- Đang online: 1
- Hôm qua: 830
- Tuần nay: 16669
- Tổng truy cập: 3,412,347
VAI TRÒ VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC
- 303 lượt xem
VAI TRÒ VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC
Báo Đại đoàn kết, số ra ngày 16/7/2012 – Nguyễn Long
Nhà Mạc tồn tại 65 năm (1527-1592) – Đó là một khoảng thời gian không dài trong lịch sử Việt Nam (nếu tính cả thời gian tồn tại ở Cao Bằng cộng lại là 159 năm) nhưng những cống hiến của nhà Mạc vào lịch sử dân tộc không phải nhỏ… Tuy nhiên, vai trò của nhà Mạc trong lịch sử dân tộc mới chỉ được nhìn nhận trong thời gian gần đây.
Trong suốt 65 năm trị vì đất nước (1527-1592) nhà Mạc đã trải qua 5 đời vua đó là: Mạc Đăng Dung; Mạc Đăng Doanh; Mạc Phúc Hải; Mạc Phúc Nguyên; Mạc Mậu Hợp. Trong các bộ chính sử thời phong kiến của nước ta như “Đại Việt sử ký toàn thư” thời Lê – Trịnh và “Việt sử thông giám cương mục” thời Nguyễn, cũng như quan niệm của các sử gia đương thời trước thập kỷ 70 của thế kỷ 20 thường coi triều Mạc là ngụy triều, nghịch thần. Nhưng từ những năm 1980 trở lại đây, giới sử học nước nhà đã có những cái nhìn cởi mở hơn, đánh giá đúng hơn về triều Mạc. Đa phần các nhà nghiên cứu đều cho rằng, việc nhà Mạc thay nhà Lê là một tất yếu trong lịch sử Việt Nam.
Từ năm 1985 đến nay đã có nhiều Hội nghị khoa học nghiên cứu, khẳng định những đóng góp, những tiến bộ của nhà Mạc, đặc biệt thân phận của những người thợ thủ công, những thương nhân được ghi nhận và có địa vị tương xứng hơn trong xã hội. Nhiều tư liệu mới về nhà Mạc qua bia ký, kết quả khai quật, thám sát khảo cổ học đã được công bố. Nghiên cứu về nhà Mạc được đẩy mạnh trong giai đoạn nhà Mạc còn trị vì ở Thăng Long… Trong các Hội thảo khoa học về Hoàng Thành Thăng Long, từ khi phát lộ Hoàng Thành Thăng Long năm 2002 đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến những đóng góp của nhà Mạc với kinh đô Thăng Long. Nhiều dấu ấn của nhà Mạc đối với Thăng Long được nghiên cứu và đang được công bố dưới dạng tư liệu nghiên cứu và di vật trong hệ thống trưng bày về di vật thời Mạc, để khẳng định các tầng văn hóa từ Đại La – Lý – Trần – Lê Sơ – Mạc – Lê – Trịnh – Nguyễn, trong gần 13 thế kỷ phát triển liên tục của Thăng Long – Hà Nội… Nói về sự ổn định, no ấm của nhân dân dưới thời Mạc, sách Đại Việt sử ký toàn thư và Lê Quý Đôn đã ghi nhận: “Mạc có lệnh cấm các xứ trong, ngoài người ta không được cầm giáo mác và binh khí hoành hành ở đường sá, ai trái thì cho pháp ty bắt. Từ đó, những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng tiến hành kiểm điểm một lần. Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn”…
Theo tư liệu của họ Mạc ở Hải Phòng, huyện Nghi Dương (Kiến Thụy, Hải Phòng ngày nay) quê hương của Mạc Đăng Dung được chọn làm Dương Kinh – Kinh đô thứ 2 của Vương triều ch phủ Thuận An của trấn Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình của trấn Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dương Kinh. Trung tâm của Dương Kinh là Làng Cổ Trai (nay là xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy), đất phát tích của Nhà Mạc. Đương thời, nhà Mạc đã xây dựng ở đây một kinh đô bề thế với nhiều cung thất, lầu phủ, chùa chiền… Hiện nay, Dương Kinh còn một số di chỉ đáng chú ý: Một đoạn tường hình chữ nhật rộng chừng 3.000m (vật liệu xây thành gồm có gạch, đá khối lớn giống như những tảng đá ong thường thấy ở các thành thời Mạc khác); mảnh gốm hoa lan, đồ sành, đồ đá với những nét hoa văn mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 16…
Theo TS. Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa – Thành Cổ Hà Nội, thông qua những cuộc hội thảo về nhà Mạc thời gian qua, chúng ta sẽ có nhiều luận giải khoa học làm sáng rõ hơn, đánh giá công bằng hơn những đóng góp của nhà Mạc trên các phương diện: Văn hóa, đào tạo và sử dụng nhân tài, trong vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, công – thương nghiệp, trong quân sự và những đóng góp cụ thể của nhà Mạc trong việc xây dựng quốc đô Thăng Long – Hà Nội. Những lý giải thêm về chính sách ngoại giao, về nguồn gốc nhà Mạc, tình trạng di tích thời Mạc, đặc biệt, qua kết quả nghiên cứu thám sát ở trung tâm Dương Kinh và các vùng phụ cận, đã làm sáng rõ hơn về diện mạo Dương Kinh – kinh đô ven biển đầu tiên của Việt Nam và trên cơ sở đó, một số nhà nghiên cứu đã đề nghị cần tập trung nghiên cứu khu trung tâm Dương Kinh bằng cách tăng cường hợp tác liên ngành, đa ngành để làm sáng rõ về quy mô, về cấu trúc Dương Kinh.
So với các triều đại Lý (1009-1225), Trần (1225-1400) và Lê Sơ (1428-1527), triều Mạc tồn tại ngắn hơn (1527-1592), nhưng hơn nửa thế kỷ chính thức đóng đô ở Thăng Long, triều Mạc đã để lại dấu ấn khá đậm nét trong lịch sử Trung đại Việt Nam. TS. Nguyễn Doãn Tuân khẳng định: Chúng ta sẽ không thể hình dung được một Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến với nhiều giá trị lịch sử văn hóa truyền thống tốt đẹp như thế mà không nhắc đến vương triều Mạc đã tồn tại hơn 100 năm trong lịch sử quốc gia dân tộc, với những nổi nét về nhiều mặt trên đất Thăng Long – Hà Nội như thế mà giờ đây thành phố này đã được công nhận là Thành phố vì Hòa bình, được xưng tụng là thành phố di sản, thành phố nghìn năm. Vương triều Mạc là một thực thể trong lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam ./.
Ảnh: Di tích Thành nhà Mạc ở Lạng Sơn.
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH
Viết bình luận
Tin liên quan
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
-
HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
-
HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
-
HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁNH MẪU MẠC TRIỀU
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC