họ Hoàng trần là Cố Hoàng Trần Tước ( tức Cố Quýnh) sau năm 1925 ông Hoàng trần Siêu tu bổ lại xây tường gạch, dựng nhà gỗ lợp ngói và tấm lòng bà con dòng họ xa gần đối với vị thần tổ Mạc Đăng Lượng người đã có công đánh giặc giữ nước lập ra mảnh đất Đô Đặng 1535.
Nhà thờ họ Hoàng Trần năm 1992 được sửa lại xoay mặt hướng ra đường làng phía Tây Nam như hiện nay* , Nhà thờ có hạ điện và thượng điện, nối liền giữa hạ điện và thượng điện là sân thượng điện.
Nhà thờ có cổng tam quan, có 2 cột quyết cao 1m60.
– Cổng nối liền từ sân đến đường cái dài 2,5 m (còn gọi là ngõ).
– Sân hạ điện có chiều dài 10m, rộng 5,5 m.
– Từ sân đến nhà thượng điện dài 34 m.
– Từ sân ra cổng có xây 1 tấc môn, cao 1m5, rộng 2m.
Téc môn được đắp nối nhiều hoa văn xung quanh đẹp, ở giữa mặt trước có đắp nối 1 con sư tử ngồi chầu, mặt phía sau (đối diện với nhà hạ điện) có đắp lưỡng long chầu nguyệt.
– Phía cuối sân (phía tả) xây đài liệt sỹ của dòng họ đã hy sinh trong phong trào XVNT 1930-1931. Tên tuổi của liệt sỹ Hoàng Trần Thâm ( Thường vụ tỉnh ủy viên trương ban tuyên huấn kinh tài tỉnh uỷ) được viết hàng đầu.
– Xung quanh sân có trồng các loại cây hoa, cây cảnh và cây cau.
– Hai bên tả – hữu ngoài thềm hè đều viết 2 câu đối, viết trực tiếp lên tường có kẻ viền gờ xung quanh với nội dung:
“ Tổ tiên xưa khai phá lập ấp Đô Đặng.
Con cháu nay phát huy truyền thống Hoàng Gia”.
Phía dưới câu đối có đắp nổi hình hạc cưỡi rùa (rùa ngậm lá sen thế vươn lên, còn hạc thì ngậm hoa sen).
– Hạ điện: Xây dựng theo kiểu tứ trụ, có 3 gian 2 hồi, làm bằng gỗ lim và mít, mái được lợp bằng ngói vảy (âm dương)
– Gian cánh gian 0,8m – 2,3m – 3,2 m – 2,3 m – 0,8m.
– Có dãy cột chính – cột cao 3m: cột phụ cao 2,6m, cột được kê bằng đá tảng, nền nhà láng bằng xi măng xung quanh xây tường gạch.
– Gian giữa có hạ điện có cõ chánh án bằng gỗ sơn son thiếp vàng, có chạm trổ hoa văn rất tinh xảo. (Long ly qui phượng) và các thể loại khác nhau trông rất đẹp và hài hòa.
– Phía trên chánh án có lư hương, cọc đèn, sáp, mâm, cô long đao bằng gỗ trơn, 2 bên có 2 cây bài thẻ ghi bằng chữ hán “Thượng thượng thượng đẳng thần” và thượng thượng đẳng thần (ông tổ và bà tổ được phong sắc).
– Phía trên chánh án có treo bức đại tự ( Hoành phi) bằng gỗ sơn son thiếp vàng “Hữu khai tiên” (viết bằng chữ Hán, có nghĩa là: Dòng họ đã mở mang từ trước”.
– Hai cột chính 2 bên chánh án có trao câu đối bằng gỗ viết bằng chữ Hán (treo dọc theo cột đứng của nhà với nội dung:
1. “Côn Hoàng thế phả liên khoa hoạn
Tích lũy âm công dụ tử tôn”.
Tạm dịch là: Dòng họ Hoàng đời đời công danh phú quí.
Là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu mai sau.
– Tiếp 2 cột chính hàng thứ 2 có treo 2 câu đối bằng gỗ – sơn đen thiếp bạc bằng hán văn của các bạn đồng khoa cử mừng dòng họ Hoàng Trần có nhiều người đỗ đạt cao, giữ các chức quan văn, quan võ:
2. “Giang hạ triệu tiền khoa tịnh hoạn
Dĩnh xuyên bồi hậu vũ nhi văn”.
Tạm dịch: Nơi xuất phát họ Hoàng có nhiều người tân khoa cử.
Dòng họ phát triển văn, võ làm quan.
– Ngoài ra hạ điện còn có bệ để các đồ tế khí như trống chiêng các loại to nhỏ được bố trí ở góc nhà phía nam gọn gàng.
– Giữa hạ điện và thượng điện được nối với nhau bằng một sân lộ thiên (tức sân thượng điện) có chiều dài bằng chiều dài của nhà hạ điện, rộng 5 m, ở giữa lát bằng gạch để chồng kiệu rồng trong những ngày đại lễ. Hai đầu có 2 bồn hoa trồng cây cảnh rất đẹp.
– Kiệu rồng- Bát cống sơn son thiếp vàng, có điêu khắc chạm trổ lộng lẫy – long ly qui phượng. Mặt sau có hoa văn lưỡng long chầu nguyệt (như ảnh chụp).
