- Đang online: 1
- Hôm qua: 670
- Tuần nay: 11386
- Tổng truy cập: 3,388,562
Công chúa Mạc Thị Tuyết Lan nặng nghĩa hiếu trung.
- 472 lượt xem
Nguyễn Xuân Toàn.
Nhà Mạc sau khi thất thủ ở Thăng long đã rút về cố thủ ở Cao Bằng trong 85 năm ( 1592- 1677). Do vậy tại đây vẫn lưu hành nhiều truyền thuyết liên quan đến vương triều nhà Mạc. Đặc biệt câu chuyện công chúa Mạc Thị Tuyết Lan được in đậm trong ký ức dân gian, để lại nhiều dẫu tích trong địa danh đất Cao Bằng.
Năm Đinh Tỵ (1677) niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2 đời vua Lê Hy Tông và chúa Trịnh Tạc là thời thịnh trị, vua Lê cử tướng Đinh Văn Tả, Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Triều Hoa, Hoàng Triều Ân… mở cuộc tổng tiến công vào đại bản doanh nhà Mạc ở Nà Lữ – Cao Bình. Quân Mạc đưa đạo quân cấm vệ hùng mạnh vào cuộc chiến đấu một mất mọt còn. Nhiều trận kịch chiến diễn ra ác liệt đẫm máu ở phòng tuyến sông Mãng khi nước sông lên to. Chiến tuyến sông Mãng bị vỡ, quân Lê- Trịnh đã đánh chiếm được vương phủ Cao Bình- Nà Lũ.
Mạc Kính Vũ (1638- 1677) cùng quần thần chạy lên vùng núi đá Lũng Phầy – Phúc Tăng, cố thủ để chống lại nhà Lê. Vua ở vùng Lũng Phầy nên gọi là Lũng Hoàng đế. Quân của Hoàng Triều Ninh vây kín vùng này từ Phúc Tăng đếnMinh Tâm ( xã Lam Sơn, xã Hồng Việt, Hòa An) ở Lũng Hoàng, hoàng hậu và hai công chúa thứ hai và thứ ba không chịu hàng nhà Lê nên gieo mình xuống sông Dẻ Rào ở hát Dã Vuồng tự vẫn, Mạc Kĩnh Vũ thoát khỏi vòng vây chạy về thành Phục Hòa.
Còn công chúa Mạc Thị Tuyết Lan thường gọi là Tiên giao, mới 13 tuổi, mải chơi, giả làm trai trốn qua sông mãng sang trường quốc học Bản Thành chơi với cô gái xinh đẹp cũng 13 tuổi con bà cấp dưỡng trường này. Chồng bà cấp dưỡng là lính nhà Mạc bị chết trận. Khi quân nhà Lê chiếm được Bản Phủ Cao Bình, bà cùng con gái và công chúa Tiên Giao chạy trốn về vùng hồ Ba Bể, Chợ Rã (Bắc Cạn). Bà cấp dưỡng có công với nhà Mạc được nhà Mạc cấp đất phong thưởng cho bà, đất đó gọi là “Nam Mẫu” (người mẹ ở phía Nam) xuống Bộc Bộ, trên đường đi ba mẹ con (bà cấp dưỡng nhận công chúa là con), hai chị em ngồi khóc than trên đỉnh đèo 9nay đỉnh đèo này gọi là đèo Giả Hảy – đèo con gái vua khóc). Ở Ba Bể hai chị em có tiếng đẹp người, đẹp nết lại hát hay. Năm 17 tuổi công chúa nghe tin cha Mạc Kính Vũ chưa chết đã chạy về Phục Hòa, sửa lại thành củng cố lực lượng, mở chợ tỉnh gọi là Háng Seéng (chợ sảnh tỉnh đường). Hai chị em rủ nhau trốn về phục Hòa, sau nhiều ngày lặn lội, đói rét mới đến được bờ sông Bằng ở Phiêng Lâu, bị quân nhà Lê bắt được. Một buổi trời mưa, trời nắng gay gắt, quan chưởng độ Đinh Văn Tả đang thị sát ở đồn tiền tiêu, nghe tiếng ồn ào ra xem thấy đám lính đang vây quanh hai cô gái trẻ. Một cô mặt tái mét, mắt nhắm nghiền nằm sõng soài trên vệ cỏ. Còn cô kia hoảng hốt lay gọi kêu cứu. Quan chưởng đô ra lệnh khiêng cô này vào trong lán, đắp nước lạnh trên trán. Đến chiều cô gái tỉnh lại trình bày với quan Đinh Văn Tả, hai cô là hai chị em, bố mẹ đã mất, ở với người họ hàng. Họ định gả bán hai cô. Không ưng hai cô bỏ trốn, đi đường bị đói nhiều bữa, một cô say vì ăn lộc quả vả, nay chưa biết về đâu?
Động lòng thương, quan Tả nhận hai cô làm thị nữ. Hai cô lạy tạ ơn cứu mạng, hầu quan Tả rất tận tụy, làm đẹp lòng chủ nhân. Quan chưởng đô cũng bớt nỗi buồn cô đơn xa quê hương, xa vợ con ở Hải Dương.
Theo lệnh vua, Đinh Văn Tả năm 1677 sau khi đánh tan nhà Mạc ở Cao Bình được ở lại Cao Bằng tiếp tục truy quét tàn quân Mạc và tuyền truyền nhân dân theo nhà Lê đã chiến thắng. Quân Mạc còn chiếm thành Phục Hòa được 8 năm (1677-1685). Tướng Đinh Văn Tả đóng quân ở Tổng Lao, sau gọi là xã Tiên Giao, tên công chúa Mạc, nay là xã Tiên Thành huyện Phục Hòa. Xã Tiên Giao ở bên hữu ngạn sông Bằng, còn quân Mạc ở bên tả ngạn sông Bằng có thành Phục Hòa làm căn cứ chính.
Được biết tin con gái cả bị bắt đang sống ở nơi đóng quân của Đinh Văn Tả, Mạc Kính Vũ vào một đêm trăng thanh ở nơi bến sông Phục Hòa nhìn sang bên kia sông- nơi con mình bị giam cầm. Kính Vũ chạnh lòng làm một bài thơ rất lâm ly thống thiết rồi sai người bí mật mang thơ đến cho công chúa Tuyết Lan, tức Tiên Giao. Nàng đọc thơ hiểu ý vau cha.
Khi đó công chúa Tiên Giao làm tỳ nữ hầu hạ tướng Đinh Văn Tả. Có những đêm trằn trọc nằm cạnh, tướng Tả giải bày tâm sự cùng cô cả: “ Quân Mạc đã đến nước đường cùng, nên lấy khoan dung tạo lối thoát. Nếu tiến công nhau thì “cùng quá hóa liều”, đôi bên đều tổn thất”. Tướng Tả bàn với hai cô, muốn kéo dài cuộc vây hãm thì phải tổ chức sản xuất tự túc lương thực để nuôi quân, và đẻ yên lòng binh sĩ, vì họ muốn đánh nhanh, thắng nhanh để mau chóng được về với gia đình, vợ con nên phải tổ chức vui chơi giải trí giữa binh lính với nhân dân cùng cày cấy, cùng vui chơi múa hát. Hai cô được giao tổ chức múa hát trong những đêm trăng sáng, hiện nay còn tồn tại tiếng hát lượn Slương, lượn Nàng Hai (nàng trăng).
Vua Lê ở kinh thành nghi ngờ tướng Tả cứ nấn ná, trừ trừ chưa đánh thành Phục Hòa, bèn ra lệnh phải hạ thành Phục Hòa dứt điểm trong mùa gặt 1685. Tướng Tả chỉnh đốn quân cơ, định ngày xuất quân công thành. Bất ngòe đêm hôm trước hai cô tỳ nữ của tướng Tả nhảy xuống sông tự vẫn. Cô cả để lại bức thư tự thú là công chúa cả của vua Mạc, cô thứ là bạn kết nghĩa. Hai cô vì chịu ơn cứu mạng của Tả tướng, được Tả tướng ư ái, nặng tình, tâm sự trong những đêm năm canh nay lại không ủng hộ chủ đánh thành Phục Hòa là bất nghĩa, mà ủng hộ để chống lại cha mình là bất hiếu, bất trung. Trước tình cảnh bế tắc không lối thoát, ben kết liễu đời mình để giãi bày tấm lòng với trời đất.
Tướng Tả bùi ngùi thương tiếc, lùi thời gian tiến công 100 ngày, tổ chức lễ tang trọng thể cho hai cô. Thời gian này tướng Tả cử lão Bộc làm sứ giả bí mật sang thành Phục Hòa thuyết phục nhà Mạc tự giải giáp. Ông cam kết tạo mọi điều kiện để họ tôn thất vua Mạc tìm nơi ẩn tích, hàng binh được đối xử tử tế, cấp tiền gạo cho về quê làm ăn bình thường.
Cuối năm 1685 tướng Tả vào thành Phục Hòa, cửa thành mở toang, bỏ ngỏ, quân Mạc án binh bất động, hạ vũ khí xin hàng. Việc thu hồi mảnh đất cuối cùng không đổ máu. Về sau nơi quân Mạc tự giải giáp đặt tên là xã Quy Thuận, hiện nay là xã Hòa thuận, thị trấn huyện Phục Hòa. Còn công chúa Mạc thị Tuyết Lan tức Tiên Giao để lại cho ngày nay những điệu lượn then múa Slượn. Nàng Hai ở Tổng Lao đổi là xã Tiên Giao và nay là xã Tiên Thành huyện Phục Hòa.
Ở xã tiên thành còn dấu tích ngôi đình ở gò đất giữa cánh đồng có bức hoành phi chạm chữ “ phục kích vi đình” là bản doanh của tướng Tả. Hai bên bờ sông Bằng còn có nhiều đại danh là nơi đóng quân, đài quan sát, trạm gác của quân nhà Lê như trạm Mủng Thiên, trạm Phiêng Lâu, Phiêng Cọn… Ở Phiêng Lâu có miếu thờ công chúa Tiên Giao, nơi công chúa bị bắt, gặp tướng Tả lúc mới đến Phiêng Lâu.
Trong suốt 8 năm ở xã Tiên Giao, tướng Tả khuyến khích quân sĩ, họ hàng lấy vợ người đại phương để đỡ nhớ nhà và ổn định lâu dài, thành lực lượng chính trong sản xuất đồng ruộng. Đến nay họ Đinh ở xã Tiên Giao (đổi là Tiên Thành) chiếm số đông là người gốc Hải Dương.
Ở xã Hòa Thuận thị trấn Phục Hòa hiện nay lấy ngày 18-2 hằng năm là ngày hội pháo hoa để tưởng nhớ đến công ơn tướng Đinh Văn Tả đã thuyết phục nhà Mạc quy hàng, nhờ đó không xảy ra chiến tranh, nhân dân được sống hòa bình, và lưu truyền về cuộc đời bất hạnh của công chúa Mạc Thị Tuyết Lan, nặng tình hiếu trung mà buông mình xuống sông để bảo toàn hiếu nghĩa.
( Tạp Chí Xưa- Nay số 346 (12-2009) trang 16-18)
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.