- Đang online: 1
- Hôm qua: 1220
- Tuần nay: 22276
- Tổng truy cập: 3,371,559
THÔNG BÁO RỘNG THƯ TRẢ LỜI CHI HỌ HOÀNG THẾ
- 177 lượt xem
Phan Đăng Nhật: Chi họ Hoàng Thế , Mê Linh có hỏi tôi ý kiến về việc bổ sung tư liệu để khẳng định thêm về cội nguồn. Có lẽ một số chi họ cũng có nhu cầu như trên .Vì vậy, tôi thông báo rộng thư trả lời chi họ Hòang Thế để bà con, cô bác tham khảo.
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2013 |
|
KÍNH GỬI HỘI ĐỒNG GIA TỘC CÙNG BÀ CON CÔ BÁC HỌ HOÀNG THẾ
(YÊN NHÂN, MÊ LINH )
Kính gửi các cụ, các Bác, cô chú,
Một số chú bác chi họ Hoàng Thế thay mặt họ, một vài lần đã gặp hoặc gọi điện thoại hỏi tôi thêm về cội nguồn của họ Hoàng Thế. Các vị cũng đã có gửi thư cho tôi về việc trên. Nhận thấy đây là một nguyện vọng tha thiết của bà con cô bác, tôi có tìm hiểu và xin thưa như sau:
Vài dòng về xu hướng nghiên cứu lịch sử hiện đại[1]
Xin phép nói qua vài dòng về phương pháp nghiên cứu lịch sử hiện nay.
Trong thời kỳ đương đại, mọi khoa học đều biến chuyển mạnh mẽ, nhiều khi thay đổi hẳn quan điểm truyền thống. Khoa lịch sử cũng vậy. Xu hướng của sủ học hiện nay được gọi là tân sử học (new history) hay xã hội sử học (social history).
Tân sử học quan tâm đến toàn bộ xã hội chứ không chỉ có các triều đại, tập trung cả vào những con người bình thường trong xã hội, vào đám đông quần chúng . Để đáp ứng được những yêu cầu trên, về nguồn tư liệu, ngoài sử sách, bi ký (là phần quan trọng) còn phải chú ý đến tài liệu văn hóa dân gian, huyền thoại, phả ký, hồi ký, nguồn tài liệu từ ký ức tập thể, qua lời kể, được gọi là truyền khẩu sử học (oral history).
Như vậy, về tư liệu được sử dụng từ nhiều cội nguồn “đa nguyên”. Còn phương pháp thì sử dụng phương pháp liên ngành như xã hội học , nhân học, kinh tế học , tâm lý học, ngôn ngữ học, địa lý học, y học,… kể cả phương pháp định lượng có gốc từ khoa học tự nhiên.
Xu hướng nghiên cứu tân sử học nói trên được phổ biến rộng ở các nước Âu Mỹ, tiêu biểu là ở Pháp, ở Mỹ, Anh, Ý ,…
Xu hướng nghiên cứu tân sử học rất phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của họ Mạc. Như các Cụ các Bác đã biết, mấy trăm năm qua, họ ta đã phải trải qua loạn ly tan hợp, đau đớn tang thương. Sử chính thống Lê Trịnh thì “bôi xấu triều Mac” (GS Trần Quốc Vượng). Tài liệu sách vở khác bị đốt phá, nhiều trường hợp chính ta tự hủy để tránh liên lụy. Phần lớn còn lưu lại các lời truyền miệng, mà cũng truyền bí mật, hạn hẹp.
Hội thảo Vĩnh Phúc vừa qua thành công là một phần nhờ bước đầu vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Trường hợp họ Hoàng Mạc – Mê Linh
Theo tài liệu các bác bên đó cung cấp chúng tôi nhận thấy có các căn cứ để xác định họ ta là gốc Mạc như sau:
1. Về bà tổ mẫu, đệ tam phi của vua Mạc Mậu Hợp
– Từ xưa đến nay , họ Hoàng Thế vẫn chăm sóc trông coi ngôi mộ ở Nhuế Khúc, được biết là mộ của tổ Mẫu, giỗ ngày 22 tháng Giêng Âm lịch.
– Cách đây khoảng hơn một năm, anh Hoàng Thế Hợi đến cụ Dục ở Bạch Trữ nhờ viết câu đối. Cụ Dục có nói chuyện trước đó ( cách đây 4-5 năm) có một ông quê Nghệ An cũng đến đây , ông ta có mang theo một gia phả và một cái bia đá nhờ đọc và dịch. Cụ Dục cho biết, trong các tư liệu trên có ghi : tổ mẫu họ Hoàng Thế, làng Yên là vợ ba của Mạc Mậu Hợp. Bà sinh ra ba người con mà người đầu là vị hậu tổ của họ Hoàng Thế , Bà có mộ ở Nhuế Khúc và giỗ ngày 22-giêng Âm lịch, trùng khớp với ngày giỗ thường niên tổ mẫu họ Hoàng Thế, làng Yên, Mê Linh
Lúc bấy giờ cả cụ Dục và anh Hợi đều chưa biết Mạc Mậu Hơp là hoàng đế nhà Mạc
– Tuần lễ trước đây, anh Hợi trở lại cụ Dục để hỏi thêm một số chi tiết, được biết:
* Người Nghệ An nhờ cụ Dục dịch gia phả không nói tiếng Nghệ mà nói tiếng Bắc
* Khoảng 60 tuổi
* Bà tổ mẫu quê ở Từ Liêm
* Câu đối có các vế:
– Cao Bằng cổ thổ…..
– Hoan Châu tân địa…
Như vậy chi nhánh họ Mạc ở đây đã từng lên Cao Bằng sau đó vê Nghệ Tĩnh.
(Cuộc trao đổi này đã được ghi hình và bản thân tôi-PĐN-được tặng một bản)
2. Việc đi tìm người Nghệ có gia phả nói về tổ mẫu
Chúng tôi được biết ở Nghệ An, Nam Đàn có họ Hoàng Thế mà người chúng tôi quen biết là ông Hoàng Thế Liên, là thứ trưởng Bộ tư pháp và hiệu trưởng trường Đại học Luật. Để tìm người Nghệ giữ gia phả, tôi nhờ anh Phan Đăng Thuận về Nam Đàn . Anh có gặp các cụ họ Hoàng Thế nhưng không ai biết người có gia phả.
Theo như cụ Dục, người Nghệ này nói tiếng Bắc, chắc là ra Bắc đã lâu, không ở quê nữa. Vậy phải tìm người Nghệ -tiếng Bắc này ở Bắc. Tôi đã đề nghị anh Hợi viết tin đưa lên mạng Mactoc.com, kết quả thế nào, xin báo cáo sau.
3.Bức hoàng phi “Tiên tổ thị hoàng”
“Tiên tổ thị hoàng” có thể hiểu: tổ tiên là vua. Nước ta có mấy họ làm vua chính như: Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Nguyễn, Mạc,…. Nhà Mạc do hoàn cảnh đặc biệt phải dùng mệnh đề trên, như một quy ước kín để con cháu biết mình gốc Mạc. Một số chi họ Mạc trong nước đã dùng quy ước vừa nêu:
– Họ Phan Đăng ở xã Thái Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
– Họ Nguyễn Đăng ở xã Hương Ngãi, huyện Thạch Thất, Hà Nội
– Họ Phạm ở xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
– Họ Hoàng gốc Mạc ở Ninh Bình.
– Bây giờ lại thêm họ Hoàng Thế có bức đại tự “Tiên tổ thị hoàng”, ắt không ngoài quy luật trên.[2]
4. Chữ Hoàng có thảo đầu
Một quy ước để nhận họ là đổi Mạc (có thảo đầu) sang môt họ có thảo đầu khác như: Phạm, Hoàng, Phan, Thái, Phương,….
Tóm lại
Như đã trình bày ở trên, sử học nói chung coi trọng văn bản sử. Xu hướng nghiên cứu tân sử học vừa coi trọng văn tự vừa không coi nhẹ những nguồn tư liệu ngoài văn tự (oral history).
Trong trường hợp họ Mạc nói chung, mà cụ thể ở đây là họ Hoàng Thế, Mê Linh , chúng ta đã thu thập được không ít tài liệu thuộc nhiều nguồn. Với phương pháp nhận định, đánh giá các tư liệu đó một cách tổng thể , trong mối quan hệ bổ sung, hoàn chỉnh cho nhau, chúng tôi tin rằng họ Hoàng Thế vốn gốc là họ Mạc, cụ thể hơn là hậu duệ trực hệ của hoàng đế Mạc Mậu Hợp. Đây là nhận xét bước đầu. Các cô bác và chúng tôi cần tiếp tục nghiên cứu , sưu tầm bổ sung, đặc biệt là cố tìm cho được bản gia phả và văn bia mà cụ Dục đã đọc và dịch.
Đề xuất
1.Do nhận thức như trên, tôi trân trọng mời các cô bác Hoàng Thế tiếp tục yên tâm, phấn khởi tham gia sinh hoạt họ, tham gia các cuộc hội họp các sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng, thờ cúng các tiên đế và tiên tổ.
2. Nhân đây xin thông báo tóm tắt , sau đổi mới, họ Mạc được đánh giá lại, là môt vương triều có công lao với đất nước: “Rõ ràng là nhà Mạc có nhiều công lao đối với đất nước, một vương triều có tư tưởng có thể nói là hợp thời hơn, phóng khoáng hơn tư tưởng Nho giáo” (GS Phan Huy Lê); “Sự nghiệp dựng nước của nhà Mạc đã được sử sách ghi nhận. Hậu thế chúng ta cần trân trọng và phát huy” (GS Văn Tạo).
Vậy, được là hậu duệ của các Ngài Mạc tiên đế là một vinh hạnh.
3.Việc xác nhận họ hàng, ứng xử với tổ tiên vừa là khoa học vừa là niềm tin. Do đó cần tự giác , tự nguyện và tùy tâm. Mọi người tùy theo kinh lịch và trải nghiệm của cuộc đời, mà định hướng tình cảm và hành động của mình, không nên gò bó.
Mong được bà con cô bác trao đổi ý kiến, để vấn đề càng sáng tỏ hơn.
Kính chúc bà con được tổ tiên phù hộ độ trì, dồi dào sức khỏe , vạn sự như ý./.
|
TM Ban thường vụ HĐMT Việt Nam Chủ tịch
GS. TSKH. Phan Mạc Đăng Nhật
|
[1] Tư liệu của mục này lấy từ :
-Phan Đăng Nhật: Giáo dục lịch sử qua Văn hóa nghệ thuật dân gian, Tạp chí Xưa-Nay, số 72B, tháng 2 năm 2000, tr.10.
– Nhiều tác giả: Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới, NXB Thế giới, H, 2011
-Philippe Papin: Lịch sử Hà Nội, NXB Nhã Nam, NXB Mỹ thuật, H, 2010
[2] Để hiểu chính xác, sâu sắc, đầy đủ, cần tìm hiểu, thống kê các hoành phi, đại tự có nội dung trên trong toàn quốc và hơn nữa, cần tìm hiểu ở các nước châu Á, đồng văn chúng ta. Việc này hiện nay chưa thể làm được . Xin hẹn dịp sau.
-ndk-
Viết bình luận
Tin liên quan
- ĐIỀU LỆ SỐ 01/NQ-HĐMTVN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐMTVN
- NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-HĐMTVN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM KHÓA IV, NHIỆM KỲ 2024 – 2029
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM DIỄN RA THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
- HĐMT HẢI DƯƠNG DỰ LỄ KHÁNH THÀNH HỌ PHẠM GỐC MẠC KIM BẢNG, HÀ NAM
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG QUỸ KHUYẾN HỌC KHUYẾN TÀI MẠC ĐĨNH CHI CHO CÁC CHÁU CÓ THÀNH TÍCH TRONG HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.