- Đang online: 2
- Hôm qua: 1234
- Tuần nay: 28883
- Tổng truy cập: 3,491,936
VÌ SAO LẠI GỌI LÀ “CHỮ NHO”? 574
- 1216 lượt xem
VÌ SAO LẠI GỌI LÀ “CHỮ NHO”?
Trước kia, cái thưở người Việt chưa có chữ quốc ngữ là kiểu chữ viết ghi âm bằng các chữ cái latin như bây giờ, những người có điều kiện học hành thường được học chữ Nho. Người dạy chữ Nho gọi là “cụ đồ Nho”, sách viết theo chữ Nho gọi là “sách Nho”. Thực ra, chữ Nho chính là chữ Hán của Trung Quốc. Thế thì tại sao người Việt lại gọi chữ Hán là chữ Nho? “Nho” ở đây chính là “Nho” trong “Nho giáo”, “Nho học”, “Nho sinh”, “Nho gia”,… của tiếng Hán. Cái nghĩa gốc xa xưa của chữ “nho” trong tiếng Hán vốn chỉ những người học hành, những người có học thức. Sách “Pháp ngôn” có câu: “Thông thiên địa nhân viết nho” (người thông tỏ mọi lẽ của trời, đất, người gọi là nho). Về sau, “nho” thường được dùng để chỉ các Nho gia. Từ khi nước ta giành được độc lập sau thời Bắc thuộc ngàn năm, Nho giáo đã được truyền bá vào nước ta và dần dần trở thành quốc giáo. Lẽ dĩ nhiên, Nho giáo muốn truyền vào được phải kèm theo các sách thánh hiền. Nhưng người Việt không gọi các chữ trong đó là chữ Hán như tên vốn có của nó mà lại gọi là chữ Nho, có lẽ hàm ý là chữ Nho học. Thứ chữ này được tồn tại và phát triển ở nước ta khá dài cho đến khi Việt Nam bị Pháp đô hộ và nền Nho học bị bãi bỏ.
VỀ TỪ “ĐẠO ĐỨC”
“Đạo đức”, theo tiếng Pháp là morale và theo tiếng Anh là morals, là một trong những hình thái ý thức của xã hội, là từ gọi chung cho những chuẩn tắc và qui phạm hành vi được sự thừa nhận của một cộng đồng xã hội nhất định cùng sức mạnh dư luận của cộng đồng ấy. “Đạo đức” là một từ gốc Hán, đó là một từ được xuất hiện trong tiếng Hán từ thời xa xưa. Khi nói “đạo đức”, các Nho gia muốn chỉ mối quan hệ giữa “đạo” và “đức”, “đạo” nghĩa là nhân cách, là bản thể của muôn vật, là cái qui luật phổ biến mà mọi sự vận động biến hóa của sự vật đều phải tuân theo; còn “đức” chỉ những chuẩn tắc hành vi và cơ sở để lập thân. Bởi các Nho gia lấy nhân nghĩa làm nội dung trọng yếu của đạo đức, cho nên họ nói gộp luôn cả nhân nghĩa với đạo đức. Trong các xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp khác nhau có những quan niệm về đạo đức khác nhau, dùng các chuẩn tắc về thiện và ác, về cái đẹp và cái xấu, về chính nghĩa và phi nghĩa, về công bằng và thiên vị, về chân thành và giả dối,… khác nhau để đánh giá mọi hành vi của con người và điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người. Con người sống có đạo đức là con người có được những phẩm chất tốt đẹp nhờ biết tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức của xã hội mà mình đang sống.
NGUYỄN TRUNG THUẦN
© Tác giả giữ bản quyền
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ HàNội ngày 24.11.2012.
. Đăng Tải Lại Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn Newvietart.com
Viết bình luận
Tin liên quan
-
HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
-
CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
-
THƯ CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ CÁC NHÀ GIÁO
-
Vì sao gần một nửa người Việt cùng mang họ Nguyễn
-
HỘI THỀ KHÔNG THAM NHŨNG TẠI HẢI PHÒNG – XUÂN KỶ HỢI 2019
-
Người Jing (Việt) Trên Đất Trung Hoa
-
HAI BÀI THƠ MẠC ĐƯỜNG CẢM TÁC
-
LỜI RĂN CỦA TĂNG QUỐC PHIÊN, TỨ ĐẠI DANH THẦN NHÀ THANH TQ
-
THÔNG BÁO HỘI NGHỊ THƯỜNG TRỰC MỞ RỘNG HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
-
Bà Thái Hương – Chủ tịch HĐQT tập đoàn TH: “Chúng ta hãy trân quý Bà mẹ thiên nhiên, Người sẽ cho mình tất thảy”
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC