- Đang online: 4
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12804
- Tổng truy cập: 3,389,022
BÁO CÁO TRUYỀN THỐNG TIÊN ĐÔ MIẾU XUÂN QUÝ TỴ 2013
- 410 lượt xem
BÁO CÁO TRUYỀN THỐNG TIÊN ĐÔ MIẾU
XUÂN QUÝ TỴ 2013
(do Ông Hoàng Ngọc Tuấn Phó chủ tịch UBND Xã Trình bày)
Kính thưa quý vị đại biểu.
Kính thưa các vị khách quý, thưa toàn thể cán bộ và nhân dân cùng chư khách thập phương,
Hôm nay đầu xuân Quý tỵ năm 2013
Được sự nhất trí của UBND huyện Đô Lương cho phép xã Đặng Sơn phục hồi tổ chức Lễ hội Miếu Tiên Đô ( Tiên đô linh từ) mồng 7 tháng giêng, nơi thờ tự các vị tiền nhân có công phò quốc dẹp giặc cứu dân mở mang xây dựng làng xã.
Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ cùng với đông đảo cán bộ, nhân dân xã Đặng Sơn và Chư khách thập phương hội tụ về đây trên mảnh đất địa linh nhân kiệt cùng giữ Lễ khai hạ tế thần Thánh Hoàng, Thượng, thượng, thượng đẳng thần tại Đền Tiên Đô Miếu.
Thay mặt Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ cùng ban tổ chức chúng tôi nhiệt liệt chào đón quý vị Đại biểu, quý vị khách quý cùng toàn thể nhân dân trong toàn xã, du khách thập phương cùng về tham dự lễ hội. Nhân dịp đầu xuân năm mới kính chúc quý vị cùng toàn thể nhân dân, bách gia trăm họ mạnh khỏe bình yên hạnh phúc.
Kính thưa quý vị, thưa toàn thể nhân dân phục hồi tổ chức lễ hội Miếu Tiên đô là việc làm hiếu nghĩa tri ân công đức, chiêm ngưỡng uy linh, thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta.
Kính thưa quý vị.
Miếu Tiên Đô được xây dựng từ xa xưa được trùng tu vào thời thiệu trị (1841-1842) gồm 3 tòa miếu vũ theo thế chữ vương tọa lạc trên gần 3.700m2 khuôn viên có ao, vườn thật là nghiêm trang, đền tồn tại hàng trăm năm thờ phụng 3 vị thần bản cảnh Thành hoàng đó là.
1. Bản cảnh anh dũng Thành hoàng Đại vương Thượng, thượng, thượng đẳng thần Mạc Công Đăng Lượng tự cát giang tử.
2. Bản cảnh Đại Tướng anh linh tôn thần linh ứng Thượng Đẳng Thần Hoàng Công Đăng Ích ( cháu đời thứ 5 tổ Mạc Đăng Lượng).
3. Bản cảnh Bỉnh văn Dương vũ Đại Vương anh linh chi thần gia tặng Đoan Túc tôn thần Hoàng Công Húy Bá Kỳ ( tức Mạc đăng Kỳ) .
Để tưởng nhớ tri ân các vị thần linh ở Tiên Đô Miếu hàng năm nhân dân đã tổ chức các lễ hội trọng thể.
Ngoài các tuần lễ tiết, ngày sóc, ngày vọng (mồng một, ngày rằm) dân làng tế lễ kỳ yên, đặc biệt là ngày rằm tháng 6 ngày húy kỵ của Minh nghĩa Đại Vương Mạc Đăng Lượng (Qua đời ngày 16/6/1604).
Nhân dân tổ chức lễ hội rước kiệu có 8 tráng đinh khênh kiệu long ngai, lọng cờ chiêng, trống đồ tế khí phù vệ uy nghi trọng thể. Lễ hội đền Tiên Đô Miếu đã thu hút đông đảo nhân dân trong làng ngoài xã và các làng trong Tổng, bà con quanh vùng, đạo hữu và chư khách thập phương tham gia.
Trải qua thời gian dài chiến tranh tàn phá Miếu Tiên Đô bị xuống cấp hư hỏng, bị tháo dỡ nay không còn miếu điện, song khí thiêng liêng của Đền Tiên Đô Miếu vẫn trường tồn cùng non sông làng xã.
Năm 2010 thể theo nguyện vọng của nhân dân và để tri ân các bậc tiền nhân có công đánh giặc, chiêu dân lập ấp. Ủy ban nhân dân xã Đặng Sơn đã có Tờ Trình đề nghị được UBND huyện Đô Lương, Sở văn Hóa thể thao và Du Lịch Nghệ an phê chuẩn cho phép phục hồi xây dựng lại Miếu Tiên Đô và tổ chức các lễ hội của đền, vừa qua với tấm lòng hảo tâm, tự nguyện của bà con nhân dân chính quyền đoàn thể và hậu thế của dòng tộc Mạc – Hoàng Trần , tổ chức lập văn bia, thiết lư hương trên nền thượng điện cũ để bái vong linh các vị tôn thần.
Nay đầu xuân Quý tỵ Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMT Tổ quốc xã Đặng Sơn tổ chức Lễ hội Đền Tiên Đô nhằm lễ Khai hạ theo phong tục cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Đền Tiên đô mồng 7 tháng giêng âmlịch được tổ chức trong 2 ngày. Ngày 06 tết lễ hội thể thao, văn nghệ truyền thống, sáng ngày 07 tết lễ tế thần Thành Hoàng tại Đền Tiên Đô.
Kính thưa quý vị Đại biểu, thưa toàn thể nhân dân và chư khách thập phương.
Để có cuộc sống thanh bình, văn minh hạnh phúc hôm nay chúng ta mãi mãi ghi sâu công lao to lớn của các bậc tiền nhân đã anh dũng dẹp giặc chiêu dân, lập ấp mở mang dân trí khuyến khích canh nông, tằm tang dệt lụa khắp cả một vùng rộng lớn từ Nam Đàn- Thanh chương, Anh Sơn.
1. Vào những năm đầu thế kỷ 16 Thái Quốc Công Mạc Đăng Lượng là hậu duệ đời thứ 7 của Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đình Chi, là chú ruột của Thái tổ Mạc Đăng Dung ngài là con trai trưởng của cụ ông Mạc Đăng Trắc, cụ bà Đậu Thị Minh.
Dưới triều Lê năm 17 tuổi đỗ tam giáp Tiến sỹ ra làm quan được phong danh tướng Hoàng Quận Công, tước Thái Quốc Công, tặng Hiển Công Vương, dưới triều Mạc được phong Phó Quốc Vương . Ngày 16 tháng 2 năm đại chính thứ 7 (1535) ngài cùng em là Mạc Tuấn Ngạn phụng chiếu Thái Tông Mạc Đăng Doanh đưa hơn 1 vạn quân và thuộc hạ vào trấn thủ đất Hoan Châu (Nghệ An ngày nay) đóng Đại Bản doanh ở xứ Tiên Đô vùng Đô Đặng huyện Nam Đường nay thuộc 3 xã Nam, Bắc, Đặng lấy đây làm cứ nhất điểm để trấn giữ.
Năm 1575 ngài cùng Thạch Quận Công Nguyện Quyện tiến công chiến thắng ở Lèn Hai Vai Diễn châu, năm 1576 chiến thắng lớn ở tại Thanh Hóa được thăng tước Minh Nghĩa Đại Vương.
Sau năm 1592 nhà Mạc thất thế ngài đổi tên Hoàng Đăng Quang, Lê Đăng Hiền ở ẩn tại Thạch Thành ,Thanh Hóa sau chuyển vào vùng Nộn Hồ (Nam Đàn) ẩn dật chiêu dân, lập ấp, dạy học, làm thuốc, làm nông trang. Ngài có công lập ấp Tổng Đặng Sơn với 137 hộ dân. Ngài sinh hạ được 05 người con trai đầu ở Đô Đặng đổi họ Hoàng Đăng sau đổi sang 5 chi họ Hoàng gốc MạcTại huyện Đô Lương nơi có nhà thờ họ Hoàng Trần ở xã Đặng Sơn được nhà nước xếp hạng “ Di tích lịch sử văn hóa “ cấp quốc gia (ngày 05/9/1994). Nơi đây thờ phụng chiến sỹ cộng sản Liệt sỹ Thường vụ tỉnh uỷ Nghệ an hi sinh trong Phong trào Xô viết nghệ tĩnh năm 1931 bị lính tuần phòng bắn lén khi đang diễn thuyết tại đồn điền Hạnh Lâm Thanh chương và Tú tài Hàn lâm viện cung phụng nhà nho yêu nước Hoạt động cộng sản Bí mật thời kỳ 1930-1932 được Tỉnh Uỷ Nghệ an công nhận đợt 3/2 năm 2012. 03 người con đổi họ Lê Đăng (ở Nam Đàn) nơi có liệt sỹ Cộng sản Lê Hồng Sơn là Hậu duệ. Ngài qua đời hưởng thọ 108 tuổi vợ Ngài Mai thị Huệ thọ 108 tuổi. Ngày húy kỵ của ngài là ngày 16 tháng 6 âm lịch năm 1604. Ngài được nhân dân Tổng Đặng Sơn và nhân dân quanh vùng lập đền thờ để ghi nhớ công ơn ngài tại Miếu Tiên Đô từ (1788-1924) đã được các triều Vua triều Nguyễn Tây Sơn và Hoàng Triều Gia Long sắc phong là bản cảnh anh dũng Thành Hoàng Đại Vương Thượng, thượng, thượng Đẳng thần, ngài cũng được nhân dân xã Xuân Hòa huyện Nam Đàn lập đền thờ là Thành Hoàng làng dưới chân núi Tán Sơn thuộc dãy Đại Huệ, đền Tán sơn được nhà nước xếp hạng “ Di Tích lịch sử văn hóa Quốc gia” ngày 23/7/1998.
2. Theo thần tích của đền Hoàng Công Húy Trần Ích ( thần có 7 sắc phong) sinh năm 1705 mất năm 1786 ở làng Đặng Lâm năm Vĩnh Hựu Triều Lê Ý Tông (1735) thi đỗ Hương cống làm quan đến quan Tri Phủ Thừa đông vào những năm 1763 -1770 nơi biên cương có giặc Ai-lao sang xâm lấn ngài lĩnh chức Trung Thành Môn Vệ úy Quả nghị tướng quân xa giá vua đi chinh phạt giặc Ai- Lao ở Trấn ninh (thuộc biên giới Thanh, Nghệ Tĩnh – Sơn La nay thuộc tỉnh Hủa -phăn nước Lào).
Do có công diệt giặc và chăm lo hậu cần cho binh sỹ khi chiến thắng quân lính trở về được ban thăng Bình Nhung Đại Tướng Quân tước Hầu vệ, tuổi già ngài mất ở quê . Giỗ ngày 19 tháng 7 âm lịch, phần mộ được an táng tại xứ Đồng Cao Đặng Sơn, sau khi qua đời năm 1787 ngài được triều Lê truy phong “ Suy Trung Tịnh nan Anh Linh Đại Vương”.
Tương truyền khi chết linh hồn ngài không chịu lìa tan, thường hiện linh phù hộ, giúp dân thôn và các quan binh, ngài ngầm báo mộng giúp dân qua khỏi tai ương được bình an may mắm, nên người đời tôn thờ tâm niệm Đền Tiên Đô Miếu rất linh Thiêng về sau từ (1787) Triều Lê và đến năm 1890 Các Cụ Lý Trưởng Lê Đắc Hoà và Nguyễn Xuân Phức Từ Dưới tấu lên , đến năm 1894-1924 Các Vua Triều Ngyuyễn Thành Thái, Duy tân , Khải Định Thần được phong nhiều sắc Thần Hàng tỉnh và thần cấp Quốc gia , gia phong Mỹ tự Thần Danh cao Quý ” Trác vĩ Dực Bảo Trung Hưng, bản cảnh Đại tướng tôn thần linh ứng Thượng Đẳng Thần” hợp Tự tại đền Tiên Đô Miếu.
3. Theo thần tích còn có Hoàng Công Tự Bá Kỳ ( Mạc Đăng Kỳ) là con trai thứ 3 của Thần tổ Mạc Đăng Lượng ngài có văn võ kiêm toàn ra làm quan có nhiều công lao phò quốc giúp dân, đặc biệt ngài có công lao to lớn đóng góp cho Tổng Đặng Sơn. Theo bản Đặng sơn khoa phả tựa do Hội tư văn Tổng Đặng Sơn lập Bản chữ Hán vào năm 1875 – 1927 ghi: “Ngài có công nghĩ ngợi sáng tạo , người ta đồn rằng: Mọi quy chế Đình vũ trong Thôn, xã đều do ông thảo ra Thượng lương Đình có khắc chữ ” Tân Hội niên’ Không biết thuộc đời nào? Ông lại kiêm thông thạo “Y Lý”, ham học thiền môn nên có hiệu là ” Diệu Đạo Sư trưởng” bản triều phong phúc thần. Ở trong thôn có Ngòi nước sâu tục gọi là ” Bào tiên thuỷ” ở trong nổi lên một gò đất, người trong ấp thường gọi là “Phù Thuỷ ấn” cho nên các triều đại các văn nhân thường lấy nho khoa mà nghiên cứu tham thiền giáo cũng như xem phong thổ vậy; Nhân đây cũng ghi thêm để biết”.
Như vậy từ năm 1787 – 1924 qua văn bia sắc phong thần tích đã được viện nghiên cứu Hán nôm Việt Nam dịch xác nhận có 03 vị thần được tôn thờ ở Tiên Đô Miếu được các triều Đại sắc phong là.
1. Bản cảnh anh dũng Thành hoàng Đại vương Thượng Đẳng Thần Mạc Đăng Lượng do có công chiêu dân lập ấp vùng Nam. Bắc. Đặng.
2. Bản cảnh Đại Tướng anh linh tôn thần linh ứng Thương đẳng thần Hoàng Đăng Ích đánh giặc Ai- lao ở Trấn ninh.
3. Bản cảnh Đại Vương Đoan Túc Tôn Thần Hoàng Bá Kỳ các vị tiền nhân lúc sinh thời có công với dân với nước.
Khi thác xuống ngài hiển linh thầm ứng cứu dân độ thế thật là đúng.
“ Đô Đặng Địa Linh Sinh Tuấn Kiệt
Đặng Lâm Thiên Miếu Dưỡng Nhân Tài”
Các sắc phong Triều Nguyễn cho 3 thần.
– Sắc phong cho Thần phó quốc vương Mạc Đăng Lượng:
1. Năm Duy tân thứ 3( 1907) Nhà vua làm lễ lên ngôi đã sắc phong chung trong một đạo sắc cho 3 thần trong đó sắc phong cho thần Mạc Đăng Lượng với Mỹ tự Thần Danh “Trác Vĩ dực bảo trung hưng bản cảnh Danh tướng Hoàng Quận công thượng đẳng thần”
2.Ngày 25 tháng 7 năm Khải định thứ 9( 1924) nhân lễ thọ “Tứ tuần đại khánh” nhà vua “hưởng thọ 40 tuổi” đã phong một lúc 2 đạo sắc tặng cho 3 thần, trong đó sắc chỉ cho thần Mạc Đăng Lượng tức Danh tướng Hoàng Quận công với mỹ tự thần danh cao quý ” Trác vĩ dực bảo trung hưng bản cảnh Danh tướng Hoàng Quận công phu cách Hồng Hiến Anh dũng Thành hoàng Thăng Tiên đô miếu Thượng đẳng Thần”
– Sắc phong cho thần Bình nhung Đại tướng Hoàng Đăng Ích ( Thần có 7 sắc phong)
1. Sau khi mất (1787) Vua Lê truy phong ” Suy trung tịnh nan anh linh Đại vương“
2. Ngày 25/9 năm Thành Thái thứ 6( 1894) sắc phong thần danh ” Dực bảo trung hưng linh phù chi thần”
3. Ngày 25/11 năm Thành Thái thứ 6 (1894) sắc phong thần Danh ” Trác vĩ Dực bảo trung hưng Thượng đẳng Thần”
4.Ngày 25 tháng 9 năm Thành Thái thứ 9(1897) sắc phong thần danh” Dực bảo trung hưng Linh Phù chi thần”
5. Ngày 25 tháng11năm Thành Thái thứ 16( 1904) sắc phong Thần Danh ” Trác vĩ Dực bảo trung hưng thượng đẳng Thần“
6. Năm Duy tân thứ 3(1907)nhà vua làm lễ lên ngôi đã sắc phong chung trong một đạo sắc cho 3 thần; trong đó Thần Hoàng công Đăng Ích Quả nghị tướng quân sắc phong với Mỹ tự thần danh” Trác vĩ Dực bảo Trung hưng Hoàng công quả nghị tướng quân Bình nhung Đại tướng thượng đẳng thần”
7. Ngày 25 tháng 7 năm Khải định thứ 9( 1924) nhân lễ thọ ” Tứ tuần đại khánh” nhà vua ( Hưởng thọ 40 tuổi) đã phong một lúc Hai đạo sắc tặng cho 3 thần trong đó thần Hoàng công Đăng Ích Quả Nghị Tướng Quân Sắc Phong với Mỹ tự Thần danh” Trác vĩ Dực bảo Trung hưng Hoàng công quả nghị tướng quân Bình nhung Đại tướng Thượng đẳng thần”
– Sắc phong cho Thần Bỉnh văn Dương vũ Đoan túc tôn thần Hoàng bá Kỳ ( tức Mạc Đăng Kỳ)
1. Năm Duy tân thứ 3( 1907)nhà vua làm lễ lên ngôi đã sắc phong chung cho 3 thần trong đó thần Hoàng bá kỳ được sắc phong với Mỹ tự thần Danh” Dực bảo trung hưng linh phù bản cảnh Hoàng công Bỉnh văn Dương vũ Anh linh chi thần gia phong Đoan túc tôn thần”
2. Ngày 25/7 năm Khải định thứ 9(1924) nhân lễ thọ” Tứ tuần Đại khánh” nhà vua ( Hưởng thọ 40 tuổi) đã phong một lúc Hai đạo sắc cho 3 thần trong đó sắc phong thần Hoàng Bá Kỳ với Mỹ tự thần danh” Dực bảo trung hưng Linh phù bản cảnh Hoàng công Bỉnh văn Dương vũ Đại vương tôn thần” gia phong thêm Mỹ tự ” Đoan túc tôn thần”
– Các Ngài khi Xưa được dân làng bầu làm Hậu thần để phục vụ các thần;là Bậc tiên chỉ của làng do có công xây dựng và phụng thờ được thờ ở ban nhà Hậu thần ( xây lăng) không thờ nhà Thượng điện chung với các thần.
1. Hậu thần Hoàng Quý công tự Phúc Thành ( cháu nội thần Mạc Đăng Lượng) tên thuỵ Cương nghị Phủ quân tiên Linh, giỗ 21 tháng giêng cứ đến ngày giỗ dân làng kính tế ở đó.
2. Tổ tỷ Hoàng chính thất Lê thị hàng nhất hiệu từ tiếp nhụ nhân chi linh giỗ mồng 5 tháng 10 cứ đế ngày đó dân làng đến kính tế ở đó.
3.Tổ tỷ Hoàng chính thất Nguyễn thị Hàng nhị hiệu Từ mỹ nhụ nhân chi linh giỗ ngày 12 tháng sáu. cứ đến ngày giỗ dân làng đến kính tế ở đó.
Kính thưa quý vị Đại biểu
Thưa các vị khách quý cùng toàn thể cán bộ, nhân dân và du khách thập phương với lòng biết ơn và tự hào trên quê hương Đặng Sơn có một di sản tâm linh mang tầm cỡ lớn.
Tại Lễ hội Miếu Tiên Đô Xuân Quý tỵ 2013 ta nghiêm trang thành kính tế lễ các vị thần linh cầu mong quốc thái dân an.
Đặng Sơn ngày một giàu mạnh, phồn vinh, Văn minh, Hạnh phúc.
Xin kính chúc quý vị cùng toàn thể muôn dân Xuân mới an khang thịnh vượng.
Đồng lòng chung sức xây dựng quê hương, tổ chức thành công Lẽ Hội Đền Tiên Đô Miếu và nhanh chóng thực hiện đề án xây dựng đến Tiên Đô Miếu để Lễ hội Dền Tiên Đô Miếu trở thành ngày hội lớn như xưa của vùng Đô Đặng.
Xin trân trọng cảm ơn.,
Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã Đặng sơn .
BÀI PHÁT BIỂU
Của đồng chí Bùi thị Đường
Bí thư Đảng bộ xã Đặng Sơn, Đô lương Nghệ an tại Lễ hội – tế lễ thần linh Đền Tiên Đô mồng 7 tháng giêng năm Quý tỵ 2013
Kính thưa quý vị đại biểu
Kính thưa các vị khách quý, Thưa toàn thể cán bộ, nhân dân và chư khách thập phương
Nhân dịp đầu Xuân năm mới, xã Đặng Sơn chúng ta tổ chức Lễ Hội “Đền Tiên Đô”, nhằm phục hồi và tiếp tục phát huy giá trị văn hoá tâm linh, truyền thống, phong tục cổ truyền của dân tộc.
Đây là hoạt động văn hóa, tinh thần có giá trị, tác dụng vô cùng to lớn. Với Đạo nghĩa “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ công người vun xới”được thấm nhuần sâu sắc trong đời sống cộng đồng, mỗi một cán bộ và nhân dân chúng ta.
Xã hội ngày càng đổi mới, đi lên, đời sống vật chất ngày càng được cải thiện, nhà tranh tre được xoá bỏ. Thay vào đó là những ngôi nhà ngói đỏ khang trang đẹp đẽ.
Bộ mặt nông thôn mới trên đất Đặng Sơn nói riêng, Đô Lương chúng ta nói chung ngày càng được thay da, đổi thịt . Đại bộ phận đời sống của nhân dân đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để có một Đặng Sơn phồn thịnh như hôm nay. Lớp hậu thế chúng ta mãi mãi ghi nhớ công lao to lớn của các bậc Tiền nhân đã chiêu dân, lập ấp, mở mang dân trí, khuyến khích Canh nông, nuôi tằm, dệt lụa và biết bao tấm gương sáng anh dũng hy sinh để bảo vệ quê hương, đất nước.
Năm nay chúng ta tổ chức Lễ hội tại đền“ Tiên Đô Miếu” lần thứ nhất sau hàng trăm năm ngừng trệ.
Về với lễ hội để mọi người cùng chiêm ngưỡng, tự hào với truyền thống và sử tích của Miếu Tiên Đô ( Tiên đô Linh Từ).
Đảng uỷ, Chính quyền, mặt trận các Ban ngành, Đoàn thể đã phối hợp với nhân dân quanh vùng tiến hành tổ chức Lễ tế. Với thời gian chuẩn bị ngắn ngủi và cơ sở vật chất cho Tễ lễ còn bất cập, thiếu thốn. Do vậy không tránh khỏi những lúng túng, bỡ ngỡ, khiếm khuyết. Kính mong quý vị đại biểu, quý vị khách quý cùng toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân và chư khách thập phương lượng thứ.
Kính thưa quý vị, các vị khách quý cùng với cán bộ, đảng viên và nhân dân xã nhà.
