- Đang online: 3
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12388
- Tổng truy cập: 3,388,840
BÀ MẠC THỊ TUYÊN XỨNG ĐÁNG LÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
- 430 lượt xem
BÀ MẠC THỊ TUYÊN
XỨNG ĐÁNG LÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
(Đề nghị BBT WEBSITE Mạc tộc đăng tin này)
Mạc Xuân Kỷ
Nói đến những người con gái hiếu nghĩa của họ Mạc thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, không thể không nói đến bà Mạc Thị Tuyên – con gái cụ Mạc Văn Diễn (còn gọi là cụ Bệch); chồng bà Tuyên là ông Nguyễn Văn Thiết sinh năm 1895, ông bà đều là con nông dân nghèo, trước cách mạng tháng 8/1945 chuyên phải đi cày thuê, gặt mướn cho địa chủ thiên hạ và lĩnh canh nộp tô cho địa chủ trong làng, nhưng gia đình đầm ấm hạnh phúc …. Cụ Mạc Văn Diễn sinh năm 1868 – là nông dân nghèo, học tư thục một ít chữ nho, nhưng thông minh sáng dạ, nhận thức sự sống và thời cuộc rõ ràng; cụ là một lão nông, nhưng có lòng tri ân trời phật và tiên tổ, cụ đã lập Điện thờ Phật và cúng Sao trong Điện nhỏ trên đất nhà mình, nên được trong làng, ngoài tổng ngưỡng mộ việc tế lễ tại Đình, Đền và Văn chỉ – nơi sĩ tử trong vùng dự thi làm quan tổng, quan huyện. Những năm 1940 cụ Diễn được cán bộ Việt Minh từ xã Tạ Xá bí mật liên lạc về thôn Long động – đây là nơi trú ngụ an toàn của cán bộ Việt Minh, họ đã tác động đến các con của cụ có cảm tình với hội “Ái hữu” như lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Nam Tân (1930 – 2000) đã ghi nhận : ông Mạc Văn Bếch, Mạc Văn Mãn, Mạc Văn Chanh (phụ thân của anh hùng Mạc Thị Bưởi) và Nguyễn Văn Thiết (con rể của cụ Diễn) có cảm tình với hội “Ái hữu”- các ông đã bí mật vận động chống bắt lính, đấu tranh đòi giảm tô, chống Nhật bắt dân nhổ lúa trồng đay, trồng cây thầu dầu để phục vụ chiến tranh của chúng và chuẩn bị lực lượng cho cách mạng.
Những hành xử “Ái hữu”, cảm tình với cách mạng của gia đình phụ thân (cụ Mạc Văn Diễn) – Người con gái Mạc Thị Tuyên đã ủng hộ chồng (ông Nguyễn Văn Thiết) hoạt động “Ái hữu” do cán bộ Việt Minh tổ chức.
Bà Mạc Thị Tuyên sinh năm 1898, sinh hạ được 4 người con : Nguyễn Thị Tý lớn sinh năm 1921, Nguyễn Văn Thố sinh năm 1925, Nguyễn Văn Mấm sinh năm 1929, Nguyễn Thị Tý con sinh năm 1932. Ông Thiết, bà Tuyên giáo dưỡng cho con “đói cho sạch, rách cho thơm” cần cù lao động, dù làm mướn hay làm tá điền; chăm chỉ tu luyện. Sau cách mạng tháng 8/1945 các con của ông bà học bổ túc văn hóa biết đọc biết viết. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, anh Nguyễn Văn Thố, chị Nguyễn thị Tý con ôm 1932. Ông Thiết, bà Tuyêhoạt động du kích ở thôn, xã; anh Nguyễn Văn Mấm nhập ngũ quân đội nhân dân Việt Nam.
Gia đình ông Thiết bà Tuyên không những có cảm tình với hội “Ái hữu” của Việt Minh trước cách mạng tháng 8/1945 mà còn là gia đình liên tục hoạt động cách mạng bảo vệ chính quyền cach mạng và chống thực dân Pháp giải phóng dân tộc.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông Nguyễn Văn Thiết bị giặc Pháp giết hại, anh Nguyễn Văn Thố, Nguyễn Thị Tý con hy sinh anh dũng trong kháng chiến chống thực dân Pháp (liệt si), anh Nguyễn Văn Mấm là bộ đội C921 bị thương trong kháng chiến chống Pháp. Anh Mấm xuất ngũ về địa phương còn làm phó chủ tịch UBND xã…
Đảng, Nhà nước ta chủ trương năm 2014 – 2015 xét tiếp những người có công với cách mạng. Có thể nói gia đình ông Nguyễn Văn Thiết bà Mạc Thị Tuyên là gia đình có công với cách mạng (ông Thiết hoạt động chống địch lập làng tề bị chúng giết, 2 con liệt sĩ, 1 con thương binh) và bà Mạc Thị Tuyên – xứng đáng là mẹ Việt Nam anh hùng (tiêu chí mới có 2 con là liệt sĩ).
Mạc Xuân Kỷ – MTHD tại TP.HCM
sưu biên – 29/6/2014
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.