– Trên kiệu có long đình trong để lư hương và 2 cây kiếm bằng gỗ sơn son – Kiệu có tàn lọng che đủ màu sắc sặc sỡ, trong long đình có kiệu đặt duệ hiệu của thần tổ Mạc Đăng Lượng và nữ thần tổ Mai Thị Huệ. Ông tổ được phong thượng thượng thượng đẳng thần, và bà tổ được phong thượng thượng đẳng thần (như trong ảnh).
– Nhà thượng điện: – Có chiều dài và kiến trúc xây theo kiểu tứ trụ như nhà hạ điện.
Chạm trổ theo kiểu thời Nguyễn.
– Trước tường hồi 2 đầu của thềm nhà tả, hữu có đắp nổi 2 tượng quan văn và quan võ (có lập bàn thờ hương khói).
– Gian giữa thượng điện phía trên chánh án có khắc 4 chữ Hán trên gỗ 3.“Mạc đường lưu phương”, nghĩa là: Dòng họ Mạc tiếng thơm muôn thuở.
– Nhà thượng điện cũng 3 gian 2 hồi, tứ trụ – gỗ lim, mít, lợp bằng ngói vảy – dài 9m1 (3 gian – 0,8; 2,5m; 2,8m; 2,5m; 0,8m. Cột chính có 2 dây cao 3,6m – 2 dãy cột phụ cao 2,8m, có đường kính = 220.
– Hai cột chính trước chánh án (gian giữa) có 2 cân đối treo ở cột bằng gỗ sơn son thiếp vàng bằng chữ Hán.
4. “Hàn mặc hữu hương lưu đống vũ
Tinh thần bất tử tại giang sơn”.
Tạm dịch:
Miếu này để thờ các vị khoa cử.
Có tinh thần sống mãi với non sông.
5. Câu đối thờ ở Tiên đô Miếu:
Đô Đặng địa linh sinh tuấn kiệt
Đặng lâm thiên miếu dưỡng nhân tài.
Tạm dịch:
Miền Đô Đặng đất thiêng sinh người tuấn kiệt.
Làng Đặng lâm miếu cổ nuôi dưỡng nhân tài.
6. Trúc duẩn tái sinh thiên cổ miếu
Cam đường di ai ức niên từ
Tạm dịch:
Cây trúc lại mọc bên miếu thiêng cổ
Cây cam đường để lại vạn đại dân thờ
– Tổng cộng trong nhà thờ họ có 12 bộ câu đối, với nội dung ca ngợi những người có công lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước cũng như mừng các khoa cử con cháu thi đỗ đạt.
–Vạn cổ anh linh rực rỡ nguồn
Minh đức trường tồn dọi dấu in.
7. Minh đức kỳ lai dã viện
Tuỳ thời chi nghĩa dại tai
Tạm dịch: Giòng nhà Mạc công đức tổ tiên vẫn còn mãi lâu dài
Thay tên đổi họ chờ khởi nghĩa lập công
( Minh đức Niên hiệu Mạc Thái tổ)
8. Thư kiếm liên hương gia khánh dụ
Cổn hoa thân tích quốc ân trường.
Tạm dịch:
Sách vở cung kiếm đều ngát hương để lại Phúc nhà.
Áo mũ Vua ban tỏ rõ ân sủng của Quốc gia.
9. Nhất tổng dân phong tiêu chính tích
Dư niên tình tự biểu nho lưu.
Tạm dịch:
phong tục dân trong một tổng biểu hiện rõ chính tích
Tình cảm tích cóp lâu năm làm rạng rỡ nghiệp nho.
10. Hàn mặc hữu hương lưu đống vũ
Tinh thần bất tử tại giang san.
Tạm dịch:
Bút mực có hương thơm còn để lại trong nhà cửa
Tinh thần không mất vẫn trường tồn cùng núi sông.
11. Cao đường mộ tuyết hòa bang ngọc
Quý tử thanh vân chiển vũ hàn.
Tạm dịch:
Cha mẹ tóc đã bạc vẫn giữ lòng trong sạch
Đứa con út trong dặm thanh vân vẫn thỏa sức vung bút.
12. Hoàng tùng trung trung lập bất ỷ
Sơn thượng cao cao đại khả dung.
Tạm dịch:
Cây thông lớn mọc chính giữa cao thẳng chẳng thiên lệch
Trên núi cao cao có thể dung chứa muôn vật.
13. Hoàng trần vang tiếng anh hùng.
Ngoan cường chống lệnh triều đình bỏ quan.
Câu đối ca ngợi cụ Hoàng trần Siêu từ chối làm quan cho Pháp.
14. Trải Hàn viện nếm nhà tù nghĩ thân thế biết bao cam với khổ
Theo kháng chiến góp công của ngắm giang sơn đầy hẹn ước cùng ao.
Câu đối Cụ Lê huy Bỉnh chủ tịch UBKCHC huyện Đô lương viếng cụ Hàn Siêu mất năm 1949.
– Chánh án gồm có các đồ tế khí – khảm bằng gỗ chạm trổ các hoa văn tinh xảo.
– Trong khảm đặt long ngai của các vị thần tổ từ cao nhất trở xuống có các mâm sơn, đèn sáp, chúc bản, gối thờ, hộp gỗ sơn để gia phả của dòng họ, song bình , độc bình, lư hương, ngũ sự, đỉnh hương và đôi hạc.