Cách đây hàng trăm năm dân cư còn ít ỏi, đời sống càng nhiều khó khăn thiếu thốn. Thế mà trên nền điện cũ các thế hệ trước đã dựng xây được ba toà Miếu vũ uy nghi, đủ đầy đồ tế khí. Ngoài tam quan còn có Ngựa chờ, Rồng chầu, Hổ phục quanh năm khói hương nghi ngút, đặc biệt những ngày lễ tết, ngày sóc, ngày vọng dân quanh vùng cũng như hậu thế thường xuyên lễ bái.
Điều này cho chúng ta thấy, Ông cha chúng ta ngày ấy vĩ đại vô cùng. Để xây dựng được Miếu Tiên Đô uy nghi, đồ sộ như vậy đâu chỉ có nước sông và cát bụi, cũng phải có tiền, có của, có công. Mà đặc biệt là phải có tấm lòng hiếu nghĩa, có sự đoàn kết chung tay. Hiểu được như vậy chúng ta mới thực sự tự hào về ông cha, tổ tiên chúng ta ngày trước.
Nay tổ chức lễ Tế Thần trên nền Điện cũ. Mới chỉ có lư hương và tấm văn bia. Là những người đang được Đảng, nhân dân giao trọng trách, trong lòng chúng tôi thấy xót xa tủi hổ, có lỗi lớn với các bậc Tiền nhân.
Song thực tại lực bất tòng tâm, tài chính tập thể chưa thể có đủ để trùng tu xây dựng đền miếu được.
Nhân kỳ Lễ tế các vị thần tại đền Tiên Đô Miếu và dầu Xuân Quý Tỵ năm nay. Thay mặt BCH Đảng bộ, HĐND, UBND, UBMTTQ xã Đặng Sơn chúng tôi xin cảm ơn và bày tỏ lòng cảm kích chân tình tới quý vị Đại biểu, các vị khách quý và thiết tha kêu gọi bằng những tấm lòng vàng, những nghĩa cử cao đẹp, không phân biệt trẻ già, trai gái, tập thể hay cá nhân, tổ chức xã hội hay tổ chức kinh tế, ở xa hay ở gần hãy chung tay đóng góp tiền của, công sức để cùng Đảng bộ và nhân dân Đặng Sơn sớm tiến hành khởi công xây dựng, phục hồi lại Tiên Đô Miếu uy linh.
Chúng tôi xin khẩn thiết kính trình, Kính mong: Huyện uỷ, UBND Huyện, các ban ngành Huyện Đô lương. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các Sở, Phòng, Ban tỉnh Nghệ An và các Bộ ngành Trung Ương, quan tâm giúp đỡ, tài trợ cho đề án xây dựng Tiên Đô Miếu sớm được thực hiện. Âu cũng là thực hiện tâm nguyện của quần chúng nhân dân, tri ân các bậc Tiền nhân và đồng thời để khí linh thiêng của Tiên Đô Miếu được toả sáng, uy linh, phù trì, bảo hộ cho muôn dân, trăm họ an ninh, khang thái.
Mọi đóng góp và công đức xin được liên lạc qua UBND xã Đặng Sơn. Chúng tôi rất hân hạnh được đón nhận.
Kính thưa quý vị, các vị khách quý.
Nhân dịp đầu xuân năm mới, cán bộ, đảng viên và nhân xã Đặng Sơn được chào đón quý vị Đại biểu, quý vị khách quý cùng các chư khách thập phương đã bớt chút thời gian về dự lễ tế các vị thần tại đền Tiên Đô Miếu đã thêm phần trang nghiêm và long trọng.
Thay mặt cho lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Mặt trận, đoàn thể xã Đặng Sơn một lần nữa xin gửi tới quý vị và toàn thể nhân dân lời chúc mừng Năm mới, lời chào kính trọng. Kính chúc quý vị và toàn thể nhân dân mạnh khoẻ, hạnh phúc, chung tay đoàn kết, hiếu nghĩa tri ân. Để thụ hưởng phúc lành bát tiết.
Xin trân trọng cảm ơn./
Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ xã Đặng sơn.
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.