- Đang online: 2
- Hôm qua: 474
- Tuần nay: 13516
- Tổng truy cập: 3,377,054
SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC HÀ NỘI
- 2201 lượt xem
SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC HÀ NỘI
HOÀNG CAO QUÝ
(Cụ Hoàng Cao Quý nói chuyện với HĐMT Ninh Bình, 26/4/2011)
Nhân dịp lễ trọng dâng hương kỷ niêm 470 năm ngày Mạc Thái Tổ băng hà, tôi xin ghi lại vài nét về sự ra đời và hoạt động của Ban liên lạc Họ Mạc Hà Nội.
Việc hình thành nên Ban liên lạc là xuất phát từ nhu cầu của các dòng họ gốc Mạc. Như chúng ta đã biết từ năm 1926 đã có hậu duệ họ Mạc từ Cao ly tìm về Việt Nam “Vấn tổ tìm tông”mà Lê Khắc Hòe đã viết trên An Nam Tạp Chi (số 4 tháng 8/1926). Việc đó lại tái diễn vào năm 1965 mà Vũ Hiệp đã viết cho tạp chí Nghiên cứu lịch sử (số 2.1996). Còn trong nước thế hệ này qua thế hệ khác, năm này qua năm khác con cháu họ Mạc vẫn lặng lẽ diễn ra việc kiếm tìm dòng tôc, ở nơi này khác. Nổi rõ nhất từ những năm 1954 trở đi, mà đáng nhớ là các cố:Thạch Văn Đĩnh, Thạch Văn Vĩnh (ở Ninh Hiệp, Gia Lâm) Phạm Văn Sênh (ở Yên Dũng, Bắc Giang). Cố Bùi Trần Tiến, Bùi Trần Chuyên (ở Thường Tín, Hà Tây), Phan Đăng Tài, Hoàng Sĩ Nhã (ở Nghệ An), Cụ Hoàng Hỷ (ở Xuân Đài, Quảng Nam…
Sau nhiều năm tháng tìm họ hàng biết bao vui buồn khổ đau lắng đọng đã liên lạc chắp nối thường xuyên được với một số chi họ và cùng nhau hội tụ về Ninh Hiệp, Gia Lâm vào ngày giỗ tổ họ Thạch gốc Mạc trong các dịp 10 tháng giêng âm lịch đầu năm. Năm 1988 hơn 20 chi họ miền Bắc họp tại Ninh hiệp đề ra việc biên tập lại cuốn tộc phả cho toàn dòng họ lấy tên là Mạc thị thế phả hợp biên, có tổng hợp cả cuốn phả họ Mạc Nghệ An. Chi họ Thạch đảm đương việc biên soạn và ông Hoàng lê làm chủ biên. Kết quả năm 1988 cuốn Mạc thị thế phả hợp biên ra đời như một lời kêu gọi của họ tộc, hậu duệ họ Mạc rải rác các nơi về với cội nguồn.
Năm 1994 có các họ gốc Mạc ở Văn Yên- Yên Bái, Đồng Hỷ – Thái Nguyên, Lục Ngạn –Bắc Giang, Sơn Tây, Hà Tây, Đông Hưng và Vũ Thư-Thái Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trạch-Quảng Bình họp tại Ninh Hiệp đề xuất việc lập ra một ban liên lạc chung.
Đến ngày 22-8 âm lịch giỗ Mạc Thái Tổ ở Cổ Trai Xã Ngũ Đoan- Kiên Thụy các chi họ Mạc ở Đông triều-Quảng Ninh, Kiến Xương-Thái Bình, ở Xuân Trường-Nam Định, ở Thạch Hà-Hà Tĩnh, ở Tây Sơn-Bình Định,…lại nêu ra yêu cầu cần thiết có một ban liên lạc họ Mạc.
