- Đang online: 1
- Hôm qua: 606
- Tuần nay: 11223
- Tổng truy cập: 3,388,498
SUY NGẪM VỀ BẢO TỒN DI SẢN LỊCH SỬ VĂN HÓA THÔN LONG ĐỘNG, XÃ NAM TÂN, NAM SÁCH, HẢI DƯƠNG
- 429 lượt xem
SUY NGẪM VỀ BẢO TỒN DI SẢN LỊCH SỬ VĂN HÓA
THÔN LONG ĐỘNG, XÃ NAM TÂN, NAM SÁCH, HẢI DƯƠNG
(Quân thể di tích lịch sử văn hóa quốc gia )
Thôn Long Động có lịch sử ra đời sớm nhất, đầu thế kỷ XI đời Lý đã có
những cư dân đến ở, anh em con cháu Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan đến dải đất bên bờ
sông Bình Hà (quãng sông Bến Bình ngày nay, thời cổ gọi là sông Bằng Hà), lập trang Ấp tại khu đống Lăng quan trạng bây giờ gọi là trang Sách (tên goi đầu tiên của thôn Long Động) thuộc xã Đống Cao (xã Hợp Tiến bây giờ); quá trình sinh sống và phát triển dân số, trang Sách đã thành làng Sách vào đời nhà Trần. Do điều kiện tự nhiên và những biến cố lịch sử, làng Sách đã chuyển dời từ khu vực đống Lăng về khu vườn Bến bây giờ.
Long Động-nơi phát tích dòng họ Mạc-nơi trạng nguyên Mạc Hiển Tích, Tiến Sĩ Mạc Kiến Quan làm đến quan Thượng thư đời Lý; nơi Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm đến quan Thượng thư ba đời vua nhà Trần (đi sứ Nguyên 2 lần, có tài ngoại giao, giúp cho đất nước yên bình trên 100 năm); nguồn cội của Tiên đế Mạc Đăng Dung và vương triều Mạc…Long Động là nơi hình thành quần thể tế lễ thờ cúng: Có Đền trên, đền dưới (thờ Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan, Mạc Đĩnh Chi); có Chùa dưới chùa trên (thờ Phật); có Văn chỉ dưới văn chỉ trên (nơi các sĩ tử thi làm quan và tế vinh quy bái tổ); Có Lăng quan trạng (nơi an nghỉ của trạng nguyên Mạc Hiển Tích, Tiến Sĩ Mạc Kiến Quan, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi); có trường dạy học của Mạc Đĩnh Chi (khi nghỉ hưu); có Điện Sùng Đức (Thái tổ Mạc Đăng Dung lập để tri ân liệt tổ liệt tông) và có nhà tưởng niệm nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Mạc Thị Bưởi (xây dựng năm 2000).
Trong lịch sử Đảng bộ huyện Nam Sách (1930-1975) ghi : “ Cũng tại thôn Trần Xá (xã Nam Hưng) đầu thế kỷ XVIII trước sự thối nát của tập đoàn phong kiến trong nước, anh em Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển đã lãnh đạo nhân dân trong vùng khởi nghĩa chống lại tập đoàn Lê-Trịnh”- tương truyền “vua Lê-chúa Trịnh” đã dùng vũ lực đập phá tượng, đập phá Đền Long Động.
Trong lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Nam Tân (1930-2000) ghi “cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (khoảng 1900-1913) nhân dân Nam Tân đã che chở đùm bọc và cùng sát cánh với bộ phận nghĩa binh của Hoàng Hoa Thám (lánh nạn về thôn Long Động) đã chiến đấu kiên cường với giặc Pháp nhiều ngày, ông Lãnh Sớ là người lãnh binh chỉ huy linh hoạt, mưu trí lúc ẩn, lúc hiện, dùng bù nhìn rơm để đánh lừa địch, nhưng thế giặc quá mạnh các ông đã hy sinh cả, dân làng cất một ngôi miếu thờ ngay nơi ông ngã xuống đến nay”.
Phát huy truyền thống anh hùng bất khuất của chị Mạc Thị Bưởi (hy sinh đầu năm 1951). Ngày 10/2/1952 tại thôn Đột Lĩnh, du kích xã Nam Tân đã phối hợp với đơn vị bộ đội chủ lực tổ chức chống càn của giặc Pháp, chúng được hỏa pháo từ Phả lại và hỏa pháo từ tầu thụy hỗ trợ, quân ta anh dũng chiến đấu tiêu diệt trên 300 tên địch, chúng phải rút lui. Ngày 22/1 âm lịch (1953) giặc Pháp-Ngụy lại tổng càn khu I Nam Sách hòng cất vó lực lượng của ta, chúng có xe tăng thiết giáp, thủy lục, pháo binh.. khi chúng càn vào xã Nam Tân, chúng dùng mìn phá đền chùa thôn Long Động, du kích đã chống trả quyết liệt, chị Tân Thị Min xã đội phó, anh Mạc Xuân Dần du kích (thôn Long Động) đã anh dũng hy sinh để bảo toàn lực lượng của ta.
Suốt chiều dài lịch sử, nhân dân thôn Long Động (đa số là hậu duệ họ Mạc) luôn luôn đấu tranh chống bọn thực dân phong kiến thối nát, bảo vệ quê hương đất nước.
Năm 1992 Nhà nước công nhận Đền Long Động là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nhà nước đã quy hoạch để bảo tồn quần thể di tích bao gồm nhiều hạng mục công trình tín ngưỡng, thờ cúng. Bước đầu mới khôi phục Lăng quan trạng (nơi an nghỉ của trạng nguyên Mạc Hiển Tích, Tiến sĩ Mạc Kiến Quan, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi). Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội nhà nước cho khôi phục khu tưởng niệm các vua Mạc ở Kiến Thụy, Hải Phòng và khôi phục lại Đền Long Động, Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương theo nguyên bản kiến trúc cổ.Hậu duệ họ Mạc gốc Mạc trong nước và ở nước ngoài vô cùng phấn khởi-triều Mạc được công minh lịch sử khôi phục như các triều đại khác trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đền Long Động là nơi thờ tiên tổ của họ Mạc-Ngày 10/2 âm lịch hằng năm (kỵ nhật Mạc Đĩnh Chi)con cháu họ Mạc, gốc Mạc cùng khách thập phương với niềm tự hào và tấm lòng kính yêu dâng hương cầu mong thủy tổ và viễn tổ phù hộ độ trì cho quốc thái dân an.
Tôi suy ngẫm, quần thể tế lễ, thờ cúng ở thôn Long Động : Đền trên đền dưới thờ Thủy tổ, viễn tổ họ Mạc, chùa trên chùa dưới thờ Phật, Lăng quan trạng (nơi an nghỉ của Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan, Mạc Đĩnh Chi), điện Sùng Đức-Thái tổ Mạc Đăng Dung lập để tri ân liệt tổ liệt tông, văn chỉ trên văn chỉ dưới-nơi tế vinh quy bái tổ của sĩ tử thi làm quan.vv… Đây là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, chứa đựng bản sắc dân tộc, có giá trị lịch sử quốc gia, có mối quan hệ với nhiều ngành nhiều cấp như : ngành bảo tồn bảo tàng, ngành văn hóa-thể thao-du lịch, đặc biệt là chính quyền các cấp và Hội đồng Mạc tộc Việt Nam …cùng hành xử để khu di tích lịch sử này khôi phục và bảo tồn đầy đủ các hạng mục công trình lịch sử-điểm hẹn chiêm ngưỡng của khách du lịch trong ngoài nước.
Mạc Xuân Kỷ-MTHD tại TP.Hồ Chí Minh-10/03/2014
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.