- Đang online: 2
- Hôm qua: 599
- Tuần nay: 11207
- Tổng truy cập: 3,388,491
Thạch Động Tiên Sinh thi tập
- 388 lượt xem
Thạch Động Tiên Sinh thi tập – tác phẩm truyền đời của Phạm Nguyễn Du
Bùi Văn Chất
3. Một số bài thơ chữ Nôm
– Văn cúng Đền thờ Công chúa Liễu Hạnh(7)
Thưở trời đất chung anh dục tú/ Bóng tinh linh vãng cổ lai kim
Dập dìu xe ngựa áo xiêm/ Gần dâng lễ kính, xa đem tấc thành.
Nỡ trừ khóa hóa sinh trần thế/ Đã đầy nhà thụy khí hinh hương
Thần tiên trích giáng phi thường/ Lẽ đâu mắc mối mảnh gương trần phàm.
Dấu thiêng tự Nam Sơn Thanh Hóa(8)/ Dưới trời Nam đâu chẳng tôn sùng
Non non nước nước trùng trùng/ Hoa say vẻ thắm hương lồng mùi thơm.
Bao kẻ lánh, bao người nương náu/ Đội hương hoa ngải bóng kính tin
Sinh sơ đặt lạy dưới đền/ Dám đem câu chúc dâng lên chín tầng.
– Tỳ bà hành diễn Nôm
Tỳ bà hành là bài thơ dài 616 chữ của Bạch Cư Dị (772-846 ) viết về cuộc đời trôi nổi truân chuyên của một cô gái gảy đàn tỳ bà. Đây là một tác phẩm được các sĩ phu ta rất hâm mộ và nhiều vị diễn ra Quốc âm. Song trên văn đàn bấy nay chỉ mới nhắc tới những bản dịch của nhà Phan Huy, thời Nguyễn. Còn bản dịch thơ của Phạm tiên sinh trong Thạch Động thi tập chưa thấy công bố(9).
1. Bến Tầm Dương đêm thu tiễn khách/ Gió hiu hiu hoa lách lá phong
Chủ đưa thuyền khách ở sông/ Rượu cầm muốn uống mà không sóc đàn
5. Say chẳng buồn sầu toan tống biệt / Lặn đáy sông vẻ nguyệt lòa lòa
Sất đâu nghe tiếng tỳ bà/ Chủ quen mê khách chẳng ra bồi hồi
9. Khẽ tìm tiếng đàn ai xin hỏi/ Đẩy đàn đi muốn nói “quần trì”
Dời thuyên trôi xuồng “nhiêu đê”/ Rượu thêm “niết” chén lại bày tiệc vui
13. Đợi ngàn hỏi, muôn mười mới lại/ Ôm tỳ bà mặt cúi nửa che
Trục giây vài tiếng tạo nghề/ Chưa nên khúc điệu trước nghe có tình
17. Giây giây cất tiếng sinh sinh lựa/ Nỗi bình sinh như tỏ lòng oan
Mày chau tay phất phất đàn/ Khát trong tâm sự nói than không hờn
21. Lấy tay bắt đưa “tân” lại đổi/ Trước “Nghê thường” sau ý “Lục yêu”
Nghe mau mưa đổ rào rào/ Nghe khoan thổn thức như trao nỗi niềm
25. Lúc lặn lội nghe đàn xô xát/ Xua ngọc kia “mống khát” châu rơi
Véo von hoa hé oanh cười /Te te suối chảy nửa vời “hạ khan”
29. Nước trong buốt đàn day dắt tiếng/ Ngập ngừng buông tạm tắt tầng thiên
Trạnh quên ôm hận ngậm buồn/ Không đàn mà lại càng hơn khi đàn.
33. Bình bạc vỡ, nước khi lai láng/ Cưỡi ngựa phi tiếng sảng vang kêu
Khúc hành dường đã lựa điều/ Bốn giây
37. Đông thuyền tây phảng tiễu vô ngôn/ Duy kiến giang tâm thu nguyệt bạch
Chỉnh đốn y thường khởi liễm dung/ Gọn gàng xiêm áo “liễm dong” qua trình
41. Rằng tôi vốn kinh thành phận gái/ Đống “Hà mô” trú dưới lá đa
Học đàn nên tự mười ba/ Giáophường bậc nhất ấy là tên tôi
45. Khúc hành khiến Thiện tài phục bái / Mới thửa nên sánh bởi Thu Nương
Ngũ Lăng khát thưởng mấy chàng/ Ganh đua một khúc the vàng biết bao
49. Hốt lược bạc đánh chèo cho phá/ Quần the hồng sắc đỏ tua giây
Mừng vui từng mấy năm nay/ Xuân thu thong thả cửa đầy gió trăng
53. Kẻ tòng quân kẻ từng khuất núi/ Nét mặt quen đi lại hôm mai
Trước sau yên ngựa vanh rồi/ Can già lại gả cho người đi buôn
57. Nặng vì lợi đâu buồn non nước/ Mải mua trà tháng trước thẳng dong
Cửa không lại dựa thuyền không/ Quanh thuyền trăng lảng, dưới sông nước hàn
61. Đêm khuya sợ thiếu niên sực dậy/ Khóc chiêm bao lệ chảy châu chan
Ta nghe đàn đã thở than/ Lại nghe lời ấy phàn nàn từng khi
65. Cũng là kẻ “thiên nhai lưu lạc”/ Gặp nhau đây biết trước lọ là
Đế kinh năm ngoái từ ra/ Doanh đài chốn ấy, thành là Tầm Dương
69. Đất xó xỉnh không phường lẳng lặng/ Tiếng sóc đàn nghe vắng thâu năm
Bồn giang đất ngó bùn lầm/ Lau vàng trúc “khổ” cỏ xâm quanh nhà
73. Khoảng đêm tối ra nghe thảnh thót/ Cuốc kêu sầu, vượn hót thương sao
Sơn ca thôn địch không nao/ U ư điếu cốc khó điều nghe ra
77. Đêm nay tiếng tỳ bà nghe nói/ Như nhạc tiên tai mới nhạt khoan
Chớ từ vì một khúc đàn quen/ Vì nghe ta lại đặt nên bài hành
81. Cảm tạ nỗi nghe tình đứng mãi/ Ngồi vặn dây dây lại càng mau
Chẳng như tiếng trước dầu dầu/ Đầy ngồi nghe đợi rơi châu bạt chàm
85. Thê thê bất tự hướng tiền thanh /Mãn tòa trung văn giai yểm khấp
Tòa trung khấp hạ thùy tối đa/ Quan Giang Châu ướt đậm mùi áo xanh.
4. Ô hô ca
Vào những trang cuối Thạch Động tiên sinh thi tập, bản A.577, có hai bài, từ “Đoạn trường lục” chuyển sang: “Ô hô ca đề tiên thất đại dư” (bài số 437)
嗚呼歌題先室大轝
哭娘十六歸事書生 / 哭娘五年從夫在京
哭娘臨終言悲神清 / 哭娘辛勤不見我成
Phiên âm:
Khốc nương thập lục/ Quy sự thư sinh
Khốc nương ngũ niên/ Tòng phu tại kinh
Khốc nương lâm chung/ Ngôn bi thần tinh
Khốc nương tân cần/ Bất kiến ngã thành.
Dịch:
Khóc nàng mười sáu/ Về thờ thư sinh
Khóc nàng năm năm/ Theo chồng vào kinh
Khóc nàng lâm chung/ Thương tiếc chân tình
Khóc nàng vất vả/ Chẳng thấy ta thành
Và “Nhâm Thìn đề Tiên thất đại dư” (bài số 441):
壬辰題先室大轝
嗚呼人生兮鮮有不忘 / 嗚呼遠穹兮我寔誤娘
嗚呼玉人兮仙都翱翔 / 嗚呼夫妻兮萬世綱常
嗚呼不見兮獨悅*殘粧/ 嗚呼不見兮獨啟遺箱
嗚呼隻影兮獨對燈光 / 嗚呼此情兮想妾猶郎
Phiên âm:
Ô hô nhân sinh hề, tiên hữu bất vương (vong)
Ô hô viễn khung (hoạn) hề, ngã thực ngộ nương
Ô hô ngọc nhân hề, tiên đô cao tường
Ô hô phu thê hề, vạn thế cương thường
Ô hô bất kiến hề, độc duyệt tàn trang
Ô hô bất kiến hề, độc khải di tương
Ô hô chích ảnh hề, độc đối đăng quang
Ô hô thử tình hề, tưởng thiếp do lang.
Dịch:
Than ôi sinh ra (chừ), tươi mãi được chăng
Than ôi trời cao (chừ), ta đã hại nàng
Than ôi người đẹp (chừ), cõi tiên bay lượn
Than ôi chồng vợ (chừ), muôn thưở cương thường
Than ôi thấy đâu (chừ), ta giở áo nàng
Than ôi thấy đâu (chừ), riêng mở rương nàng
Than ôi bóng lẻ (chừ), chiếu ngọn đèn riêng
Than ôi tình ấy (chừ), thiếp cũng như chàng(10)
Chú thích:
(7) Tương truyền, Thánh mẫu Liễu Hạnh là một cô gái xinh đẹp, đã trải qua “tam sinh tam hóa”. Điển tích ghi trong Quảng Cung điền và Quảng cung linh từ phả ký, bà chính là con gái thứ hai, tên Quỳnh Hoa của Ngọc Hoàng, được giáng sinh vào nhà họ Phạm ngày 6/3/1434. Khi đó, bà được đặt tên là Phạm Thị Nga, có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, nhưng không chịu lấy chồng. Bà quyết tâm ở nhà phụng dưỡng cha mẹ, cứu giúp người nghèo, tu sửa đền chùa. Nhưng vào ngày 30 tháng 2 năm Quý Tỵ (1473) thời vua Lê Thánh Tông, thì bà về trời, thọ 40 tuổi. Mẫu Liễu Hạnh lần hai đầu thai, trở về cuộc sống trần thế ở thôn Vân Cát (Phụ Bản, Nam Định) khi trong hội bàn đào, tiên nữ đánh rơi, làm vỡ chén ngọc, bị Ngọc Hoàng “đầy” làm con gia đình Lê Thái Công, ở thôn An Thái. Đó là vào năm Thiêu Hựu, đời Hậu Lê (1557), khi phu nhân Lê Thái Công hạ sinh được một cô con gái, ông đặt tên là Giáng Tiên. Lớn lên, Giáng Tiên xinh đẹp thêm giỏi văn thơ, đánh đàn thổi sáo và soạn nhiều bài hát rất hay. Năm 18 tuổi thì kết duyên cùng Đào Lang, là con nuôi của một vị quan trí sĩ ở cùng làng. Tuy nhiên, ba năm sau, vào ngày mồng 3 tháng 3, Giáng Tiên đột ngột từ trần.
(8) Ngọc Hoàng thấy bà chưa hết hạn đi đày, lại bắt trở xuống thế gian. Lần thứ ba này, bà đầu thai là vị nữ thần, đi theo là hai ngọc nữ Quế Nương và Thị Nương. Theo lệnh thiên đình, ba tiên nữ đã hiện xuống giữa ban ngày ở vùng Phố Cát, tỉnh Thanh Hoá. Rồi sau đó, họ đã chu du khắp đất nước, làm phúc cho muôn dân… (theo Vietgle- Inter net).
(9) So với nguyên bản, trong khi sao chép, bản dịch này còn thiếu 6 câu. Để khỏi hụt hẫng, đối với những câu thiếu ấy, chúng tôi điền phần phiên âm chữ Hán trích từ nguyên văn và được thể hiện bằng hàng chữ nét đậm (BVC chú giải).
(10) So với bản Phan Văn Các đã dịch, thì bản A.577, tiếp sau câu “… vạn thế cương thường”, bản này còn thiếu 2 câu: “Ô hô bất kiến hề, độc ỷ không phòng / Ô hô bất kiến hề, độc ỷ cô sàng” và câu áp chót: “Ô hô bất kiến hề, độc đối đăng quang”, ở bản này là: “Ô hô chích ảnh hề…” .
(Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội & Nhân văn Nghệ An số 11, tháng 11 năm 2013)
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.