Điều đang nói nứa là ở Hải Phòng bắt đầu từ những năm 1980 trở lại đây đã có Hội Thảo khoa học nhân ngày kỷ niệm 400 trăm năm ngày mất của Nguyên Bính Khiêm-Trang nguyên thời Mạc- tổ chức vào năm 1985, tiếp đó là năm 1991 ở Thành Phố Hồ Chí Minh lại kỷ niệm 500 năm sinh danh nhân văn hóa Nguyên Bính Khiêm. Rồi Tháng 7-1994 UBND TP Hải Phòng đã phối hợp với Hội KHLS và Viện sử học Việt Nam tổ chứ Hội Thảo về Vương triều Mạc trên quê Hương Kiến Thụy.
Tất cả các sự kiện đó như một luồng gió mới thổi căng cánh buồm họ Mạc nên ngày 22-12-1994, đại diện các chi họ Mạc tại Hà Nội gồm 11 vị đã họp tại nhà D2 Nguyên Công Trứ nhận định:Trải qua 400 năm từ khi nhà Mạc rút khỏi Thăng Long thiên cư lên Cao Bằng và số đông phải mai danh ẩn tích, thay họ đổi tên để tránh bị diệt vong, thì con cháu, hậu duệ chưa lần tìm được họ tộc, cội nguồn nên thống nhất thành lập Ban liên lạc. Tất cả 11 thành viên đều tham gia vào ban liên lạc và cử cụ Bùi Trần Chuyên làm Trưởng ban liên lạc, Phó ban là Tiến sĩ Hoàng Lê.
Ban liên lạc họ Mạc ở Hà Nội tự xác định : các thành viên là những người cùng họ Mạc, gốc Mạc cùng huyết thống, tham gia hoàn toàn tự nguyện không làm đơn xin gia nhập, không có kỷ luật khai trừ mà cũng không phải là một nhà tuyệt đối theo lệnh gia trưởng. Vấn đề cốt lõi là xây dựng sự liên kết đoàn kết dòng họ. Do vậy thống nhất lấy tên gọi là Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội,.
Hơn nữa Thủ đô là nơi trung tâm văn hóa chính trị, xã hội và khoa học kỹ thuật của cả nước, phải là nơi tập trung các thông tin về dòng họ từ đó thông tin đi các nơi. Ban liên lạc Hà Nội đã đề ra 3 nội dung cụ thể:
- Trao đổi thông tin về dòng họ Mạc để liên hệ và cung cấp thông tin về dòng họ ta đến hậu duệ các họ Mạc các địa phương.
- Làm đầu mối liên hệ của họ Mạc với các họ khác và các tổ chức xã hội khác nhất là cơ quan nghiên cứu Hán Nôm và Sử học giúp các chi họ biên soạn tộc phả, chắp nối họ tộc.
- Giáo dục tuyên truyền về truyền thống dòng họ.
Năm 1995, ban liên lạc họ Mạc Hà Nội ra được cuốn “ Những chuyện kể về Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi” in 3.600 bản bán rộng rãi để giới thiệu về đức Viễn tổ Mạc Trạng nguyên. Cuốn sách được bán rộng rãi có cụ mua 100 cuốn tặng cho con cháu trong chi họ như cụ Phan Đăng Diêu, Hoàng Cao Quý. Các chi họ Thái Bình, Nghệ An tuyên truyền rộng rãi về dòng họ.
Tiếp đó các đầu sách về họ Mạc được phát hành như:
– Nhà Mạc và dòng họ Mạc ( Viện sử học xuất bản)
– Mỹ thuật thời Mạc (Hội mỹ thuật Việt Nam)
– Văn bia thời Mạc (Đinh Khắc Thuân-Viện Hán Nôm)…
Đến tháng 7 năm 1995 Ban liên lạc họp lần thứ 2 (bổ sung 9 thành viên thành 20 vị) và số chi họ từ 50 chi họ từ năm 50 chi lên 220 chi gấp 4 lần năm 1994.
Năm 2000 cụ Bùi Trần Chuyên mất, ông Hoàng Lê thay Trưởng Ban và ông Hoàng Cao Quý là phó ban thường trực.
Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội về tổ chức có vẻ lỏng lẻo song thực tế cũng đã làm được nhiều việc quan trọng. Thông tin chắp nối và xúc tiến việc thành lập Hội đồng gia tộc (hay tộc biểu) ở các chi họ, xây dựng “quy ước dòng họ”, xây dựng dòng họ văn hóa, thành lập Ban liên lạc họ Mạc ở từng tỉnh hoặc liên tỉnh, ban liên lạc họ Mạc Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, thành phố Hồ Chí Minh…(có địa phương lập xuống cấp huyện như ban liên lạc Đô-Thanh-Anh (Đô Lương, Thanh Chương, Anh Sơn).
2. Đã trao đổi kinh nghiệm biên soạn gia phả vào ngày 17/12/1995 ở trường Mạc Đĩnh Chi 66 Phó Đức Chính, Ba Đình, Hà Nội. Các họ Mạc ở Nghệ An họ Lều ở Hà Tây, họ Vũ ở Thái Bình, họ Thạch ở Hà Nội đã trao đổi nhiều kinh nghiệm đã làm. Sau hội nghị này nhiền chi họ đã hoàn thiện tộc phả và gửi cho ban liên lạc họ Mạc Hà Nội.
Từ đó Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội đã xuất bản “Hợp biên thế phả họ Mạc năm 2001 với 479 trang (tái bản năm 2007 với 640 trang). Những kết quả trên đã đóng góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần dòng họ.
3- Ban liên lạc họ Mạc đã khởi xướng đề nghị các chi họ trùng tu tôn tạo nhà thờ và lăng mộ: Bằng tiềm năng nội lực nhiều chi họ đã làm:Họ Mạc ở Cổ Trai, họ Hoa-Đăng Lâm, họ Mạc-Thủy Nguyên, họ Mạc ở Long Động, họ Trần ở Tá Xá, họ Bùi Trần – Quất Động, họ Lều- Nhị Khê, họ Chu-Phú Hữu, họ Nguyễn-Phủ ổ và Hướng Ngãi, họ Phương-Từ Liêm, họ Thạch-Ninh Hiệp, họ Lê-Phù Khê và Yên Phong, họ Phạm-Hoành Từ, họ Vũ Tiên-Vũ Thư,Bùi Đăng-Đông Hưng, họ Hoàng-Nông Cống,họ Phạm –Vinh,họ Lê Đăng- Nam Đàn, họ Hoàng Đăng-Đô Lương…trên 25 nơi, còn có nơi chưa biết. Việc làm này có ý nghĩa giáo dục trong dòng họ rất lớn, làm cho con cháu có ý thức “uống nước nhớ nguồn”, ra sức giữ gìn phát huy truyền thống của dọng họ.
4.-Cung cấp- trao đổi thông tin về dòng họ Mạc: Tham vọng thông tin đến các ban liên lạc các tỉnh, thành và được phổ biến rộng rãi đến hậu duệ các địa phương: đảm bảo thông tin 6 tháng một lân đều đặn; trên báo chí sách vở mới ra có vân đề gì liên quan đều được photocopy gửi cho nhau; đi điền dã các địa phương và tiếp xúc với bà con thân tộc họ Mạc. Điểm lại thường trực ban liên lạc đã đi được 22 tỉnh:Lạng Sơn,Cao Bằng,Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương,Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Nam, Quảng Ngãi,Bình ĐịnhThành Phố Hồ Chi Minh, Hà Tiên. Mặc dù không có ngân sách nhưng Ban liên lạc Họ Mạc Hà Nội mà chủ yếu là cố Bùi Trần Chuyên, ông Hoàng Lê, ông Hoàng Cao Quý vấn đi, khi thi dựa vào xe cơ quan, khi thì dựa vào các dòng họ ở các địa phương bao cho, khi thì tự bỏ tiền ra đi, thu hoạch thật lớn là chắp nối được các chi họ, truyền đạt được các thông tin chung và riêng của họ Mạc. Qua đó mà tính đến ngày 30-6-2000 Ban liên lạc Họ Mạc đã lập được danh sách họ Mạc cải thành 52 họ là Bế, Bùi, Cao, Thái, Cát, Chương, Chử, Chu, Diệp, Dương, Mạc, Đinh, Đoàn, Đào, Đỗ, Đồng, Đặng, Hà, Hứa, Hồ Đăng, Hoa (Khoa), Hán, Hoàng, Huỳnh, Khổng, Vũ, Khương, Lê Đăng, Lều, Liễu, Lưu, Ma, Mai, Màn, Mậu, Mông, Nông, Nguyễn, Quách, Phạm, Phan, Phùng, Phương, Tạ, Tô, Thái, Thẩm, Thạch, Trần Đăng, Trịnh, Trừ, Trương, Văn, Vũ, Vương… Sinh cơ lập ấp ở 26 tỉnh, thành phố (nay biết them ở Phú Thọ có chi họ Ma, họ Hoàng) xem phụ lục II, trang 588 Hợp Biên Thế Phả Họ Mạc.
