- Đang online: 4
- Hôm qua: 458
- Tuần nay: 13309
- Tổng truy cập: 3,376,945
TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- 1541 lượt xem
TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020
Xin giới thiệu với Hội đồng Mạc tộc Việt Nam (HĐMT VN) và bạn đọc dự án “TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH” năm 2020.
Chỉ đạo biên soạn: Tỉnh ủy, HĐNN và UBND tỉnh Thái Bình.
Thẩm định nội dung: Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh TB và Hội đồng Khoa học Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu Lịch sử Văn hoá VN.
Thực hiện dự án: Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu Lịch sử Văn hóa Việt Nam (LSVH VN). Nộp lưu chiểu tháng 10 năm 2020.
Bộ sách Từ điển Thái Bình 2020 ra mắt bạn đọc vào tháng 10/2020 và có trên 30 mục từ viết về nhà Mạc và các Chi họ gốc Mạc tại Thái Bình cùng những Di tích, Sự kiện liên qua tới nhà Mạc và các Chi họ gốc Mạc tại đây.
Trên trang Mactoc.com Kỳ 1 và Kỳ 2, chúng tôi đã giới thiệu về Các Chi họ gốc Mạc tại Thái Bình gồm: Họ Lều Thái Công, Họ Phạm Đình Thái Hoà, Họ Vũ gốc Mạc Đông Xuân, Họ Vũ Như, Họ Vũ Tiến thôn Chàng, Sông Nhà Mạc, Tượng đá thời Mạc tại An Đồng, Chi họ Lê gốc Mạc làng Phúc Hạ, Họ Đỗ Quý gốc Mạc xã Đông Cường, Họ Ngô Đăng làng Nhẩy, Họ Nguyễn Công xã Đông Thọ, Họ Nguyễn Doãn xã Vũ Trung, Bát hương gốm, Chân đèn sứ, Tượng đồng và Nghê gốm thời Mạc tại Thái Bình.
Kỳ 3 này chúng tôi giới thiệu tiếp các mục từ còn lại của Từ điển năm 2020 viết về nhà Mạc và các Chi họ gốc Mạc tại Thái Bình cùng những Di tích, Sự kiện liên qua tới nhà Mạc và các Chi họ gốc Mạc tại đây.
- Mục 1914: HỌ NGUYỄN PHÚC – PHÚC NỘI gốc Mạc, Trang 586.
Năm 1592, nhà Mạc thất thủ Thăng Long, ba người em của vua Mạc Cảnh Toàn được ông ngoại là Vũ Văn Khuê đưa đi trốn đến vùng đất Thạch Thất, Hà Tây. Để bảo toàn nòi giống, sau đó cụ đã để Mạc Cảnh Huân ở lại Phú Ô, còn Mạc Cảnh Thuần và Ngọc Dung công chúa thì đưa về Sơn Nam hạ, dừng chân ở làng Phúc Nội, xã Vũ Phúc ngày nay và đổi thành họ Vũ theo họ ông ngoại.
Theo Phả thì sau đó các thành viên họ Vũ ở Phúc Hạ lại đổi thành họ Nguyễn, trong đó lấy chữ “Phúc” 福 từ tên của vua Mạc Phúc Nguyên làm đệm để làm dấu hiệu cho con cháu sau này. Bia đá cổ hiện thờ tại Từ đường đại tôn họ Nguyễn có ghi tên 7 cụ thuỷ tổ: Cụ cao cao tổ Nguyễn Quý công tự Phúc Tiến phủ quân. Cụ cao tổ Nguyễn Quý công tự Phúc Thiện. Cụ cao tổ Nguyễn Quý công tự Phúc Sơn. Cụ cao tổ Nguyễn Quý công tự Phúc Lâm. Cụ cao tổ Nguyễn Quý công tự Phúc Trung. Cụ cao tổ Nguyễn Quý công tự Phúc Quảng. Cụ cao tổ Nguyễn Quý công tự Phúc Tài.
Sau đó có một cụ di xuống vùng đất xã Vũ Việt làm con nuôi cụ Đỗ Công Hiển. Từ đây nhánh này mang họ Đỗ, trong đó có một nhành tách đi công giáo. Riêng nhành trưởng của nhánh thứ ba về đất Khá Cảnh ở, nay là xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình và vẫn mang họ Nguyễn.
Họ Nguyễn Phúc – Phúc Nội hiện có 389 hộ với 1.251 khẩu. Thời phong kiến họ có: 01 Tri huyện, 01 Chánh tổng và 17 Lý trưởng, phó Lý. Họ có nhiều công lao đối với Tổ Quốc. Số liệt sỹ trong họ: 08; Bà mẹ VNAH: 02. Trong họ có 35 Đảng viên, nhiều người tham gia quân đội, trong đó Cấp uý: 10, Cấp tá: 6, trong số 6 vị cấp tá có 2 vị được phong hàm Đại tá. Trong họ cũng có 1 người được phong sắc Cha đạo.
- Mục 1915: HỌ NGUYỄN QUANG Văn Lang gốc Mạc, Trang 586.
Họ Nguyễn Quang xã Văn Lang, Hưng Hà là dòng họ Văn hiến gốc Mạc. Theo phả họ Nguyễn Quang thì Tổ của họ này là cụ Quận công Mạc Vạn (Vạn quận công), Quận công Mạc Lập (Lập Quận công) và Đô úy Mạc Sơn Đông (Sơn Đông hầu). Cả ba vị trên là con trai của Đà Quốc công Thái phó Mạc Ngọc Liễn.
Đại Việt sử ký toàn thư tập III (Trang 185, 208) nói khá chi tiết về các cụ Mạc Ngọc Liễn, Vạn Quận công, Lập Quận công và Sơn Đông Hầu. Mộ phần của cụ Vạn Quận công, Lập Quận công hiện an táng tại thôn Thưởng Duyên, xã Văn Lang. Hai ngôi này là mộ Tổ của dòng họ Nguyễn Quang gốc Mạc xã Văn Lang, Hưng Hà.
Vâng theo chỉ dụ của vua Càn Thống (Mạc Kính Cung), con trai cụ Vạn Quận công là Mạc Chi Hưởng bí mật đổi sang họ Nguyễn Quang, về ngụ tại trang Thường Duyên, nay là thôn Thưởng Duyên, Văn Lang, Hưng Hà, Thái Bình để trông nom mộ phần Nhị Tổ là Vạn Quận công và Lập Quận công, còn cụ Sơn Đông Hầu ở lại Cao Bằng phù tá vua. Như vậy, cụ Mạc Chi Hưởng là Tổ đầu tiên của họ Nguyễn Quang gốc Mạc xã Văn Lang. Cụ mất ngày 13 tháng 7 năm Ất Mùi 1655. Mộ cụ Mạc Chi Hưởng, tức Nguyễn Quang Hưởng táng tại cánh đồng Triều, xã Văn Lang, Hưng Hà, gần mộ cụ Lập Quận công.
- Mục 1933: HỌ PHẠM gốc Mạc làng Đắc Chúng, Trang 591.
Trong lần đi tảo mộ nhân ngày Thanh minh, các thành viên họ Phạm làng Đắc Chúng, xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương gặp các thành viên họ Vũ làng Lại Trì, xã Vũ Tây cũng đi nhận mộ. Điều thú vị là cả hai họ Vũ ở Lại Trì, Vũ Tây và họ Phạm ở Đắc Chúng, Kiến Xương đều nhận một ngôi mộ là mộ Tổ của dòng họ mình. Sau đó hai họ mới biết mình là cùng một họ gốc. Từ đó, họ Phạm làng Đắc Chúng đã về cúng giỗ tại Từ đường họ Vũ làng Lại Trì ở Vũ Tây. Tại đây, cụ Trưởng tộc họ Vũ ở Lại Trì, Vũ Tây tên là Vũ Khai đã cho mọi người xem bản Phả cổ, trong đó ghi “Con cháu họ Vũ tại Vũ Tây và con cháu họ Phạm ở Đắc Chúng đều là họ gốc Mạc”.
Ngược dòng lịch sử: Sau khi nhà Mạc thất thủ Thăng Long vào năm 1592, con cháu nhà Mạc phải ly tán khắp nơi, thay họ đổi tên, trong đó có họ Vũ ở Vũ Tây. Theo Phả xưa thì ban đầu cụ Vũ Ban là người họ Vũ gốc Mạc đã về đất Vũ Tây sinh sống. Trong số các con của cụ Vũ Ban, có người đã về đất Đắc Chúng sinh sống và làm con nuôi cụ Phạm Thiện nên người đó đã đổi thành họ Phạm để mang ơn người nuôi dưỡng mình. Phả xưa cho biết, chữ Hán có tất cả 5 chữ Phạm, nhưng chỉ có một chữ Phạm có bộ Thảo đầu và họ Phạm Đắc Chúng đã sử dụng chữ Phạm đó. Như vậy, hậu duệ của những người họ Phạm Đắc Chúng có tới 2 lần là từ họ Mạc mà ra, lần đầu là con cháu của cụ Vũ Ban gốc Mạc, lần thứ hai là con cháu của con nuôi cụ Phạm Thiện. Từ đường họ Phạm làng Đắc Chúng, xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương được xây lại mới từ năm 2004, còn mộ tổ họ Phạm gốc Mạc ở làng Đắc Chúng đã được xây lại từ năm 1998.
- Mục 1949: HỌ THÁI VĂN gốc MẠC, TIỀN HẢI, Trang 598.
Bản phả chữ Hán họ Thái Văn, gốc Mạc tại Tiền Hải viết: Sau khi nhà Mạc thất thủ Thăng Long vào năm 1592, nhà Trịnh Lê đã tìm mọi cách trả thù những người mang dòng họ Mạc và cả những ai từng làm quan nhà Mạc. Để tránh nguy cơ bị tuyệt diệt, nhà Mạc chủ trương thay họ đổi tên “Mai danh ẩn tích” mưu lập kế lâu dài.
Cụ Mạc Đăng Bình (là tổ họ Thái Văn, Tiền Hải) lánh nạn vào đất Diễn Châu, Nghệ An rồi đổi từ họ Mạc sang họ Thái. Theo quy ước chung, dù đổi sang bất kỳ họ nào thì vẫn phải giữ nguyên tắc“Khử túc bất khử thủ”, tức là giữ lại “bộ Thảo đầu” của chữ Mạc. Khi đổi sang họ Thái, cụ Mạc Đăng Bình đã chọn chữ Thái có bộ Thảo đầu trong số 7 chữ Thái khác nhau để làm họ mình. Sau đó 4 người con của cụ chuyển tới cư trú tại Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn. Cụ Thái Văn Vinh sau khi tới Nam Đàn đã đưa cả nhà ra làng An Khang, thuộc tổng Tân Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định sinh sống, vùng đất này ngày nay là xã Tây An, Tiền Hải, Thái Bình.
Nghe theo lời quan doanh điền Nguyễn Công Trứ lấn biển lập huyện, một cụ ra lập nghiệp ở xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải, một cụ ra lập nghiệp ở xã Tây An, một cụ đến cư trú tại xã An Bồi, huyện Kiến Xương. Tính đến năm 2019, họ Thái Văn, Tiền Hải đã phát triển thành 12 chi phái. Năm 2019, theo thống kê họ Thái Văn, Tiền Hải có 472 nhân khẩu, gồm 225 nữ, 247 nam. Cụ Thái Văn Biền là lão thành Cách mạng.
- Mục từ 1785: HẬU TRUNG – HẬU TÁI, Trang 549.
Đình làng Thần Hậu, nay thuộc xã Bạch Đằng, huyện Đông Hưng, Thái Bình. Xã Bạch Đằng ngày nay gồm thôn Hậu Thượng và Hậu Trung 1, Hậu Trung 2. Mục Hậu Trung, từ điển viết: Thời Mạc, các tướng lĩnh nhà Mạc là Uy Quốc công, Dũng Quốc công, Nghĩa Quốc công lấy đất Thần Hậu làm căn cứ.
Năm 1592 nhà Mạc thất thủ Thăng Long nhưng một số vùng đất khác ở Trấn Sơn Nam vẫn còn nằm trong sự kiểm soát của nhà Mạc, trong đó có vùng Hưng Hà, Quỳnh Côi và Thần Hậu thuộc đất Thái Bình ngày nay. Đầu năm 1593, Tiết chế Trịnh Tùng sai Thái uý Đoan Quôc công Nguyễn Hoàng kéo quân ra đánh quân Mạc tại Thần Hậu. Trận chiến kéo dài nhiều ngày, sau đó Đoan Quôc công chiếm được thành. Nguyễn Hoàng ra lệnh giết hết tất cả những người ở Thần Hậu vì người dân nơi này đã ủng hộ nhà Mạc, trừ những người đi làm ăn xa. Vài năm sau những người ấy trở về tái lập lại làng, lấy tên là làng Thần Hậu tái lập, lâu dần gọi tắt là Hậu Tái.
- Mục từ 1793: HỆ, Trang 550.
Đền Ninh Cù tại làng Hệ, xã Thuỵ Ninh, Thái Thuỵ thờ Ngô Đồng Đại vương và bà A Đại Đồng, toạ lạc bên bờ đê sông Hoá. Thần phả ghi: Lý Thường Kiệt vâng mệnh vua Lý Nhân tông đem quân chinh phạt Chiêm Thành đã ghé vào yết kiến bản đền, được Ngô Đồng và A Đại Đồng – Phúc thần đời Hùng vương hiển hoá âm phù. Thời Lê đền Ninh Cù xã Thuỵ Ninh phối thờ Lê Cương Xuyên, Tiến sỹ thời Mạc có công tu bổ văn từ và bản đền. Tiến sỹ thời Mạc là Lê Cương Xuyên được phong làm Phúc thần. Đền được xếp hạng DTLS cấp Quốc gia năm 1990.
- Mục 1895: TƯỢNG QUAN NGHÈ THỜI MẠC, Trang 579.
Nhà thờ họ Ngô Đăng làng Nhẩy, Quỳnh Phụ một dòng họ gốc Mạc ở Thái Bình có thờ 2 bức tượng cổ chế tác bằng gỗ quý, trong đó bức tượng cụ Thuỷ tổ họ Ngô Đăng là quan Nghè, mặc áo quan thêu chim hạc, đầu đội mũ khoa bảng, chân đi hài, bàn tay trái úp trên gối, lòng bàn tay phải nâng một kỷ vật giống viên đá ngọc bích hình trái đào có đính các vòng khuyên móc bằng kim loại quý do vua ban tặng. Theo phả gốc của họ Ngô Đăng “Tắc tộ thị Hoàng tiên hữu tắc, thành Ngô gia chi súy tổ rã”, tức Tổ tiên họ Ngô Đăng là dòng dõi Hoàng tộc, dòng dõi vua (thị Hoàng tiên) đã đổi thành họ Ngô. Cụ Thuỷ tổ Ngô công, tự Phúc Sỹ, mất 21/10, mộ táng tại Đào
- CÁC MỤC TỪ KHÁC:
Từ điển Thái Bình 2020 cũng viết chi tiết về các Bà Mẹ VNAH, Anh hùng các thời kỳ của Chi họ gốc Mạc Thái Bình như Đỗ Quý Lệ: Anh hùng LLVT thời chống Pháp (mục 1278); Vũ Tiến Đề: Anh hùng LLVT thời chống Mỹ (mục 5485); Lều Vũ Điều: Anh hùng thời kỳ đổi mới (mục 2638) hoặc các vị như Bùi Tất Năng, Tiến sỹ thời Mạc (mục 421), Lê Cương Xuyên: Tiến sỹ thời Mạc (mục 2571), Bùi Đăng Chí, Đại biểu Quôc hội khoá 1 (Họ Bùi gốc Mạc, mục 391); Đinh Khắc Thuân: GS Tiến sỹ, Viện Hàn lâm KHXH VN (mục 1193), Vũ Đình Cự, Phó Chủ tịch Quốc hội (Họ Vũ Tiến gốc Mạc, mục 5421); Nguyễn Tường Lân, Thứ trưởng Bộ GTVT (Họ Nguyễn gốc Mạc, mục 3371), Thái Khắc Toại,Nhà văn (Họ Thái Văn, Tiền Hải, mục 2579) v.v…
Ảnh Bức tượng cổ (trên) tại Nhà thờ họ Ngô Đăng: Mũ, áo, hài đều rất giống với trang phục trong bức ảnh (dưới) xưa của một người nước ngoài “Các tân khoa nhận mũ áo vua ban”.
Vũ Tiến Thắng, Mạc tộc Thái Bình,
ĐT: 0386324703.
BBT mactoc.com
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- CAO BẰNG: DI TÍCH CHỐT ĐÓNG QUÂN THỜI NHÀ MẠC TẠI XÃ LÝ QUỐC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.