– Hai bên gian 2 đầu lập các bàn thờ. Tả thờ các ông Hoàng Trần Ích (1705-1786) Quả nghị tướng quân trung thành môn vệ úy, Bình nhung Đại tướng tôn thần linh ứng Thượng đẳng thần ( tước Hầu vệ ) có công đánh giặc Ai lao tại Trấn ninh ( 1750-1770) Triều vua Lê Hiển Tông. Năm Chiêu Thống nguyên niên 1787 được Truy tặng “ Suy trung tịnh nan Anh linh Đại vương “ Sau này từ 1890-1924 được các Vua Triều Nguyễn Thành thái, Duy tân, Khải định ban tặng 6 sắc Phong Thượng đẳng thần hợp tự Tiên đô miếu; Ông Hoàng Bá Kỳ Đoan túc Tôn thần cùng được hợp tự Tiên đô miếu với Danh tướng Hoàng Quận công uy đức tôn thần anh dũng Thành Hoàng Đại vương tự cát giang tử Mạc Đăng Lượng và những người đã mở đầu cho sự nghiệp đấu tranh và hy sinh vì cách mạng từ ngày có đảng lãnh đạo.
– Trên nóc nhà thờ họ Hoàng Trần được đắp nôi lưỡng long chầu nguyệt (ở giữa) và 2 đầu là guốt ly và lá lật.
– Nói chung nhà thờ họ Hoàng Trần vẫn giữ được đầy đủ đồ tế khí của các thời đại trước để lại, xung quanh xây bằng tường gạch, có tường xây bao bọc xung quanh, có các cây cảnh đẹp càng tôn thêm vẻ trang nghiêm của một nhà thờ cổ, được đảng ta chọn làm nơi hội họp và cất dấu tài liệu của đảng.
CÁC HIỆN VẬT TRONG DI TÍCH
Hiện vật trong di tích Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần gắn liền với sự kiện đấu tranh của nhân dân Đặng Sơn. Ngoài hiện vật ra còn có các hình ảnh về con người và các di tích có liên quan mật thiết đến di tích Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần. Hiện vật kết hợp với hình ảnh tư liệu và di tích liên quan là một chứng minh hùng hồn cho những sự kiện lịch sử đã để lại tại Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần.
a) Về hiện vật tại di tích:
1) Tráp đựng tài liệu của đồng chí Trần Tố Chấn dùng trong thời gian đi tuyên truyền cách mạng. Trong cao trào XVNT dùng đựng tài liệu cho Đảng.
2) Cặp da của đồng chí Nguyễn Văn Luyện ĐV-1930 dùng đựng tài liệu đi hoạt động ở các địa phương.
3) Trống làm hiệu lệnh tập hợp nhân dân trong các cuộc đấu tranh thời kỳ 1930-1931.
4) Bộ tràng kỷ bằng lim dùng trong thời kỳ chính quyền XVNT làm việc tại Đình Phú Nhuận và sau này Ban kháng chiến Liên khu 4, Ban biên chính Việt Lào dùng để làm việc tại Đình Phú Nhuận.
5) Khung ảnh do đồng chí Trần Hữu Doánh (Tỉnh ủy viên 1930-1931.) và Đinh Xuân Giai tặng đồng chí Thâm hy sinh trong cuộc kháng chiến đấu tranh tháng 4 – 1931. Họ Hoàng Trần đã lấy làm bài vị, lập bàn thờ cho đồng chí tại nhà thờ họ Hoàng Trần.
6) Cờ đỏ búa liềm cắm ở Đình Phú Nhuận trong phong trào XVNT.
7) Dùi ngạch của đồng chí Hoàng Trần Phô dùng tự vệ và canh gác cho các đồng chí xứ ủy trung kỳ (đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Trung ương ủy viên, Võ Mai, Hoàng Trần Thâm, Nguyễn Tiềm và một số đồng chí khác họp tại nhà thờ họ Hoàng Trần trong những năm 1930 – 1931 chỉ đạo phủ Anh Sơn.
8) Mác nhọn dùng làm vũ khí đấu tranh và bảo vệ cho hội tán trợ khi đến nhà thờ họ Hoàng Trần nạp tiền tán trợ.
9) Ví da của vợ chồng đồng chí Trần Tố Chấn dùng để tài liệu quan trọng trên đường đi các địa phương hoạt động trong thời kỳ ở Hải ngoại – (Xiêm)
10) Móc áo của các đồng chí hoạt động ở trại cày (Xiêm) tặng đồng chí Trần Tố Chân dùng trong thời kỳ đi hoạt động cách mạng (Kể cả thời gian về làm trưởng ban biên chính Việt Lào đóng trụ sở tại Đình Phú Nhuận).
11) Bộ quần áo của bà Tôn Thị Quế cán bộ tỉnh Nghệ an về chỉ đạo phong trào ở phủ Anh Sơn – về ở tại Đặng Sơn trong thời kỳ XVNT.
12) Sưu tập nuôi cán bộ (Việt Nam và Lào) của nhân dân Đặng Sơn trong thời kỳ làm việc tại Đình Phú Nhuận như: Mâm, nồi đồng, bát đĩa, ấm đựng nước, khay, đèn dầu hội họp các bộ phản nằm, rương rổ dùng đựng tài liệu….
VỀ HÌNH ẢNH:
Ảnh của các đồng chí lãnh đạo từ Trung ương, xứ ủy Trung kỳ, Tỉnh ủy Nghệ An, Phủ ủy Anh Sơn, các đảng viên và tự vệ tiêu biểu cho phong trào XVNT ở Đặng Sơn. Các đồng chí cán bộ lãnh đạo cấp cao về hoạt động tại Đặng Sơn để chỉ đạo phong trào cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. (Tất cả các hình ảnh đều có liên quan – là nhân chứng về lịch sử của di tích Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần.
1) Ảnh cụ Hoàng Trần Siêu – Nhà nho yêu nước Hoạt động cộng sản bí mật Người có công lớn trong việc tổ chức đào tạo cán bộ và bảo vệ các đồng chí cán bộ thượng cấp về làm việc tại Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần và vận động ủng hộ nhiều tiền bạc cho cách mạng.
2) Ảnh đồng chí Trần Tố Chấn – ĐV 30 – 31. Người được Bác Hồ đào tạo. BCH Xiêm ủy tháng 4 – 1930. BCH Đông dương viện trợ Bộ trực tiếp chi viện cho cách mạng Đông dương nhất là trong thời kỳ XVNT bị khủng bố.
3) Ảnh đồng chí Nguyễn Sỹ Sách – bí thư kỳ bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội.
4) Ảnh đ/c Nguyễn Phong Sắc – (Quê Hà Nội) Trung ương ủy viên bí thư xứ ủy trung kỳ chỉ đạo phong trào XVNT 1930 – 1931.
5) Ảnh đ/c Võ Mai BCH xứ ủy trung kỳ.
6) Ảnh đ/c Trần Văn Cung – BCH xứ ủy trung kỳ.
7) Ảnh đ/c Hồ Tùng Mậu – Chủ tịch UBKC Liên khu.
8) Ảnh đ/c Trần Hữu Doánh – Tỉnh ủy viên hoạt động cùng Hoàng Trần Thâm.
9) Ảnh đ/c Nguyễn Tiềm – bí thư tỉnh ủy Nghệ An 1930 – 1931.
10) Ảnh của đảng viên 30 – 31 quê ở Đặng Sơn trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh.
11) Ảnh đội tự vệ 1930 – 1931 ở Đặng Sơn.
12) Ảnh đ/c Tôn Thị Quế – người hoạt động lâu ở Đặng Sơn trong phong trào XVNT 1930 – 1931.
13) Ảnh đ/c Nguyễn Thị Nhuận – cán bộ của tỉnh về hoạt động ở Đặng Sơn.
14) Ảnh của đồng chí hoạt động trong Ban kháng chiến liên khu như: Chu Văn Biên, Trần Văn Quang, Võ Thúc Đồng, Nguyễn Sơn, Hoàng Quốc Việt, Cao Xuân Tùng, Đào Việt Hưng. Nguyễn Tài….
CÁC DI TÍCH:
Các di tích có liên quan đến di tích Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần như:
1) Vườn Cố Nhật – nơi luyện tập của đội tự vệ trong thời kỳ XVNT.
2) Bãi cát Đặng Lâm – nơi tập trung của 8000 nông dân tổng Đặng Sơn đấu tranh kéo về bao vây phủ lỵ trong ngày 8 – 9 – 1930.
3) Cây gạo Bến phà – nơi treo cờ Đảng trong những ngày kỷ niệm trong thời kỳ XVNT 1930 – 1931.
4) Cây bàng Trung Thịnh – nơi treo cờ đảng năm 1930 – 1931.
5) Giếng nước làng Trung Thịnh – chính quyền xô viết xây năm 1930.
6) Cây đa lòi cháng – nơi treo cờ đảng trong các cuộc đấu tranh.
7) Nhà địa chủ Cựu Ới – nhân dân lấy thóc để chia cho dân nghèo dưới chính quyền XVNT 2 – 1931.
8) Cồn chiêu hồn – nơi cất dấu tài liệu của Đảng.
9) Núi Vòm cóc – nơi rút lui khi có địch đến bao vây.
10) Nhà đ/c Trần Văn Phùng – nơi in ấn tài liệu của Đảng/
11) Nhà đ/c Hoàng Trần Đậu – nơi địa điểm liên lạc của đảng.
12) Thửa ruộng của nông dân được chia trong thời kỳ chính quyền
13) Đình Lương Sơn – nơi thực dân Pháp xử bắn 7 chiến sỹ cách mạng trong phong trào XVNT.
Nói chung các hiện vật, hình ảnh và di tích (đã chụp ảnh) đã được đem trưng bày tại Bảo tàng Xô Viết và nhà truyền thống Đặng Sơn để nói lên một thời kỳ vẻ vang của nhân dân Đặng Sơn đã dóng trống phất cờ dưới sự lãnh đạo của Đảng góp phần làm nên Xô Viết Nghệ Tĩnh anh hùng.
VII – GIÁ TRỊ LỊCH SỬ KHOA HỌC, NGHỆ THUẬT VĂN HÓA:
a) Giá trị lịch sử:
Di tích Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần là quang tích lịch sử, giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu về phong trào đấu tranh của nhân dân Đặng Sơn từ ngày đầu theo Đảng. Thông qua di tích và hiện vật còn lưu giữ được, là cơ sở cho ta tìm hiểu về quá trình hoạt động của các đồng chí lãnh đạo của Đảng ta trong đó có 3 liệt sỹ 30/31 (Hoàng Trần Thâm; Hoàng trần Đậu và Trần Tố Chấn) Trong Phong trào XVNT Họ Hoàng Trần có 45 người tham gia hoạt động cộng sản và các tổ chức quần chúng trong đó có 24 chiến sỹ CM bị Pháp bắt tù tại các nhà lao do hoạt động cộng sản 2 gia đình được chính phủ tặng bằng có công với nước (gia đình Ông Hoàng trần Đài và Gia đình Ông Hoàng Trần Đậu (Bà Nhung). Nguyễn Phong Sắc, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Sỹ Sách, Nguyễn Tiềm, Võ Mai, Trần Văn Cung, Hoàng trần Liễn và nhiều đồng chí khác… cùng Cụ Hoàng trần Siêu, Hoàng trần Đài.. đã lăn lộn trong phong trào cách mạng từ ngày mới hình thành các tổ chức tiền thân của Đảng và đi xa hơn là sự đóng góp của nhân dân Đặng Sơn trong phong trào văn thân – cần vương, phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Chậu.