5- Đóng góp vào sự giáo dục tuyên truyền và truyền thống giáo dục con cháu như: Ra Sách
– Năm 1995 ra cuốn những chuyện kể về Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chị ra 3600 cuốn.
Xin thông tin thêm một sự kiện: Sau khi xuất bản, Cố Bùi Trần Chuyên thay mặt Ban liên lạc Họ Mạc Hà Nội biên thư và gửi Cụ Phạm Văn Đồng, nguyên chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng. Ngày 28 tháng 2 năm 1996 Cụ Đồng đã có thư : “Thân ái gửi đồng chí Bùi Trần Chuyên.
Tôi đã nhận được bức thư và cuốn “Những chuyện về trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi” do đồng chí thay mặt ban liên lạc Mạc tộc Hà Nội gửi và tôi đã đọc cuốn sách. Tôi chân thành cảm ơn đồng chí về những tình cảm đẹp đẽ đối với tôi”.
Tôi thân ái chúc đồng chí khỏe mạnh và những điều tốt đẹp nhất, tiếp tục có tác phẩm mới và hay. Thân ái : Phạm Văn Đồng”.
Năm 1996 có 3 cuốn xuất bản là Vương triều Mạc, nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Văn bia thời Mạc. Họ ta có tiến sĩ Hoàng Lê tham gia đóng góp bài. Các ban liên lạc họ Mạc các địa phương và các chi họ nào cũng vận động nhau mua làm tài liệu tuyên truyền giáo dục.
Năm 2000 có cuốn Mạc Đăng Dung và Vương Triều Mạc.
Năm 2001 có cuốn Lịch sử triều Mạc.
Năm 2002 ra cuốn Gương sang dòng họ (tập 2 xuất bản năm 2004 và tập 3 xuất bản năm 2007), và ra cuốn Hợp Biên thế phả họ Mạc với 478 trang tại Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc (năm 2007 tái bản có nhiều ảnh tư liệu quý)
Ban liên lạc còn sưu tập được các cuốn sách in vào thời gian trước như Thuyết Mạccủa Đinh Gia Thuyết, Mộng Bá Vương của Đỗ Hùng xuất bản ở Hoa Kỳ năm 2000. Dõi tìm tông tích người xưa của Dạ Lan Nguyễn Đức Dụ xuất bản năm 1998.vv…
Gần 17 năm qua BLLHM Hà Nội hoạt động đã có một số thành tựu như trên đó là sự cố gắng của các thành viên trong ban liên lạc nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách cùng sự giúp đỡ của các BLLHM các địa phương cùng sự đồng tình ủng hộ của bà con thân tộc Mạc trong toàn quốc.
Cố Bùi Trần Chuyên trong tổng kết 5 năm hoạt động của BLLHM đã đúc rút kinh nghiệm. Điều quan trọng trong việc họ là phải có 4 yếu tố : “tâm, trí, lực, tài”
1.Tâm tức là chữ Hiếu chữ Đễ chữ Hòa chữ Kính; Hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ, Đễ với anh em họ hàng, Hòa với dưới, Kính với các bậc nhiều tuổi;
2.Trí có hiểu biết chung, biết vận dụng khả năng từng đối tượng, biết thuyết phục mọi người không áp đặt, gia trưởng, đoàn kết dòng họ;
3.Thể lực có sức khỏe tương đối để làm việc họ;
4.Tài không quá khó khăn trong cuộc sống : có mưu tài chính ít nhiều phù hợp khả năng, không gò ép, không coi việc đóng góp cho họ như việc bổ thuế đầu người hay đầu họ mà tùy tấm lòng mọi người.
