- Đang online: 4
- Hôm qua: 474
- Tuần nay: 13440
- Tổng truy cập: 3,377,013
Hoàng Nguyên – Có một người như thế (1932-2002)
- 1875 lượt xem
Cầm cuốn sách “35 năm- một chặng đường” của Hoàng Nguyên mới ghi chép năm 2002, tôi vô cùng cảm phục vì biết rằng ông đang bị bạo bệnh, đã qua bốn lần phẫu thuật, sức khoẻ giảm sút nhiều mà vẫn lạc quan làm thơ, viết hồi ký…
“Con sông quê”, tập thơ của ông in hè năm 2001 được nhà thơ Trần Lê Văn, nhà giáo Vũ Huy Động đánh giá là giàu cảm xúc, bình dị và chân thực, gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Bạn bè khen là sâu đậm tình cảm với quê hương, dòng họ, tình bạn, nghĩa thầy. Tôi biết quê hương ông ở Hoàng Giang- Nông Cống- Thanh hoá, vốn gốc Mạc, làm thơ từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường cấp hai Cổ Định và bài thơ được chuyền tay trong giới học sinh lúc đó là bài “Cô mường đồi sim”. Các thầy Nguyễn Trác, Trần Thanh Mại, Cao Hưu Nhu luôn khuyến khích tài năng trẻ này. Ông yêu văn chương từ bé, tập tành sáng tác, ước mơ trở thành nhà văn, nhưng rồi không thành hiện thực.
Ông tâm sự: “Một vài bài văn được thầy biểu dương ở phổ thông đâu phải là cơ sở để thành nhà văn, nhà thơ sau này. Cái quan trọng là phải không ngừng học tập, tích luỹ kiến thức và vốn sống, phải có cả một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc”.
Là một người năng nổ tháo vát, ham học hỏi, ông vừa đi học vừa tham gia công tác ở địa phương. Ông được kết nạp vào Đảng khi vừa tròn 18 tuổi (1950). Từ đây Đảng đã chắp cánh cho ông trong học tập cũng như công tác. Sau chỉnh huấn học sinh, sinh viên ở Liên khu 4, ông được tỉnh uỷ Thanh Hoá điều sang Lào làm cán bộ chính trị (đầu năm 1954), cùng 60 cán bộ rút từ các huyện về. Vốn có năng khiếu công tác quần chúng nên ông đã trưởng thành nhanh chóng. Ông nói vui “Đây cũng là thời gian rèn luyện đôi chân đi bộ dẻo dai, gian khổ trèo đèo lội suối chuẩn bị cho kháng chiến chống Mỹ sau này”. Ông về nước cuối hè 1955 khi nhiệm vụ đã hoàn thành.
Được phân công công tác mới nhưng không phù hợp, ông đành chấp nhận về địa phương, sau đó ông đã ra Hà Nội. Ông nói: đây là cuộc ra đi nhưng thực ra là một hành trình đầy thú vị, nhân dân 2 bên đường vùng mới giải phóng vui như tết, nhiều khi mình lại là khách mời.
Hà Nội mới giải phóng nhiều mặt chưa ổn định, đồng bào hồi cư về đông, chưa có công ăn việc làm. Vợ con cán bộ theo chồng về tiếp quản, đời sống còn khó khăn nhưng nhân dân nói chung đều hào hứng phấn khởi. Trước niềm vui chung của đất nước, ông nghĩ “Mình cố gắng để vào được một trường và bằng giá nào cũng phải học thật tốt vì đó là con đường sống duy nhất”. Nhưng rồi không ít trục trặc về hồ sơ thủ tục nhập học, cũng may có một “Mạnh Thường Quân” giúp đỡ, ông đã vào học khoa Vô tuyến điện Trường Bưu điện Trung ương. Trường này sau được nâng lên thành trường Đai họ Thông tin và hiện nay là Học viện Bưu chính Viễn thông. Ra trường cuối năm 1958, ông được phân công về Đài Điều khiển vô tuyến Trung ương (Sở Bưu điện Hà Nội). Công việc chính ở đây là kiểm tra các tín hiệu vô tuyến điện của các thuê bao và điều hạnh sự hoạt động của các thiết bị phát.
Cuối năm 1960 ông lại được điều sang công tác tại phòng kỹ thuật Văn phòng Trung ương Đảng. Công việc mới mẻ, lại sống trong môi trường công tác đặc biệt nhưng rất được ưu ái. Rồi sau đó không lâu cả đơn vị này chuyển sang Bộ Nội vụ, nay là Bộ Công an.
Ông là người ham học hỏi, có điều kiện thì dù bất cứ hình thức nào tại chức, chuyên tu, bổ túc, học ngày hay đêm ông đều tham gia nhiệt tình và đạt kết quả tốt, nên trên các mặt kiến thức, từ kỹ thuật thông tin, văn học, đến kinh tế, chính trị, đối ngoại…, ông đều có thể đối thoại được. Ông đã qua khoa văn, Đại học tổng hợp, và hoàn thành chương trình đại học thông tin.
Ba mươi lăm năm, thời gian mà “lịch sử gia đình”, thành phần gia cấp là tiêu chí số một để xem xét đánh giá cán bộ nên ông đã phải vất vả thiệt thòi nhiều, có lúc tưởng không qua được, nhưng vốn là con người có bản lĩnh, ông đã chiến thắng.
Ông là người sống chan hoà cởi mở, nghiêm túc trong công việc, thẳng thắn và trong sạch. Khi tiếp quản Sài Gòn, nhiều cán bộ dính chuyện này chuyện nọ. Tay hòm chìa khoá, quản lý cả một cơ ngơi tài sản lớn, nhưng bản thân ông không hề tơ hào.