Di tích Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần còn góp phần trong việc nghiên cứu lịch sử cách mạng Lào (nhất là tỉnh Xiêng Khoảng) càng hiểu thêm mối tình son sắt, gắn bó mối tình hữu nghị giữa 2 nước Việt Lào thông qua phong trào đấu tranh chống kẻ thù chung để giữ gìn và bảo vệ nền độc lập của mỗi nước.
Mặt khác, thông qua các tư liệu, hiện vật và hình ảnh của di tích giúp cho chúng ta có thêm nguồn tư liệu lịch sử phong phú hơn để phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước ở các bảo tàng trên những lĩnh vực lịch sử khác.
b) Giá trị về văn hóa:
Thông qua di tích để giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức dân tộc và tinh thần đoàn kết, tinh thần tôn sư trọng đạo, hiếu học và giáo dục cho thế hệ trẻ nếp sống, đạo đức của con người mới. Về lễ hội – Di tích là nơi trước đây từ trong thời kỳ XVNT nhân dân đã tập trung xem diễn tuồng trưng trắc để tuyên truyền tinh thần cách mạng (tuồng Trưng trắc thường được diễn ở nhiều địa phương trong phong trào XVNT).
Là nơi tập trung dân trong các ngày vui xuân đầu năm tết nguyên đán (tế lễ – vui xuân – hái hoa cây dân chủ) và các ngày kỳ yên, kỳ phúc, hạ nêu vào ngày 7 tháng giêng ở Tiên Đô miếu , Đình Đặng lâm mở đón xuân với mùa lễ hội và 17 tháng giêng để chấm dứt đón xuân nhân dân ra đồng sản xuất….
Đây là nơi tập trung nhân dân mít tinh, biểu tình trong những ngày lễ lớn, những ngày tập trung thanh niên đi lên đường nhập ngũ và cũng là nơi làm lễ truy điệu cho những liệt sỹ đã hy sinh cho nền độc lập của nước nhà, mãi mãi phải xa mái đình Phú nhuận, đình làng Đặng lâm, Tiên đô miếu, Nhà thờ họ Hoàng trần thân thuộc. Hàng năm đến ngày 2/9, khi được sống trong cảnh hòa bình, bà con dòng họ Hoàng Trần và nhân dân Đặng Sơn đã đến nhà thờ thắp hương tại đài tưởng niệm các liệt sỹ của dòng họ với tấm lòng “ăn quả nhớ người trồng cây”.
Di tích Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần còn để lại những mảng điêu khắc chạm trổ mang điêu khắc nghệ thuật cổ và những câu đối sơn son thiếp vàng, những hoa văn do bàn tay khéo léo và tinh tường với đầu óc sáng tạo của các thế hệ cha ông thuở trước càng làm cho chúng ta thêm tự hào và trân trọng.
VIII/ – TRẠNG THÁI BẢO QUẢN
– Đình Phú Nhuận khi mới bắt đầu xây dựng làm bằng gỗ lim, nhưng phía trên là tre, mét và lợp bằng lá mía.
Đến năm 1860, đình được lợp lại bằng ngói vẩy, xây cổng tam quan, có chạm trổ các công trình điêu khắc nghệ thuật.
Đến năm 1915 Đình được tu sửa lại, xây tường gạch, chạm trổ hoa văn trên các vì kèo và mua sắm thêm đồ tế khí.
Nhà thờ họ Hoàng Trần được Cụ Hoàng Quýnh tức Tước cùng bà con dòng họ xây dựng lại 1884, năm 1925 Ông Hoàng Trần Siêu thừa tự thế tôn trưởng chi họ Hoàng trần làm nhà gỗ , lợp ngói và tu sửa nhỏ sau các đợt bão lụt và trong 2 cuộc chiến tranh. Năm 1992 tu sửa xoay hướng ra phía Tây như hiện nay.
Mặc dù được giữ gìn, song do quá trình xây dựng đã lâu ngày, lại luôn bị thiên tai khắc nghiệt cộng với sự phá hoại của 2 cuộc chiến tranh nên nhiều chỗ đã bị hư hỏng nặng. Một số đồ tế khí sắm đã quá lâu ngày, nay bị mối mọt xông nên nhiều chỗ bị hỏng.
Đất đai trong sân và vườn (kể cả Đình Phú Nhuận cũng như nhà thờ họ Hoàng Trần đều bị 2 hộ dân vạn chài mượn ở (vì chưa có chủ trương khoanh vùng bảo quản) nên họ mượn tạm, khi nào cần sẽ trả lại nguyên tình trạng cũ; Trừ nhà Ông Hoàng trần Nhạc là nhà Thừa tự thế tôn Họ Hoàng trần vẫn ở từ xa xưa trên đất cùng chung sân với Nhà thờ cũ ngoảnh hướng Nam.
Do những điều kiện tác động như đã nêu, do vậy di tích bị xuống cấp, hư hỏng, dột nát, mối mọt là không thể tránh khỏi khi chưa có kinh phí đầu tư sửa chữa.
IX/ – CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ DI TÍCH:
Muốn bảo vệ di tích cách mạng Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần. Trước mắt cần phải cử người trông coi, vệ sinh bảo quản, đầu tư ngân sách để sửa chữa nhỏ, những chỗ hư hỏng, xây lại cổng tam cấp, cần có phương án thu hồi lại số đất đai mà hai hộ dân đang mượn tạm để dùng. Mở rộng sân lễ hội..
Cần có bãi đậu xe ô tô, mở rộng đường vào để tạo điều kiện cho khách đến tham quan di tích lịch sử văn hoá cách mạng cũng như các ngày lễ hội của địa phương và dòng họ.
Cần chuyển nhà truyền thống và trụ sở làm việc của xã Đặng Sơn ra cạnh đường quốc lộ 7 gần khu di tích để qui hoạch thành một quần thể văn hóa cho khách đến tham quan được thuận lợi.
Cần có biểu tượng (nghệ thuật văn hóa) về mối tình hữu nghị 2 nước Việt – Lào đã cùng nhau chung lưng đấu cật, chia ngọt sẻ bùi, nhường cơm, sẻ áo cho nhau trên mảnh đất Đặng Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống kẻ thù chung trên bán đảo Đông Dương.
– Cần có chế độ bồi dưỡng cho người trông coi, bảo vệ di tích, cần có phương án bảo vệ tốt trong mùa mưa bão hàng năm.
X/- CƠ SỞ PHÁP LÝ BẢO VỆ DI TÍCH:
Di tích Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần đã được địa phương đưa vào danh mục bảo vệ. Hiện nay đã có các văn bản qui định của Nhà nước và của Bộ văn hóa về việc bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa. Để có điều kiện hoàn thiện khu di tích văn hóa phục vụ khách trong và ngoài nước trên con đường xuyên Việt Lào, đồng thời có điều kiện giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai. Đảng bộ và nhân dân Đặng Sơn tha thiết mong đợi cơ quan chủ quản là Bảo tàng XVNT, Ban QLDT Danh thắng, Sở VHTT, UBND Tỉnh Nghệ An, Bộ văn hóa TT xét hồ sơ và công nhận cơ sở cách mạng thời kỳ XVNT (Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần) là di tích cách mạng thuộc cấp Nhà nước.
Trên trục đường quốc lộ 7 đã có nghĩa trang liệt sĩ thể hiện tình cảm giữa 2 nước Việt Lào gắn bó – Nếu sau khi di tích Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần được xếp hạng sẽ tạo nên một quần thể văn hóa mang nặng tình nghĩa 2 nước Việt Lào – cùng bắt nguồn từ Đảng cộng sản Đông Dương do Bác Hồ sáng lập và rèn luyện.
XI/ – TƯ LIỆU THAM KHẢO KHI VIẾT HỒ SƠ:
– VXNT – NXB Sự thật 1962.
– VXNT – Ban nghiên cứu LS Đảng tỉnh ủy NT-NXBST 1981
– Những người cộng sản trên quê hương Nghệ Tỉnh 3 tập – NXBNT 1982
– Lịch sử phong trào phụ nữ NT tập I-NXBNT 1990.
– LBNT tập I – NXBNT 1984.
– Danh nhân Nghệ Tĩnh – 3 tập NXBNT 1990 .
– Những người cộng sản trên quê hương NT – Sử đảng – NXBNT 1986.
– Nguyễn Ái Quốc trên đường về nước – NXBC Trị, quốc gia 1994.
– Con người và con đường của Sơn Tùng – NXBVH – TT – Hà Nội 1993.
– Võ Nguyên – Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam từ
1858 – 1945.
– Nữ chiến sỹ Xô Viết NT-NXB phụ nữ – HN 1980
– Dự thảo XVNA – Ban tuyên huấn NA – 1956
– Nghệ An đỏ – Tỉnh ủy Nghệ An 1975
– Lịch sử đảng bộ huyện Đô Lương 1991
– Lịch sử công an Nghệ tĩnh – NXB NT 1985.
– Hồi ký đồng chí Bảo – thư ký của đ/c Hồ Tùng Mậu – Trung ương ủy
viên – bí thư tỉnh ủy Nghệ An.
– Hồi ký và xác nhận của đ/c Nguyễn Tài – phó phòng biên chính liên khu 4. – Tài liệu về cuộc đời hoạt động của đ/c Hồ Tùng Mậu do Thanh và Phi
Hùng viết.
– Nghiên cứu lịch sử số 158 (số 9 + 10) Viện sử học 1974.
– Hồi ký và bản xác nhận của đ/c Cao Xuân Tùng – Phó ban quốc tế đài
tiếng nói Việt Nam.
– Hồi ký và bản chứng nhận của đ/c Nguyễn Chính Giao – Phó trưởng ban
đối ngoại Trung ương Đảng.
– Hồi ký của các đ/c Đào Việt Hưng – Chính ủy quân tình nguyện Việt
Nam tại Lào – Phó ban công tác miền Tây.
– Tổng hợp các tư liệu qua 2 lần hội thảo khoa học 1988 – 1990 của Ban
nghiên cứu LS Đảng Nghệ Tĩnh. (Viện khoa học xã hội quốc gia Lào yêu
cầu).
– Công văn BCH Tỉnh ủy Nghệ An số 32 CNTU ngày 2 – 4 – 1993 – Bạch
Hưng Đào ký.
– Sách gia phả họ Mạc ở Nghệ Tĩnh (in tại Hà Nội 1979).
– Gia phả họ Nguyễn Cảnh và Nguyễn Văn ở Đô Lương.
– Các tư liệu bảo tàng tổng hợp Nghệ An.
– Tài liệu do phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Trần Củng cung cấp ở Hà Nội.
– Tài liệu do Trần Tiến Anh (con Trai đ/c Trần Tố Chấn) – Ban đối ngoại
Trung ương Đảng cung cấp.
– Tài liệu do đ/c Hoàng Trần Trực, con trai cụ Hoàng Trần Siêu nghỉ hưu ở
Hà Nội cung cấp.
– Tham khảo các tài liệu viết trên các sổ báo Nghệ An viết về Đô lương
trong mục đất nước và con người (các bài Trần Tố Chấn – Hoàng Trần
Thâm…)
– Cuộc họp tọa đàm của cán bộ và các lão thành CM ở Đặng Sơn.
– Lời kể của cụ Nguyễn Văn Luyện và các cụ ở xã Nam Sơn.
– Lời kể các cụ lão thành cách mạng và các bậc cao tuổi ở xã Bắc Sơn.
– Lời kể của những người cao tuổi trong dòng họ Trần như: Bà Trần Thị Liên (em gái Trần Tố Chấn 94 tuổi, Trần Sỹ Viện 80 tuổi (tộc trưởng), Trần Sỹ Tiến 78 tuổi – Hà Thị Tính 83 tuổi (vợ đ/c Trần Sỹ Nghinh em trai Trần Tố Chấn). Trần Sỹ Thế 65 tuổi con trai Trần Sỹ Lung và các lão thành trong làng Phú Nhuận.
– Lời kể của cụ Hoàng Trần Phô 85 tuổi LTCM – Phụ trách thanh niên năm 1930 – 1931. Hoàng Trần Trực TKN, Hoàng Trần Thưởng ( Nhạc) TKN, Bùi Nguyên Kha 85 tuổi (học tại nhà thờ, Lương Đắc Khả 87 tuổi, nông hội đỏ 1930 – 1931. Trần Thị Phùng 90 tuổi, cơ sở in ấn tài liệu, Hoàng Trần Đạt (con Hoàng Trần Thấu ĐV 1930 – 1931….
– Tham khảo tài liệu và hiện vật, hồ sơ di tích Đình Lương Sơn tại nhà truyền thống xã Đặng Sơn và kho tư liệu cơ quan bảo tàng XVNT.
Bảo tàng XVNT Cán bộ lập hồ sơ Trương quế Phương
Trưởng phòng văn hóa- TT-TT Huyện Đô lương
Sở văn Hóa TT& DL tỉnh Nghệ an
Ban Quản lý DT& DT tỉnh Nghệ an.
(Ký và ghi họ tên)
|
UBND Tỉnh Nghệ an.
UBNDHuyện Đô Lương
UBND xã Đặng sơn
UBND xã Nam sơn
T/M Hội đồng gia tộc
Họ Hoàng Trần Đặng sơn
|
Hoàng trần Hoà ĐT: 0976501354; Email: hoangtranhoa@gmail.com sưu tầm
NGHỆ AN – ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI
1-11-1994 |
|
|
|
Hoàng Trần Thâm
Nhà thờ họ Hoàng Trần, Đặng Sơn (Đô Lương), một di tích lịch sử và cũng là nơi thờ phụng liệt sĩ Hoàng Trần Thâm người đảng viên cộng sản tỉnh ủy viên thường vụ tỉnh ủy trưởng ban tuyên huấn và kinh tài, kiên cường bất khuất trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Hoàng Trần Thâm với bí danh là Công – Hứa – BḠkhi đi hoạt động cách mạng. Anh sinh năm 1909 là con thứ 2 của cụ Hoàng Trần Đài, một người yêu nước đã từng bôn ba tìm đến căn cứ của Hoàng Hoa Thám mong được góp sức diệt giặc. Cụ còn là thành viên của tổ chức Đông kinh nghĩa thục.
Hoàng Trần Thâm sinh ra trong làng quê có truyền thống cách mạng. Anh thông minh, dũng cảm, học rất giỏi và ham đọc sách, nhất là sách của cụ Phan Bội Châu.
Hiểu được tính nết con trẻ, người cha càng mừng thầm. Ông cùng với Anh Trai là Hoàng Trần Siêu bỏ tiền mời thầy giáo Võ Xuân Sướng (anh em cùng cụ Võ Mai) người Diễn Châu (là đồ đệ của cụ Phan Bội Châu về dạy học. Lớp học do cụ Đài mở toàn là những học sinh là con cháu nội, ngoại của họ Hoàng Trần và học trò cụ Hàn Siêu đều có trí lớn, thông minh trong đó phải kể đến người học trò Trần Tố Chấn con cụ bà Hoàng Thị Bá, cô ruột của Hoàng Trần Thâm. Số học trò theo học cùng lớp sau này đều trở thành hoạt giống đỏ trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh góp phần đóng góp cho phong trào cách mạng quốc tế như Trần Tố Chấn – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Thái Lan trưởng ban Biên chính Việt Miên Lào.…
Từ năm 1925 trở đi, phong trào cách mạng trong nước phát triển cả bề rộng và bề sâu ở phủ Anh Sơn. Hội Việt Nam thanh niên cách mạng hoạt động mạnh mẽ, trụ sở của Hội đặt ở hiệu Yên Xuân, uy tín của Hội ngày càng lớn, hội viên tham gia ngày càng nhiều. Anh Thâm phải nghỉ học và đi xa nhà luôn. Bộ phận xuất dương ra nước ngoài hoạt động với Trần Tố Chấn cùng hội tụ nhau lại rời khỏi đình Phú Nhuận, vượt lên Vều (Phúc Sơn) để sang Lào rồi sang tổ chức Trại Cày của cụ Đặng Thúc Hứa ở Xiêm. Năm 1928 đồng chí Nguyễn Sĩ Sách và Hà Huy Tập cùng đồng chí Hoàng Trần Thâm. Trần Hữu Thiều về đây xây dựng phong trào, tuyên truyền vận động công nhân và giác ngộ cách mạng cho quần chúng. Năm 1929, đồng chí Võ Mai, Trần Văn Cung và tiếp đó là Nguyễn Phong Sắc luôn về đây gặp Hoàng Trần Thâm và cụ Hoàng trần Siêu tại Đặng Sơn, rồi lại từ Đặng Sơn tỏa ra các vùng lân cận.
Năm 1930, sau khi Đảng CSVN ra đời, đồng chí Nguyễn Phong Sắc, trung ương ủy viên Bí thư xứ ủy Trung Kỳ đã kết nạp Hoàng Trần Thâm vào Đảng trên mảnh đất quê mẹ Đặng Sơn. Sau đó anh được bầu làm bí thư phủ ủy, thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An (đồng chí Nguyễn Tiềm làm bí thứ).
Để xây dựng phong trào, phát triển lực lượng cách mạng, tổ chức đã giao cho anh về xây dựng và kết nạp đảng viên thành lập ra chi bộ Bạch Thược tại tổng Đặng Sơn. Riêng số đảng viên trong họ Hoàng Trần đã có 5 người. Phong trào ở phủ Anh Sơn và Tổng Đặng Sơn ngày càng phát triển. Hoàng Trần Thâm được phân công làm công tác tuyên truyền và kinh tài của tỉnh. Ngày đêm anh như con thoi, hôm nay ở huyện này mai đã nhảy sang huyện khác – Anh làm việc quên ăn quên ngủ.
Để có thêm kinh phí hoạt động cho Đảng, anh đã xin phép cụ Hoàng trần Đài và anh Trai Hoàng Trần Liễn cho bán đi 3 sào ruộng để mua 1 con thuyền ngược dòng Lam lên miền ngược rồi lại về Vinh nhận công văn chỉ thị cho Đảng, đi phát khắp mọi miền.
Ngày 12 – 4 – 1931, trong khi anh đang say sưa diễn thuyết tuyên truyền cách mạng tại Hạnh Lâm ( Thanh Chương) trước đông đảo hàng ngàn người lắng nghe thì kẻ thù đã lẻn đến bắn trộm anh. Anh ngã xuống trong tình thương tiếc vô hạn của đồng bào – đồng chí. Lúc đó anh mới 23 xuân xanh.
Sau khi anh mất – Từ báo cờ giải phóng của Phủ ủy Anh Sơn có đăng tin buồn và nội dung “.. Đồng chí Hoàng Trần Thâm, tức Công, tức Hứa đã vì cách mạng mà hi sinh, vĩnh biệt đồng chí những người cách mạng sẽ trả thù cho đồng chí và noi gương đồng chí…”
Mộ anh hiện đặt ở nghĩa trang liệt sỹ Truông Con Đọi huyện Đô lương. Phía sau mộ anh nhấp nhô các dòng chữ ghi tên các liệt sĩ huyện Đô Lương trong thời kỳ cách mạng. Họ là đồng đội, là con cháu của anh đã đứng lên tiếp bước cha anh làm tròn nhiệm vụ lịch sử mà anh đang bỏ dở.
Mặc dù còn bộn bề khó khăn và thiếu thốn, song Đảng bộ và nhân dân Đô Lương đã cố gắng với khả năng mình quyên góp từng đồng tiền hạt gạo từ trong lòng những người dân yêu nước để xây dựng nên một nghĩa trang to đẹp hôm nay.
Nơi anh nằm là di tích Truông Con Đọi đã đi vào lịch sử của dân tộc, vì nơi đây năm 1930 – 1931, hàng ngàn người dân yêu nước Đô Lương đã dóng trống phất cờ đứng lên đấu tranh giành chính quyền Xô Viết.
Vượt qua bến phà tấp nập ngược xuôi là Đặng Sơn – quê mẹ anh đó. Với bãi cát Đặng Lâm lịch sử. Với nương dâu, bãi ngô chảy dài một màu xanh như báo hiệu một mùa bội thu sắp tới. Dòng sông Lam đã tắm mát đời anh vẫn bốn mùa lặng sẽ chảy về xuôi như gợi nỗi nhớ, niềm thương, nhắc nhủ mọi người sống trọn vẹn nghĩa tình trên mảnh đất có chiều dày lịch sử.
TRƯƠNG QUẾ PHƯƠNG
(Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh)
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.