Nhân dịp này tôi bày tỏ lòng tri ân đến tiên tổ họ Mạc, biết ơn sâu sắc đến các ban liên lạc các tỉnh thành đã động viên chúng tôi cống hiến trí tuệ, tài năng cho dòng họ. Xin được cúi mình tưởng niệm các thành viên trong ban đã quy tiên về cõi vĩnh hằng cùng Tiên tổ như các cụ : Bùi Trần Chuyên, Thạch Văn Vĩnh, Thái Duy Thẩm, Lều Thọ Vực, Thái Văn Thẩm, Hoàng Xuân Nam, Cát Huy Dương, Phan Đăng Diêu, Phạm Hữu Thoại, Hoàng Xuân Nguyên, Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Thúc Tuệ, Nguyễn Hữu Cầu, Vũ Tiến Liệu, Thái Hồng Lâm, Hoàng Công Hoán, Bùi Trần Trà, Lê Văn Thiện, Mạc Văn Minh. Và các cụ Mạc Văn Úc tức Nông Văn Quang (Cao Bằng), Phạm Văn Sênh (Bắc Giang), cụ Mạc Sơn tức Phan Đăng Dương (Thành phố Hồ Chí Minh), cụ Phan Văn Bao (Nam Định) bóng hình các vị vẫn hiển hiện trong mỗi chúng ta.
Thưa bà con dòng họ tông tộc đấy là huyết thống, dòng máu là giá trị văn hóa của một dòng họ. Đấy là tâm thức tâm linh hướng dẫn con cháu về lối sống đẹp, hợp sự tiến hóa của xã hội loài người và có giá trị vĩnh hằng tiếp nối ăn sâu vào từng con người, từng gia đình trải qua thế hệ này qua thê hệ khác.
Trách nhiệm của các thế hệ sau là phải nghiên cứu tìm và phát triển những giá trị vĩnh cửu từ lịch sử dòng họ làm định hướng. Từ giá trị văn hóa truyền thống của dòng họ mà mỗi người tự kỹ giải nghĩa đời mình, giải nghĩa gia đình mình mà ứng xử hợp lý trong cuộc sống rồi truyền cảm nhận thức cho muôn đời sau truyền thống tiếp nối : đời ông Kính lục Tổ-Tông, đời Bổ kính nghĩa, đời con kính mở mang. Như vậy là khách quan không mệnh lệnh, thô bạo, gia trưởng. Tùy trình độ khả năng và điều kiện cụ thể mà tái tạo cho đời sau đồng cảm với ông-cha-tổ tiên mà có bản lĩnh.
Tôi luôn mong cho con cháu họ Mạc ta luôn đoàn kết phát huy truyền thống tiên tổ, phát huy trí tuệ lòng nhân ái, các phẩm chất yêu nước thương dân, trung với Nước hiếu với dân góp phần làm rạng danh dòng họ xây dựng đất nước giàu đẹp văn minh.
Hà Nội ngày 20 tháng 08 Tân Mão
(17 – 09 – 2011)
Hoàng Cao Quý
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- DANH SÁCH HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM KHÓA II ( NHIỆM KỲ 2014 – 2020 )
- THÔNG BÁO SỐ 1 của HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM KHOÁ I
- HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG BỔ NHIỆM THƯ KÝ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP CLB DOANH NHÂN MẠC TỘC HP
- TIN THÀNH LẬP BAN LIÊN LẠC MẠC TỘC KHÁNH HÒA
- DANH SÁCH HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TP HỒ CHÍ MINH
- LỜI KÊU GỌI “PHỤC HỒI TÊN GỌI HỌ MẠC”
- Bổ nhiệm bổ sung Phó Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc tỉnh Hải Dương Nhiệm kỳ 2010-2015
- NGHỊ QUYẾT PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG MTHP LẦN THỨ NHẤT
- QUY ƯỚC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠC TỘC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.