- Đang online: 1
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 18590
- Tổng truy cập: 3,369,912
BÀI PHÁT BIỂU CỦA LÃNH ĐẠO HUYỆN KINH MÔN VỀ HỘI THẢO…
- 225 lượt xem
BÀI PHÁT BIỂU CỦA LÃNH ĐẠO HUYỆN
TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC ” NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA VỀ VŨ AN HOÀNG ĐẾ MẠC TOÀN TẠI HUYỆN KINH MÔN, HẢI DƯƠNG”
(Ngày 13 tháng 10 năm 2011)
_______________
Ông Trần Đức An – Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Kinh Môn phát biểu chào mừng hội thảo.
Kính thưa các vị đại biểu khách quý, Thưa các đồng chí!
Trong không khí Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Kinh Môn đang ra sức thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2011, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 66 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên, tiền thân của Đảng bộ huyện Kinh Môn (23/10/1945 – 23/10/2011), được sự quan tâm của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trung tâm Bảo trợ Văn hóa kỹ thuật truyền thống và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học ” Những di sản văn hóa về Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn” tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Nhân dịp này, thay mặt Huyện ủy, HĐND và UBND huyện, tôi nhiệt liệt chào mừng và kính chúc sức khỏe các đồng chí lãnh đạo Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trung tâm Bảo trợ Văn hóa kỹ thuật truyền thống, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng quý vị đại biểu, chúc Hội thảo khoa học thành công tốt đẹp.
Kính thưa quý vị đại biểu, Thưa các đồng chí!
Kinh Môn là một miền đất địa linh nhân kiệt, một huyện miền núi nằm phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, là kết quả khai hoang, lấn biển của nhiều thế hệ qua hàng ngàn năm lịch sử. Vùng đất này thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nước Văn Lang; thời Trần thuộc Lộ Hải Đồng; thời thuộc Minh là đất của Phủ Tân An. Đến năm Quang Thuận thứ 10 (1469), phủ Kinh Môn là một trong 4 phủ của Thừa tuyên Hải Dương, quản 7 huyện: Giáp Sơn, Đông Triều, Kim Thành, An Lão, An Dương, Nghi Dương và Thủy Đường. Năm 1978 đến nay, huyện Kinh Môn sau lần sáp nhập và chia tách, có 25 đơn vị hành chính, gồm 22 xã và 3 thị trấn.
Mảnh đất và con người Kinh Môn trải qua với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Người dân Kinh Môn xưa nơi sông nước đìu hiu, núi non hiểm trở, từ bao đời nay luôn hăng say, cần cù, sáng tạo, vượt mọi khó khăn, thách thức để xây dựng quê hương từ một huyện kinh tế thuần nông, đang phấn đấu trở thành một thị xã công nghiệp của tỉnh. Mảnh đất này, xưa từng là chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Kinh Môn có một vùng di tích vốn là trang ấp của An Sinh vương Trần Liễu, thân sinh Đức Thánh Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Trang ấp này ngày nay thuộc xã An Sinh, dưới chân núi An Phụ. Ngày nay, tượng Trần Quốc Tuấn đặt tại đỉnh núi An Phụ, thấp hơn đền Trần Liễu là một sự đắc địa và đúng với tâm linh lịch sử. Đây chính là thuỷ đạo nối Tây đô Thanh Hóa với Đông đô nên cuối triều Mạc, bắt đầu Lê Trung hưng, Kinh Môn phải gánh chịu nhiều cuộc tàn phá ghê gớm do cuộc chiến phò Lê và tồn Mạc đã làm cho cả vùng thành chiến địa. Năm 1598, Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng đã từ Thăng Long, vâng mệnh vua Lê Thế Tông, kéo về Kinh Môn thảo phạt “giặc ngụy”, Nguyễn Hoàng đã kéo quân theo đường thủy đến phủ lỵ Kinh Môn làm bản doanh để làm cuộc chinh phạt. Hai trăm năm sau, chính vùng sông nước từ Kinh Môn đến Đồ Sơn lại là vùng đất hoạt động của Quận He Nguyễn Hữu Cầu chống lại triều đình. Ngã ba sông Cầu Ba với sông Đá Bạc cũng là nơi giáp ranh với huyện Thủy Nguyên có nhiều dãy núi đá vôi với nhiều hang động hiểm trở, là nơi lãnh tụ Mạc Đăng Tiết, hậu duệ gốc Mạc, chiêu mộ nghĩa quân khởi nghĩa đánh Pháp ở vùng Hai Sông. Đặc biệt, nơi đây còn ghi dấu ấn lịch sử rất quan trọng: Nơi tử trận của Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn tại bến Thảo Tân.
Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn là ai? Có liên quan gì đến Thủy tổ của Chi họ Hoàng gốc Mạc xã Hiệp An? Bến Thảo Tân ở đâu, tại sao Hoàng đế Mạc Toàn lại bị tử trận tại Bến Thảo Tân? Đó là những câu hỏi lớn cần được các nhà khoa học, nhà sử học cùng hậu duệ Hoàng đế Mạc Toàn nghiên cứu, trả lời và kết luận.
Kính thưa các vị đại biểu khách quý, Thưa các đồng chí!
Kết quả tại hội thảo này là một căn cứ quan trọng để UBND huyện Kinh Môn chỉ đạo ngành chức năng tiếp tục thẩm định, lập hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận những di sản văn hóa về Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn tại huyện Kinh môn, Hải Dương.
Cuối cùng, thay mặt các đồng chí lãnh đạo huyện, tôi xin trân trọng cảm ơn và kính chúc các đồng chí lãnh đạo Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trung tâm Bảo trợ Văn hóa kỹ thuật truyền thống, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Hải Dương, các nhà khoa học, nhà sử học, nhà nghiên cứu cùng quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc Hội thảo khoa học “Những di sản văn hóa về Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn tại huyện Kinh Môn, Hải Dương” thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn./.
( Tin và ảnh: Hoàng Minh Côi)
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM DIỄN RA THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
- HĐMT HẢI DƯƠNG DỰ LỄ KHÁNH THÀNH HỌ PHẠM GỐC MẠC KIM BẢNG, HÀ NAM
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG QUỸ KHUYẾN HỌC KHUYẾN TÀI MẠC ĐĨNH CHI CHO CÁC CHÁU CÓ THÀNH TÍCH TRONG HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- ĐẠI LỄ HÚY KỴ – KỶ NIỆM ĐỨC MẠC THÁI TỔ – QUÝ MÃO 2023
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.