Năm 1992 ông chính thức nhận sổ hưu và được phân một căn hộ 24m2 trên tầng 4 khu tập thể Thanh Xuân Bắc. Một số hòm máy được ông cải tạo thành bàn, thành tủ, hai chiếc giường gỗ xoan- đóng từ năm 1980 đưa từ Sơn Tây về-là tài sản gia đình.
Nhìn cuộc sống thanh bạch của ông, Trương Bích- một bạn đọc thời phổ thông với ông- đã có thơ:
Ông là đại tá bốn sao
Nên ông được ở nhà cao bốn tầng
Thăng đời đã lắm gian truân!
Thang nhà liệu có chồn chân bạn già.
Ông đã được Nhà nước tặng thưởng:
– Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.
– Huân chương Chiến công hạng Nhất.
– Huy chương vì an ninh Tổ quốc.
– Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
– Huy hiệu chiến sĩ thi đua và nhiều bằng khen do Bộ Công an cấp…
Tôi gặp ông trong Bệnh viện Hữu nghị, qua câu chuyện càng thấy ông là người nhân hậu, khiêm tốn, giản dị và trong sáng, suốt đời cống hiến trong tủi hổ với 50 năm tuổi Đảng, đã kinh qua nhiều khó bí thư chi bộ đến uỷ viên ban chấp hành đảng uỷ cơ quan cục.
Tôi khuyên: “Lúc này, hơn lúc nào hết bác cần tĩnh dưỡng hơn là suy nghĩ và viết lách”. Ông nói giọng nhỏ nhẹ: “Thời gian này la vàng ngọc. Tôi cũng mong những trang viết này, bạn bè thông cảm hiểu nhau hơn và muốn nhắc nhở con cháu không được quên quá khứ, để từ đó phấn đấu vươn lên trong hiện tại bằng chính đôi chân của mình, xứng đáng với hy sinh của những người đi trước, xứng đáng với dòng họ”. Tôi nhớ lại báo Công an nhân sân số 145, tác giả Trần Duy Hiển đã viết về ông với nhan đề “Người Đảng viên công an hưu trí tận tuỵ với công việc”. Kể từ lúc về hưu cho đến nay đã 10 năm, mười năm tham gia công tác ở phường Thanh Xuân Bắc- quận Thanh Xuân. Từ phong trào văn nghệ thể theo đến các hoạt động của hội người cao tuổi, đã đưa phong trào của hội lên đơn vị xuất sắc, ba nhiệm kỳ tổ trưởng dân phố và bốn nhiệm kỳ bí thư Chi bộ B11- B12, đưa tổ dân phố tiếp tục đạt xuất sắc và chi bộ đạt danh hiệu “Chi bộ trong sạch vững mạnh” nhiều năm liền. Hai khoá là Đảng uỷ viên phường Thanh Xuân Bắc, uỷ viên tuyên huấn đảng uỷ đạt thành tích xuất sắc trong công tác tuyên huấn, được công nhận là đảng viên xuất sắc toàn diện trong hai năm 1998-1999. Được Đại tiếng nói Việt Nam biểu dương người tốt việc tốt trong chương trình vì an ninh Tổ quốc (tháng 03-1999). Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã phát nhiều lần. Nhiệm kỳ 2000-2005 ông vẫn được bầu vào ban chấp hành và được cử vào thường vụ, phụ trách chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra Đảng và khối trưởng khối dân vận của đảng uỷ. Ông là một tấm gương mẫu mực của khu phố của gia đình, được dân mến Đảng tin yêu. Suốt một đời phấn đấu không mệt mỏi, luôn đặt lợi ích chung lên trên như lời ông tâm sự: “Chừng nào còn khoẻ thì còn tham gia công tác của phương. Mình làm được gì cho bà còn thì phải cố gắng, như thế cũng là tự giúp cho mình sống vui khoẻ, lành mạnh và trẻ lâu”. Qua đó tôi càng hiểu được ý nghĩa lớn lao khi ông viết hồi ký “35 năm- một chặng đường”, trong những ngày tháng nằm ở bệnh viện, đang đấu tranh với bệnh tật, với tử thần. Ngày 10-07-2002, ông đã trút hơi thở cuối cùng trong niềm tiếc thương vô hạn của những người thân và bè bạn xa gần. Ông trở về với Đất, khiến tôi nhớ lại những bài thơ cuối cùng ông tặng tôi, trong đó có khổ thơ kết như sau:
Đất sinh sôi bất diệt những mầm xanh
Thành ngàn cây vững chãi giăng thành
Đứng hiên ngang giữa muôn trung giông bão
Che mát cho đời, sáng một chữ nhân.
Lê Hoàng Mạc
Tài liệu tham khảo:
– Video của Đài tiếng nói Việt nam
– Báo Công an nhân dân số 145
– 35 năm – một chặng đường
– Gia phả họ Hoàng
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ
- FOSBER TÔN VINH 50 PHỤ NỮ ẢNH HƯỞNG NHẤT VIỆT NAM
- HỌ CÙ GỐC MẠC HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- Cụ HOÀNG TRẦN TRỰC VÌ SỰ NGHIỆP CHUNG TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
- Gương sáng dòng họ Hoàng Giáp – Tiến sỹ Nguyễn Đặng Huân
- Mãi mãi ngợi ca “Sự nghiệp trồng người”
- Thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất (1739-1769)
- Phạm Nguyễn Du trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII
- Mạc Thiên Tứ – Người đặt tên cho mười cảnh đẹp ở Hà Tiên
- Dấu ấn tao đàn Chiêu Anh Các
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.