- Đang online: 2
- Hôm qua: 1234
- Tuần nay: 42330
- Tổng truy cập: 3,472,674
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM, THÁI KHẮC VIỆT TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐẠI DIỆN BAN LIÊN LẠC DÒNG HỌ TÂY KỲ VƯƠNG NGUYỄN KÍNH
- 283 lượt xem
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM, THÁI KHẮC VIỆT TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐẠI DIỆN BAN LIÊN LẠC DÒNG HỌ TÂY KỲ VƯƠNG NGUYỄN KÍNH
Nhằm tạo điều kiện và nâng cao mối quan hệ truyền thống rất tốt đẹp giữa hai dòng họ Mạc – Nguyễn, qua một thời gian kết nối lại được 2 dòng họ và có thêm các thông tin liên quan đến hoàng tộc nhà Mạc trị vì ở Thăng Long rồi đến thời kỳ dời đô về Cao Bằng. Sau khi các chi phái Nhà Mạc đã tập hợp và thống nhất thành họ Mạc toàn quốc đã có sự liên lạc với dòng họ của Tây Kỳ vương Nguyễn Kính, từ năm 2000 trở lại cả hai họ đã có những cuộc thăm viếng lẫn nhau như Đoàn đại biểu Mạc tộc Việt Nam đã đi thăm viếng mộ và dự ngày giỗ Tây Kỳ vương Nguyễn Kính, thăm một số điểm di tích đình, đền, chùa, miếu… mà Tây Kỳ vương Nguyễn Kính được tôn thờ làm thành hoàng, thăm một số điểm di tích lịch sử có công lao xây dựng và tu tạo của Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn (con trai Tây Kỳ vương Nguyễn Kính và là con rể của vua Mạc Thái Tông) như Chùa Phổ Minh (Nam Định), chùa Linh Tiên (Hoài Đức), chùa Dị Nậu (Thạch Thất), đền Lũng Dâu (Bắc Ninh)…
Ngày 29 tháng 4 năm 2015, Đoàn đại biểu Ban liên lạc dòng họ Tây Kỳ vương Nguyễn Kính đã đến thăm và làm việc với Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam- Thái Khắc Việt. Đoàn gồm có cháu đích trưởng Bùi Văn Thịnh, Bác sỹ Bùi Trọng Đạt (Cháu nội dòng trưởng đã chuyển đổi sang họ Bùi). Nhà giáo Nguyễn Tuấn Chiểu và Nhà báo Nguyễn Quang Tình (dòng thứ hậu duệ Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn).
Tại buổi làm việc, đại diện dòng họ Tây Kỳ vương Nguyễn Kính đã đề xuất một số nôi dung như sau:
1- Trong lịch sử và quá trình Nhà Mạc trị vì ở Thăng Long 65 năm với 5 đời vua, phần lớn thời gian đất nước thống nhất, thái bình thịnh trị, đặc biệt là thời kỳ vua Thái Tổ và Thái Tông lãnh đạo, có được thành quả đó có công lao đóng góp rất to lớn của cha con, cháu Tây Kỳ vương, đặc biệt là Tây Kỳ vương và Đà Quốc công( sử sách đã ghi). Vì vậy để tỏ lòng tri ân công lao của các bậc đại công thần, dòng tộc của Tây Kỳ vương đề nghị Hội đồng Mạc tộc ghi nhận và đề xuất việc tạc tượng thờ các vị công thần lập quốc như Khiêm vương Mạc Kính Điển, Tây Kỳ vương Nguyễn Kính, Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn…ở nhà Thái miếu Hải phòng.
2- Đề nghị Mạc tộc chấp nhận việc để dòng họ Nguyễn Kính tham gia các hoạt động của Mạc tộc và Mạc tộc cũng tham gia các hoạt động của dòng họ Nguyễn Kính, coi đó là một việc làm thường xuyên để duy trì và nâng cao mối quan hệ tốt đẹp truyền thống giữa hai dòng họ và mối quan hệ ( vua- tôi) đã có từ xưa đến nay.
3- Trong quá trình tuyên truyền, tìm hiểu về lịch sử của vương triều Mạc đã được Nhà nước, các nhà sử học, khoa học, nhà nghiên cứu tập trung làm việc để đánh giá đúng sự thật khách quan về Nhà Mạc, nên có đánh giá thêm về công lao của các bậc trung thần như Nguyễn Kính và Mạc Ngọc Liễn… Trong đó có vai trò rất quan trọng của Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn và Thái trưởng công chúa Phúc thành Mạc Thị Ngọc Lâm với các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật còn lưu truyền đến ngày nay…
Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, Chủ tịch HĐMT VN Thái Khắc Việt đã có ý kiến như sau:
1- Nhất trí với các ý kiến đề xuất của đại diện dòng họ Nguyễn Kính. Công lao của các cụ Nguyễn Kính và Mạc Ngọc Liễn là rất to lớn. Việc đánh giá lại lịch sử cho công bằng là việc làm cần thiết nhưng vẫn cần có thêm thời gian để các nhà khoa học và sử học đánh giá. Công lao của cụ Mạc Ngọc Liễn sau khi Khiêm Vương Mạc Kính Điển qua đời ở Cao Bằng đã ổn định và chèo lái giữ cho nhà Mạc tồn tại đặc biệt là bản di chúc nổi tiếng của cụ đã ghi trong sử sách dặn vua Mạc giữ vững được đất đai Tổ quốc mà không cầu viện người nước ngoài về đánh nhà Lê Trung hưng tránh cho dân khỏi lầm than vì chiến tranh, việc đó phải được tuyên truyền rộng rãi.
2- Cần tập hợp, sưu tầm và bổ sung thêm các tư liệu của dòng họ cũng như lịch sử để tổ chức một cuộc Hội thảo khoa học nhằm đánh giá đúng công lao, sự nghiệp của các cụ để cho dư luận hiểu biết một cách đầy đủ. Từ đó mới đủ cơ sở để đề nghị Nhà nước công nhận các cụ như những bậc công thần có công với nước. Đặc biệt lưu ý là tại địa phương vùng Sơn Tây thuộc Xứ Đoài (cũ). Từ trước đến nay người dân cả ở quê hương nơi các cụ sinh ra vẫn thiếu thông tin. Việc làm rõ và sáng tỏ những vấn đề của lịch sử để lại, thế hệ con cháu ngày nay phải có trách nhiệm trao đổi, phổ biến và tuyên truyền. Do đó nên việc tổ chức các cuộc hội thảo về sự nghiệp của các cụ là rất cần thiết, Ban liên lạc của dòng họ Tây Kỳ vương Nguyễn Kính nên có sự đề xuất với Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội, Sở Văn hóa – thể thao và Du lịch Hà Nội, huyện Thạch Thất và xã Dị Nậu là quê hương các cụ để phối hợp tổ chức, việc này làm càng sớm càng tốt. Hội đồng Mạc tộc Việt Nam cũng sẽ phối hợp chặt chẽ trong các cuộc hội thảo này.
Sau thời gian gần nửa ngày cùng làm việc, hai dòng họ đã có sự trao đổi cởi mở, thân thiện và hứa hẹn tạo điều kiện tốt để các thế hệ con cháu hiện nay và tương lai đoàn kết cùng phát triển, đóng góp chung vào việc xây dựng đất nước, làm rạng rỡ tổ tiên và dòng họ.
Ảnh: Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam Thái Khắc Việt thân mật tiếp đại diện dòng họ Tây Kỳ Vương Nuyễn Kính.
Nguồn: Nhà báo Nguyễn Quang Tình- ĐT: 0913.095.677
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH, Hải Phòng
Viết bình luận
Tin liên quan
-
SỞ CÔNG THƯƠNG HỌP TRIỂN KHAI CHỈ ĐẠO CỦA UBND THÀNH PHỐ VỀ TỔ CHỨC CHỢ QUÊ THỜI MẠC 2025 VÀ CÁC SỰ KIỆN LIÊN QUAN:
-
THĂM LẠI DẤU XƯA, DÂNG HƯƠNG TIÊN TỔ NƠI LƯU THỜ LONG ĐAO CỦA MẠC THÁI TỔ
-
MỞ HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ – 2025
-
HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ 2025:
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
-
HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
-
HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC