- Đang online: 1
- Hôm qua: 599
- Tuần nay: 12921
- Tổng truy cập: 3,411,576
BA CHI HỌ GỐC MẠC Ở BA TỈNH TÌM RA NHAU CÙNG GỐC RUỘT THIT.
- 298 lượt xem
BA CHI HỌ GỐC MẠC Ở BA TỈNH TÌM RA NHAU CÙNG GỐC RUỘT THIT.
__________________
(Tin và ảnh: Hoàng Minh Côi)
Sáng ngày 21 tháng 7 năm 2013 (tức ngày 14 tháng 6 năm Quý Tỵ), tại Từ đường chi họ Nguyễn Đăng –Phú Ổ (thôn Phú Ổ, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội), Gia tộc Chi họ Nguyễn Đăng đã tổ chức Lễ chính kỵ Thượng tổ Nguyễn Đăng Khoa, hậu duệ đời thứ 5 của Thủy tổ Nguyễn Đăng Hạo. Tới dự Lễ chính kỵ Thượng tổ Nguyễn Đăng Khoa có đoàn đại biểu Gia tộc Chi họ Hoàng xã Hiệp An, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và Chi họ Nguyễn Phúc xã Vũ Phúc, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Tại buổi lễ này đã diễn ra một sự kiện quan trọng: Chi họ Hoàng xã Hiệp An, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; Chi họ Nguyễn Đăng thôn Phú Ổ, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội và Chi họ Nguyễn Phúc xã Vũ Phúc, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình tìm được nhau và kết nối anh em ruột thịt.
Theo Hợp biên thế phả họ Mạc và các tài liệu lịch sử cho biết, Hoàng đế Mạc Mậu Hợp có tổng số 18 người co trai trong đó các Hoàng tử Mạc Toàn, Mạc Cảnh Huân, Mạc Cảnh Thuần và Công chúa Mạc Ngọc Dung là con của vua Mạc Mậu Hợp với Chính phi Vũ Thị Hoành. Mạc Toàn là con trai trưởng được vua cha truyền ngôi vào tháng 11 năm Nhâm Thìn 1592.
Theo gia phả và truyền ngôn của Chi họ Hoàng xã Hiệp An, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, sau sự kiện vua Mạc Mậu Hợp bị thua trận ở Yên Dũng, Bắc Giang, Hoàng đế Mạc Toàn anh dũng hy sinh tại bến Thảo Tân ngày 27 tháng Giêng năm Quý Tỵ 1593 thì 3 em của Hoàng đế Mạc Toàn (là Hoàng tử Mạc Cảnh Huân, Hoàng tử Mạc Cảnh Thuần và Công chúa Mạc Ngọc Dung) được ông ngoại bí mật đem đi nơi khác.
Theo gia phả và truyền ngôn của Chi họ Nguyễn Đăng thôn Phú Ổ, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội và Chi họ Nguyễn Phúc xã Vũ Phúc, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình đều cho biết: Sau sự kiện vua Mạc Toàn bị tử trận tại bến Thảo Tân, để tránh sự truy sát của giặc, cụ Vũ Văn Uyên (là bố vợ của vua Mạc Mậu Hợp) đã đưa 3 người cháu về xã Phú Ổ, tỉnh Sơn Tây (nay là thôn Phú Ổ, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội). Tại đây, cụ Vũ Văn Uyên để lại người cháu trai lớn ở lại lập nghiệp, đổi tên cháu sang tên họ khác là Nguyễn Đăng Hạo, sau này hình thành lên Chi họ Nguyễn Đăng ở Hà Tây. Sau đó cụ Vũ Văn Uyên tiếp tục đưa 2 người cháu (là Hoàng tử Mạc Cảnh Thuần và Công chúa Mạc Ngọc Dung) đến vùng Sơn Nam Hạ, huyện Thư Trì, tỉnh Thái Bình (nay là xã Vũ Phúc, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) lập nghiệp, đổi tên cháu trai sang tên họ khác là Nguyễn Phúc Tiến, cháu gái là Ngọc Dong, sau này hình thành lên Chi họ Nguyễn Phúc ở Thái Bình. Qua nghiên cứu gia phả, hệ thống bia ký, hoành phi câu đối của các chi họ đã thống nhất xác định: Thủy tổ của Chi họ Nguyễn Đăng ở Thạch Thất, Hà Tây Nguyễn Đăng Hạo chính là Hoàng tử Mạc Cảnh Huân; Thủy tổ của Chi họ Nguyễn Phúc ở TP Thái Bình Nguyễn Phúc Tiến chính là Hoàng tử Mạc Cảnh Thuần.
Như vậy, có thể nói giữa Chi họ Hoàng xã Hiệp An mà Thủy tổ là Cảnh tông Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn với Chi họ Nguyễn Đăng ở Thạch Thất, Hà Tây mà Thủy tổ là Nguyễn Đăng Hạo (tức Hoàng tử Mạc Cảnh Huân) và Chi họ Nguyễn Phúc ở TP Thái Bình mà Thủy tổ là Nguyễn Phúc Tiến (tức Hoàng tử Mạc Cảnh Thuần) đều là những Chi họ có quan hệ anh em ruột thịt, là phái hệ chính trưởng của Hoàng đế Mạc Mậu Hợp với Chính phi Vũ Thị Hoành.
Có được sự kết nối quan trọng này là do sự nỗ lực đầy tâm huyết, kiên trì không mệt mỏi trong nhiều năm, nhất là các vị cao niên, cao lão của các Chi họ. Buổi lễ chính kỵ Thượng tổ Nguyễn Đăng Khoa cũng là ngày hội tụ, đoàn viên gia tộc sau nhiều nhiều năm thất lạc, trong không khí mừng mừng, tủi tủi nhưng chan chứa tình cảm thân thương, gần gũi của những người anh em ruột thịt.
Một số hình ảnh:
Gian chính điện Từ đường thờ Thủy tổ Nguyễn Đăng Hạo, tức Mạc Cảnh Huân.
Ông Hoàng Minh Hiệp phát biểu tại buổi lễ.
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
- HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
- HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
- HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
- LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
- HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁNH MẪU MẠC TRIỀU
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC